Các trường hợp chấn thương răng và cách xử lý
Có rất nhiều các trường hợp chấn thương răng khác nhau. Chấn thương có thể bất ngờ xảy ra trong khi sinh hoạt, trong lao động hoặc khi tham gia giao thông. Vậy, phải xử lý ra sao khi gặp chấn thương răng? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết những gì nên làm khi gặp phải chấn thương răng.
Các trường hợp chấn thương răng thường gặp
Mẻ răng, sứt răng, vỡ răng
Bị mẻ răng, sứt, thậm chí là vỡ răng là tình trạng khá thường gặp. Nguyên nhân phổ biến là do những va chạm mạnh hoặc gặp chấn thương ở vùng răng hàm mặt. Có thể dễ dàng phát hiện ra những chấn thương này ở vùng răng dễ quan sát, tuy nhiên, cũng có những người bị mẻ răng sâu bên trong, cần đi thăm khám mới phát hiện. Thông thường các chấn thương này không gây đau nhức nhưng rất dễ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Mất răng
Mất răng là tình trạng cần được xử lý khẩn cấp. Răng rơi ra khỏi ổ răng ở người trưởng thành nếu không sơ cứu cẩn thận sẽ làm cho răng bị mất vĩnh viễn và cần thay vào răng giả. Khi bị mất răng, người bệnh hãy đến các cơ sở nha khoa, y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Người bệnh cũng có thể tìm lại chiếc răng đã bị rơi ra và cắm răng ngay lại vào phần hàm. Trường hợp răng không thể cắm lại vào hàm, người bệnh hãy cố gắng bảo tồn và duy trì răng bằng cách thả răng vào sữa tươi không đường hoặc nước muối sinh lý để tránh cho răng bị khô.
Mất men răng
Mất men răng là khi men răng bị phân hủy và dần mất đi. Khi không còn men răng, những chiếc răng sẽ rất dễ bị ăn mòn. Cảm hàm răng cũng sẽ bị bào mòn dần, răng sẽ bị ố vàng, xỉn màu một cách rõ rệt.
Răng lún
Răng có thể bị lún sâu vào phần xương hàm khi gặp phải một số tai nạn, chấn thương. Khi diễn ra tình trạng này, chân răng rất dễ bị tổn thương và cả tủy răng cũng có nguy cơ bị hoại tử nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do biến chứng của tình trạng lún răng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em, xảy ra với răng sữa nhiều hơn do ổ xương còn non yếu, chưa đủ cứng cáp.
Gãy chân răng
Chân răng bị gãy, mẻ thường không thể nhìn thấy được, tình trạng này chỉ có thể phát hiện nay khi răng đã bị nhiễm trùng. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng chấn thương răng này thường phụ thuộc vào vị trí gãy dọc chân răng. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị tủy răng cho các bệnh nhân bị gãy chân răng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tủy. Một khi răng bị nhiễm trùng tủy sẽ dẫn đến hoại tử và có nguy cơ cao bị mất răng.
Nguyên nhân gây chấn thương răng
Tổn thương răng có thể xảy ra bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân mà những người bệnh bị chấn thương răng thường gặp như:
- Va đập mạnh do bị tai nạn giao thông, ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong lúc sinh hoạt.
- Do tập luyện, thi đấu thể thao gặp phải những chấn thương vùng mặt.
- Do những thói quen sinh hoạt hàng ngày như không vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước lạnh, nhai các loại thức ăn cứng, uống nhiều nước ngọt có gas.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Không đi thăm khám và không điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng,...
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các chấn thương răng. Do đó, khi gặp phải các chấn thương, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Các chấn thương răng nếu lâu ngày không được can thiệp điều trị sẽ dẫn tới nhiều các biến chứng nguy hiểm cho khoang miệng.
Xử lý chấn thương răng đúng cách
Khi gặp phải các chấn thương răng, quan trọng nhất là người bệnh cần được xử lý, sơ cứu kịp thời và đúng cách. Hãy thực hiện các bước sơ cứu tạm thời như sau:
- Giữ bình tĩnh nhất có thể.
- Nhanh chóng tìm răng nếu như răng bị rơi ra khỏi ổ răng và giữ chặt. Đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị nếu mất răng.
- Nếu răng bị lung lay, hãy ấn chặt răng vào ổ răng và giữ khoảng 5 phút.
- Bảo quản răng cẩn thận nếu như không thể cắm răng lại vào hàm.
- Đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện gần nhất.
Người bệnh cần lưu ý, trong quá trình sơ cứu và điều trị các vấn đề về răng hàm mặt, khoang miệng, tuyệt đối không nên nhai các loại đồ ăn cứng hoặc nhai quá mạnh. Ngoài ra, hãy ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm và có chứa nhiều canxi như sữa, bơ hoặc phô mai,... để cung cấp thêm canxi cho răng chắc khỏe.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về chấn thương răng, các loại chấn thương thường gặp và cách để xử lý. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong trường hợp không may gặp chấn thương răng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị răng một cách tối đa.
Xem thêm: Hard mewing là gì? Những lỗi sai thường gặp khi tập luyện