Cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc hạ đường huyết khác nhau và nhiều người có tâm lý phối hợp chúng khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết vì chúng hoàn toàn có thể xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Các loại thuốc hạ đường huyết được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiểu về cách phối hợp thuốc hạ đường huyếtthì cần phải biết các loại thuốc hạ đường huyết được sử dụng phổ biến hiện nay:
Thuốc glucobay
Thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất glucose từ gan đồng thời tăng tính nhạy cảm của insulin ở ngoại vi. Chính vì thế, thuốc có tác dụng làm hạ glucose máu khoảng từ 2-4 mmol/l và giảm HbA1c khoảng 2%. Thuốc này không có tác dụng kích thích tụy bài tiết insulin vì thế khi sử dụng đơn độc thì nó không gây nên những biến chứng hạ đường huyết.
Loại thuốc này được chỉ định cho những người mắc bệnh Đái tháo đường týp 2 kèm theo đó là tình trạng thừa cân, béo phì kèm theo một số bệnh lý như tim mạch… Những người mắc bệnh suy tim nặng tuyệt đối không dùng thuốc này. Người mắc bệnh gan, thận, hôn mê do tiểu đường, phụ nữ có thai thì không được dùng thuốc.
![Cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_than_khi_phoi_hop_thuoc_ha_duong_huyet_1_4db882f0b2.jpg)
Thuốc Sulphonylureas
Thế hệ 1 của loại thuốc này hiện nay không còn được sử dụng nhiều do nó có độc tính với thận. Thế hệ hai của thuốc bao gồm: gliclazid, glipizid, glyburid, glymepirid, glibenclamid.
Thuốc có tác dụng kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Đồng thời, gliclazid có tác dụng phục hồi đỉnh tiết sớm của insulin chính vì thế mà nó gần giống như sự bài tiết insulin sinh lý nên thường ít gây hạ glucose máu lúc đói. Bên cạnh đó, ngoài tác dụng kích thích tuyến tụy bài tiết insulin thì nó còn tăng nhạy cảm của insulin ở mô ngoại vi chính vì thế mà ít gây nên tác dụng phụ cũng như không tăng cân trong quá trình sử dụng.
Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 tuy nhiên cần cẩn trọng trong khi sử dụng cho người già, người mắc bệnh sỏi thận cũng như rối loạn chức năng gan. Tuyệt đối không được dùng thuốc này với người bệnh có nhiễm toan ceton, tình trạng nhiễm trùng hay phẫu thuật, phụ nữ có thai.
Insulin
Một loại thuốc cũng được người huyết áp cao sử dụng thường xuyên chính là insulin. Loại thuốc này cũng được chỉ định ngay khi mới phát hiện ra bệnh tiểu đường tuýp 1. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì insulin được chỉ định khi khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy giảm sút đồng thời không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
![Cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_than_khi_phoi_hop_thuoc_ha_duong_huyet_2_0ef1df37f2.jpg)
Có 4 loại insulin chia thành 4 loại theo từng thời gian tác dụng của nó là:
- Insulin nhanh: insulin lispro, aspart, glusilin.
- Insulin tương đối nhanh: insulin regular.
- Insulin trung gian: insulin lent. Insulin này bắt đầu có tác dụng sau tiêm 2-4 giờ.
- Insulin tác dụng kéo dài: insulin glargin. Nó sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 1-4 giờ và kéo dài 24 giờ.
Cách dùng: Insulin có thể tiêm dưới da 1-4 lần/24h và hoàn toàn có thể kết hợp với nhóm thuốc hạ đường huyết khác. Liều khởi đầu sẽ là 0,1 UI/kg thể trọng/24 giờ. Nếu chưa đạt tới mục tiêu có thể tăng thêm liều thuốc.
Cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết
![Cẩn thận khi phối hợp thuốc hạ đường huyết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/can_than_khi_phoi_hop_thuoc_ha_duong_huyet_3_00e3aa03be.jpeg)
Hiện nay, có nhiều người tiến hành phối hợp thuốc hạ đường huyết trong quá trình hạ đường huyết. Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể phối hợp tiêm insulin với một số loại thuốc khác. Tuy nhiên, trong thực tế thì thuốc hạ đường huyết thường có những tác dụng phụ và chỉ định không sử dụng cho một số đối tượng nhất định. Nếu có tình sử dụng trong một thời gian sẽ gây nên những biến chứng không mong muốn.
Tốt nhất, khi phối hợp thuốc hạ đường huyết nên tham khảo ý kiến bác sỹ chứ không được tự ý dùng. Điều này đảm bảo cho sức khỏe cũng như tính mạng của bạn.
Hy vọng, những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về các loại thuốc thuốc hạ đường huyết đồng thời biết cách phối hợp thuốc hạ đường huyết như thế nào. Chúc bạn thành công!
Diệu Linh