Cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà từ tự nhiên nhanh khỏi
Trẻ nhỏ rất hay bị viêm phế quản, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa sang đông. Để trẻ nhanh khỏi bệnh, các bậc phụ huynh cần biết thêm các cách cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà bên cạnh điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Các nguyên liệu tự nhiên thường lành tính và ít tác dụng phụ đối với con người nên từ lâu được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh. Một số nguyên liệu đã được nghiên cứu và phát hiện ra công dụng điều trị viêm phế quản ở trẻ.
Mật ong và chanh: Mật ong và chanh từ lâu đã được kết hợp để làm dịu các triệu chứng ở cổ họng, giảm ho khan và đau họng. Cách đơn giản nhất là bạn pha chanh với mật ong vào nước ấm hoặc ngâm chanh mật ong để dùng mỗi ngày. Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng viêm phế quản ở trẻ em.
![Cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà từ tự nhiên nhanh khỏi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_viem_phe_quan_cho_be_tai_nha_tu_tu_nhien_nhanh_khoi_1_5c03ee5871.jpeg)
Cam thảo: Hoạt chất axit glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn giúp giảm ho, có tác dụng kháng viêm, giảm dị ứng.
Gừng: Những loại nguyên liệu sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em không thể thiếu gừng. Loại củ này có tác dụng tốt đối với các bệnh nhiễm trùng phế quản do đặc tính chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch hô hấp. Có thể thái lát gừng thành lát mỏng rồi cho vào nước sôi để gừng tiết ra tinh dầu, sau đó cho thêm mật ong vào rồi cho trẻ uống.
Tỏi: Tỏi là một loại nguyên liệu rất tốt cho các bệnh về mũi họng. Tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây viêm phế quản, điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản ở trẻ. Tốt nhất là dùng tỏi tươi, nếu bé không thích mùi tỏi, bạn có thể ngâm tỏi và mật ong cho đến khi hết mùi rồi pha với nước ấm cho bé uống.
Dứa (thơm): Enzyme bromelain trong dứa được chứng minh là có tác dụng tiêu viêm, loại bỏ đờm dễ dàng.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ đang bị viêm phế quản sẽ giúp làm loãng chất nhầy và đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi bị viêm phế quản, trẻ thường có triệu chứng sốt khiến cơ thể mất nhiều nước nên việc cho trẻ uống đủ nước là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp nên uống nhiều nước hơn.
![Cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà từ tự nhiên nhanh khỏi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_viem_phe_quan_cho_be_tai_nha_tu_tu_nhien_nhanh_khoi_2_f991d2bff6.jpeg)
Duy trì độ ẩm không khí trong nhà
Không khí khô hanh là tác nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em. Ba mẹ có thể cho trẻ xông hơi để hít hơi nước để làm loãng dịch nhầy ở đường hô hấp trên và giảm ho khò khè. Xông hơi cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi cạnh thau (chậu) nước nóng hoặc trong bồn tắm dưới sự giám sát của người lớn.
Đảm bảo khoảng cách giữa mặt trẻ và nước nóng tránh bỏng da, thực hiện điều này vài lần một tuần. Khi xông hơi ba mẹ có thể bỏ thêm ít tinh dầu như sả, khuynh diệp, bạch đàn vào nước để nâng cao hiệu quả xông hơi giúp dễ thở hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước để tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Đó cũng là cách hữu hiệu giúp trẻ không bị khó thở và ho khan về đêm.
Cho bé súc miệng với nước muối
Bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày khi bị viêm phế quản để loại bỏ chất nhầy. Súc miệng là cách giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Một nghiên cứu của Nhật Bản đã tiến hành một thí nghiệm với gần 400 tình nguyện viên khỏe mạnh súc miệng bằng nước lã hoặc nước muối cho kết quả việc súc miệng có thể làm giảm 36% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi bạn bị nhiễm trùng, súc miệng sẽ giúp giảm các triệu chứng đáng kể.
Bổ sung nhiều thực phẩm vitamin C
Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em hiệu quả là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Vitamin C giúp giảm sản xuất chất nhầy khi trẻ bị viêm phế quản. Ba mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, ổi, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, bưởi, đu đủ,...
Khi nào thì đưa trẻ bị viêm phế quản đến bệnh viện?
Sốt cao
Nếu trẻ bị viêm phế quản trẻ mà sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, lên cơn co giật. Lúc này, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời.
![Cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà từ tự nhiên nhanh khỏi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_viem_phe_quan_cho_be_tai_nha_tu_tu_nhien_nhanh_khoi_3_b8fee7b19f.jpeg)
Ho kéo dài, ngủ li bì
Ba mẹ cũng cần để ý nếu trẻ có dấu hiệu ho kéo dài không dứt, ho đỏ cả mặt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như trẻ ngủ li bì, không chịu chơi, trẻ bỏ bú hoặc chán ăn cũng cần được quan tâm và đưa đi khám ngay.
Khó thở, cơ thể tím tái
Đối với trẻ dưới 5 tuổi chưa nhận biết được tình trạng khó thở để cha mẹ hoặc người thân tự quan sát xem nhịp thở có bất thường hoặc thở nhanh hơn khi trẻ đứng yên hoặc ngủ. Nên đếm khoảng 2 - 3 lần để có kết quả chính xác nhất. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức độ thở nhanh của trẻ được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở 60 nhịp/phút.
- Trẻ 2 tháng đến 12 tháng: Nhịp thở ít nhất 50 lần/phút.
- Trẻ em từ 1 - 5 tuổi: Nhịp thở thông thường từ 40 lần/phút trở lên.
Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho các bậc phụ huynh về cách trị viêm phế quản cho bé tại nhà. Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé để đảm bảo điều trị kịp thời. Khi trẻ nhỏ bị viêm phế quản chắc chắn ba mẹ rất lo lắng. Nếu sử dụng các cách chữa viêm phế quản bằng phương pháp tự nhiên không làm giảm các triệu chứng. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp