Cảm nắng có nên xông hơi không? Những điều cần biết về xông hơi

Xông hơi là cách thực hiện để giúp mọi người xua tan đi cảm giác mệt mỏi của cơ thể. Thế nhưng, liệu rằng cảm nắng có nên xông hơi không? Để biết và rõ hơn về việc xông hơi mang lại những lợi ích tích cực gì cho cơ thể, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xông hơi là gì? 

Xông hơi là một phương pháp dân gian giúp bạn giải cảm và hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Thường thì cách làm này bạn sẽ dùng lá xông dùng để nấu lên và chùm kín người để xông hơi. Việc xông hơi sẽ giúp bạn ra nhiều mồ hôi, bài trừ độc tố ra ngoài, từ đó sẽ giúp giải cảm và tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn cho cơ thể. 

Cảm nắng có nên xông hơi không? Những điều cần biết về xông hơi 1 Xông hơi là một phương pháp dân gian giúp bạn giải cảm, cảm cúm, nhức đầu,...

Khi xông hơi cần sử dụng các loại lá phù hợp, tránh có tính chất gây độc hại cho cơ thể. Các loại lá xông thường được sử dụng như lá chanh, lá tía tô, lá sả, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, ngải cứu,… Tuy nhiên, không phải bệnh cảm nào cũng xông hơi được. Việc xông hơi còn áp dụng thích hợp với từng bệnh lý. Có một số trường hợp không nên xông hơi vì có thể gây ra những nguy hiểm cho cơ thể.

Cách thực hiện xông hơi như thế nào? 

Trước khi tìm hiểu cụ thể việc cảm nắng có nên xông hơi thì chúng ta nên biết cách xông hơi thực hiện như thế nào. Quy trình xông hơi sẽ diễn ra theo trình tự các bước sau:

  • Phòng xông cần đủ kín, người bệnh bỏ quần áo, ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên, tránh để hơi nước phả mạnh trực tiếp vào mặt. Các bạn nên đặt nồi nước trước mặt, trùm một chiếc chăn kín rồi từ từ mở hé vùng nồi cho hơi nước thoát ra ngoài, sau đó cho độ nóng vừa ở mức bạn có thể chịu đựng được. Bạn nên hít thở sâu bằng mũi để đưa tinh dầu vào sâu trong phế nang.
Cảm nắng có nên xông hơi không? Những điều cần biết về xông hơi 2 Tránh để hơi nước phả mạnh trực tiếp vào mặt khi xông hơi.
  • Thực hiện xông nên khoảng 10 - 15 phút, sau đó bạn mở chăn ra lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể gạt lấy một chén nước trong của nồi nước xông để uống. Pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37 - 38 độ rồi tắm trong phòng kín gió, sau đó lau khô cơ thể và mặc quần áo. Bệnh nhân già yếu có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh bị ngã. 
  • Sau khi xong, bạn có thể ăn một chén cháo giải cảm. Nấu cháo trắng múc ra chén, thêm hành, tỏi, tiêu, gia vị vừa ăn. Người bệnh nên ăn nóng để giúp mau phục hồi sức khỏe.

Cảm nắng có nên xông hơi không? 

Liệu rằng cảm nắng có nên xông hơi không? Theo các chuyên gia y tế cho biết, khi bị cảm nắng, chúng ta không nên xông hơi. Việc xông hơi không thích hợp cho những trường hợp bị cảm nắng. Khi bị cảm nắng có có thể người bệnh đang bị mất nước và cảm giác mệt mỏi. Nếu xông hơi thì sẽ khiến cơ thể càng mất nước nhiều hơn. 

Cảm nắng có nên xông hơi không? Những điều cần biết về xông hơi 3 Cảm nắng có nên xông hơi không? Xông hơi không thích hợp cho trường hợp bị cảm nắng.

Ngoài ra, một số trường hợp khác không nên thực hiện việc xông hơi khác như người bị cao huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu, mới ẩm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi không nên xông hơi, xông lá.

Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại không thoát được hơi nước dẫn đến tình trạng máu huyết không lưu thông. 

Trong khi xông hơi nếu có cảm giác khó thở, tức ngực, choáng váng, hay bủn rủn,… cần nhanh chóng ngưng, nếu có tình trạng sốc nặng cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu. Nếu người bệnh bị sốt cao, có hiện tượng co giật nhiễm khuẩn thì không nên tùy tiện xông hơi mà cần tới cơ sở y tế để được thăm khám cũng như được bác sĩ chuyên gia tư vấn cụ thể và có cách điều trị phù hợp. 

Cách chữa say nắng hiệu quả để phòng tránh cảm nắng

Qua chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề cảm nắng có nên xông hơi không. Chúng tôi cũng có những chia sẻ trên đây về cách chữa say nắng đơn giản để giúp các bạn khắc phục tình trạng này. 

  • Nên nhanh chóng đưa người bị say nắng vào chỗ mắt bóng trâm, giúp họ hạ thân nhiệt bằng cách cởi bớt quần áo, chườm lạnh vào những vùng dễ có thân nhiệt cao trên có thể như nách bẹn, lòng bàn tay, thái dương,… Cho người bị say nắng uống nước có thành phần điện giải hoặc có thể pha gói Oresol
  • Nếu người say nắng có những biểu hiện nặng như nôn ói, mất tỉnh táo thì cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh những nguy hiểm tới tính mạng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề cảm nắng có nên xông hơi không sẽ cho các bạn thêm những thông hữu ích. Nhằm giúp các bạn lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe đúng và phù hợp tránh những vấn đề nguy hiểm khi chưa có thông tin chính xác.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp



Chat with Zalo