Cách bảo quản khế chua luôn mọng nước, không hư
Khế là loại quả quen thuộc với nhiều người bởi hình dáng đẹp mắt cùng nhiều công dụng. Có 2 loại khế phổ biến nhất là khế chua và khế ngọt, trong đó, khế chua được dùng nhiều hơn trong chữa bệnh và nấu ăn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản khế chua hiệu quả nhất.
Quả khế chua có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Trước khi khám phá cách bảo quản khế chua, bạn cũng nên tìm hiểu về công dụng của loại quả này đối với sức khỏe. Khế chua được trồng nhiều ở Việt Nam và có nguồn gốc lâu đời. Hình dáng quả khế chua đặc biệt ở chỗ có nhiều cạnh tạo thành hình ngôi sao, trông rất đẹp mắt và ấn tượng. Không chỉ là món ăn vặt tuổi thơ, khế chua đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Một trong những công dụng tuyệt vời khi nhắc đến khế chua, đó là khả năng đẩy mạnh tiêu hóa cho đường ruột khỏe mạnh. Công dụng này đến từ việc hàm lượng chất xơ có trong khế chua rất nhiều, có khả năng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón, hạn chế hấp thu chất béo vào máu.
Bên cạnh đó, chất xơ trong khế chua còn giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ngăn chặn những bệnh như nhiễm khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Giảm cân
Rất nhiều chị em phụ nữ tìm cách bảo quản khế chua lâu dài nhằm mục đích giảm cân và đạt được hiệu quả như mong muốn. Chất xơ trong khế chua hỗ trợ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời ngăn chất béo hấp thu vào cơ thể gây tích tụ mỡ thừa.
Khế chua còn là loại quả có chứa rất ít calo, thích hợp dùng để ăn vặt mà không sợ nạp quá nhiều đường vào cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Lượng đường trong khế chua rất thấp, kết hợp với hàm lượng khoáng chất kali cao giúp loại quả này luôn nằm trong danh sách những loại trái cây thích hợp với người bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
Giảm đau
Theo nghiên cứu cho thấy, ăn khế chua cung cấp nhiều magne có khả năng giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau nửa đầu, đau đầu, chuột rút bắp chân, đau khớp,... rất hiệu quả.
Kháng khuẩn, chống viêm
Theo Đông y, khế chua có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng khi bị thương và hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn, ngăn chặn các loại vi khuẩn như E.coli,... xâm nhập vào cơ thể.
Trị ho, tan đờm
Siro khế chua hay khế chua ngâm mật ong là những loại thuốc dân gian trị ho rất tốt. Công dụng này đến từ khả năng kháng khuẩn của khế chua, giảm lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó giảm ho, tiêu đờm.
Chữa nám, chàm da
Một số bệnh về da như nám, chàm cũng có thể sử dụng khế chua để dưỡng da, làm đẹp, chữa nám chàm hiệu quả. Tình trạng da có nhiều mụn, thâm, mụn trứng cá, sẹo mụn,... khế chua cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện nhanh chóng.
Cách bảo quản khế chua lâu ngày không sợ hỏng
Cũng giống như những loại trái cây, hoa quả khác, thời gian bảo quản khế chua không được lâu nếu để ở nhiệt độ phòng hoặc những nơi ẩm ướt. Vì vậy, nếu muốn tìm cách bảo quản khế chua được lâu nhất, bạn nên tham khảo những cách dưới đây.
Cách bảo quản khế chua trong tủ lạnh
Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ tạm thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp khế chua để được lâu hơn mà không bị dập, thâm. Nếu mua nhiều khế chua mà chưa biết cách bảo quản, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Khế chua mua về bạn để ráo nước hoàn toàn hoặc dùng khăn mềm, giấy ăn để lau khô, tránh để nước làm khế nhanh hỏng.
- Bọc từng quả khế bằng giấy ăn hoặc giấy báo và xếp vào ngăn đựng rau trong tủ lạnh.
- Với cách làm này, bạn có thể bảo quản khế chua trong 4 - 5 ngày mà không lo khế bị dập nát.
Cách bảo quản khế chua trong ngăn đá
Nếu bạn thường xuyên dùng khế chua để nấu ăn hoặc thêm vào những món nước để tăng hương vị thì cách bảo quản khế chua trong ngăn đông tủ lạnh rất thích hợp đấy. Cách làm này cũng giúp khế chua được tươi ngon lâu hơn, lên đến 1 - 2 tháng mà không sợ mất đi hương vị tự nhiên.
- Khế chua mua về bạn đem ngâm rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để ráo nước;
- Cắt bỏ phần đầu, đuôi và những cạnh của quả khế chua;
- Cắt khế thành từng lát độ mỏng vừa phải;
- Lần lượt xếp khế vào khay đựng, nên giữ khoảng cách giữa các lát khế để khi lấy ra dùng sẽ dễ hơn;
- Sau khi xếp lớp khế chua đầu tiên xong, bạn lót bên trên một lớp giấy nến và bắt đầu xếp lớp thứ 2, lần lượt đến khi hết khế;
- Đậy kín nắp hộp và để trong ngăn đông tủ lạnh từ 1 - 2 tiếng cho miếng khế đông lại;
- Lấy khế ra, cho tất cả vào hộp và đậy nắp kín bảo quản trong ngăn đá được 1 - 2 tháng mà không lo hỏng.
Trường hợp nào không nên ăn khế chua?
Mặc dù khế chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp với loại quả này. Trên thực tế, khế chua có hàm lượng axit cao, chất chua nhiều nên với một vài trường hợp cụ thể, tốt nhất không nên ăn nhiều.
- Những người bị tiểu đường nên tránh ăn khế ngọt, khế chua có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều cùng lúc.
- Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa nên tránh ăn khế chua, tốt nhất nên ăn khế ngọt với lượng thích hợp.
- Không nên ăn khế chua khi đói dễ gây cồn cào, đau bụng.
- Khi đang sử dụng thuốc tây để chữa bệnh thì không nên ăn khế chua, nếu muốn ăn, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng với bài viết và những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn đọc về cách bảo quản khế chua tươi lâu không bị mất vị. Ngay cả khi không bị bệnh về dạ dày bạn vẫn nên dùng một lượng khế chua vừa đủ vì hàm lượng axit trong loại quả này rất cao, ăn nhiều không tốt cho dạ dày.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp