Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm
Vậy cha mẹ cần làm gì để chăm sóc và điều trị đúng cách, giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm? Mọi thông tin sẽ được Hà An Pharmacy chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một hội chứng lâm sàng do viêm cấp khí quản và các phế quản lớn gây ra. Nguyên nhân viêm phế quản thường là các loại virus. Đây là một căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.
![Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_cham_soc_va_dieu_tri_hieu_qua_khi_tre_bi_viem_phe_quan_ho_nhieu_ve_dem_1_5d921f68bd.jpg)
Tình trạng viêm phế quản có thể xuất hiện đồng thời hoặc sau khi trẻ mắc phải một căn bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, ho gà, sởi... Do vậy, các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị rằng, các bậc phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cần thiết để bảo vệ con trẻ trước sự đe dọa từ những căn bệnh nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu cho biết trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những bệnh thường gặp nhất về đường hô hấp ở trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa. Các biểu hiện thường thấy ở bệnh này bao gồm:
- Trẻ có triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, có thể đi kèm với khò khè và khó thở.
- Xuất hiện tình trạng ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm hoặc sáng sớm.
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, kém ăn và đau ngực (ở trẻ lớn).
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều về đêm
Theo nhiều chuyên gia, việc trẻ em gặp phải tình trạng viêm phế quản có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu như:
Virus
Virus là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch của các em còn non nớt, chưa hoàn thiện triệt để, làm cho trẻ dễ bị tác động bởi nhiều loại virus khác nhau như Adenovirus, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp như RSV, Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi khuẩn S. pneumoniae, M. catarrhalis, H. influenzae, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma species.
Đặc biệt, sau khi trẻ đã mắc các bệnh liên quan đến tai - mũi - họng, những loại virus và vi khuẩn này càng trở nên mạnh mẽ và dễ dàng tấn công vào cơ thể trẻ.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng một hoặc nhiều xoang mũi bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Nó có thể gây ra cảm giác khó chịu trong cổ họng, đồng thời là nguyên nhân chính gây ra những cơn ho ở trẻ. Khi xoang bị viêm, lượng chất nhầy tiết ra tăng lên và đổ dồn xuống mặt sau cổ họng, gây kích thích và ngứa, dẫn đến tình trạng trẻ ho về đêm.
![Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_cham_soc_va_dieu_tri_hieu_qua_khi_tre_bi_viem_phe_quan_ho_nhieu_ve_dem_2_7f41e074b1.jpg)
Hen phế quản
Hen phế quản là căn bệnh mãn tính liên quan đến đường hô hấp, xuất hiện khi đường thở của trẻ bị viêm. Triệu chứng của hen suyễn thường bao gồm khó thở, thở khò khè, cảm giác nặng ngực... Cha mẹ có thể lưu ý đến những dấu hiệu đáng báo động dưới đây để sớm phát hiện tình trạng hen phế quản ở trẻ:
- Khó thích nghi với thời tiết lạnh.
- Cơn ho kéo dài, dai dẳng vào ban đêm.
- Trẻ dễ bị dị ứng, khó thở hay thở khò khè.
- Cảm thấy co thắt ở vùng ngực và thường xuyên hụt hơi khi vận động.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ em, trong đó có những dấu hiệu cần chú ý như:
- Cơn ho kéo dài trên 3 tuần và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Ho khan kèm theo sự xuất hiện của máu trong đờm.
- Khó thở và cảm giác sụt cân không phanh.
- Thường xuyên cảm thấy tức ngực.
Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường này, hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời. Việc phát hiện và điều trị ung thư phổi sớm có thể cứu sống và nâng cao cơ hội phục hồi cho bé.
Trào ngược acid dạ dày
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm có thể liên quan đến tình trạng trào ngược acid dạ dày. Khi bé nằm ngủ vào ban đêm, acid dạ dày khó tiêu và cảm giác ợ nóng trong thành dạ dày có thể trào ngược lên phổi, gây ra tình trạng ho và ho khan. Để cải thiện tình trạng này, mẹ chỉ cần giảm lượng thức ăn vào ban đêm và kê đầu cao hơn cho bé khi ngủ.
![Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_cham_soc_va_dieu_tri_hieu_qua_khi_tre_bi_viem_phe_quan_ho_nhieu_ve_dem_3_2c66e4d7ea.jpg)
Vấn đề tim mạch
Các vấn đề liên quan đến tim mạch cũng có thể gây ra những biểu hiện không khỏe mạnh ở trẻ nhỏ. Khi trẻ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở khi vận động, mất nước, ho khan hay ho khò khè vào ban đêm, điều này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh suy tim.
Biện pháp khắc phục trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm
Nhằm khắc phục tình trạng trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp chăm sóc đúng cách ngay từ khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh. Dưới đây là những cách để dứt điểm cơn ho của trẻ:
- Luôn giữ ấm cho trẻ bằng cách để trẻ uống nước ấm.
- Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Đối với trẻ bị sốt, cha mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân để làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Trong trường hợp nhiệt độ ≥ 38.5°C, cha mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bác sĩ có thể đề xuất cho trẻ uống thuốc làm loãng đờm như N-acetylcystein để giúp trẻ đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí dễ dàng hơn.
- Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản đều do virus gây ra, do đó việc sử dụng kháng sinh thường không có tác dụng cho việc điều trị và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ mới sử dụng kháng sinh cho bé.
![Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_cham_soc_va_dieu_tri_hieu_qua_khi_tre_bi_viem_phe_quan_ho_nhieu_ve_dem_4_e2b930e92b.jpg)
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản ho nhiều về đêm
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của con em mình. Bởi đây là phương án hiệu quả để bồi bổ và tiếp thêm các dưỡng chất cần thiết, giúp các em nhanh chóng phục hồi thể trạng nhanh nhất. Do đó, các bữa ăn của trẻ luôn phải đảm bảo các điều kiện như:
Nhóm thực phẩm tốt nên bổ sung:
- Tăng cường sử dụng các nguồn dinh dưỡng như tôm, cá, rau xanh và chất béo lành mạnh như cá hồi.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm Oresol bù điện giải (đối với trẻ bị sốt cao hoặc tiêu chảy).
Nhóm thực phẩm cần tránh:
- Hạn chế các loại thức ăn và thực phẩm có nhiều đường.
- Tránh sử dụng nước ngọt có gas vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh thực phẩm nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như tinh bột nguyên hạt.
Nguyên tắc chế biến và ăn uống:
- Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, đảm bảo khẩu phần mỗi bữa ăn không quá nhiều.
- Chế biến thực phẩm thành dạng nhừ, loãng như cháo, nước, bột để trẻ dễ tiêu hóa.
Tình trạng trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị đúng lúc. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của con, các bậc phụ huynh cần nhận biết rõ các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, nơi các bác sĩ có thể tiến hành khám và điều trị một cách toàn diện và tối ưu cho bé.