Các loại bướu cổ thường gặp nhất - Dấu hiệu và cách điều trị

 

Các loại bướu cổ thường gặp nhất - Dấu hiệu và cách điều trị 1

Có bao nhiêu loại bướu cổ?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể có hình cánh bướm nằm ngay cổ, dưới lớp da và cơ, nằm ngay trên khí quản. Phía sau tuyến giáp là khí quản, thực quản và hệ thống dây thần kinh hồi thanh điều khiển thanh quản.

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là tên gọi để chỉ chung các khối bướu xuất phát từ bệnh lý tuyến giáp. Biểu hiện của các loại bướu cổ rất đa dạng, từ phình giáp đến dạng có hạt, là dấu hiệu của các loại bệnh lý như viêm giáp, cường giáp, suy giáp hay thậm chí là ung thư.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh bướu cổ

Các loại bướu cổ nhỏ hầu như không gây nên một triệu chứng cụ thể nào. Nó quá nhỏ để có thể quan sát trực quan bằng mắt thường, chỉ có thể được phát hiện qua xét nghiệm như chụp CT hay siêu âm.

Các loại bướu cổ lớn thì có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường một cục u lớn xuất hiện phía trước cổ. Ngoài ra, bạn cần nhận biết qua các dấu hiệu của bệnh bướu cổ như:

  • Cổ bị cứng và bành ra;
  • Vướng cổ, đau cổ họng;
  • Khó nuốt, khó thở;
  • Hồi hộp, đôi khi nhói tim, đổ mồ hôi nhiều…
  • Mệt mỏi, căng thẳng, trí nhớ suy giảm, da khô, táo bón, thường xuyên cảm thấy ớn lạnh…

Các loại bướu cổ thường gặp nhất - Dấu hiệu và cách điều trị 2

Cứng cổ và mệt mỏi cũng là biểu hiện của bướu cổ.

Nếu có những dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đến khám trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phần lớn các loại bướu cổ đều là lành tính nhưng cũng có khả năng đó là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến giáp. Muốn biết có phải bệnh nhân bị ung thư hay không thì cách duy nhất là làm xét nghiệm. Ngoài ra, nếu kèm theo những dấu hiệu sau thì khả năng cao là dấu hiệu của bệnh ung thư:

  • Có một bướu cứng;
  • Bướu này lớn dần lên;
  • Bướu không di chuyển khi sờ vào nó;
  • Giọng khàn khàn.

Khi xuất hiện bướu cổ, nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Các loại bướu cổ thường gặp

Phổ biến nhất trong các loại bướu cổ - Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần hay còn gọi là bướu bình giáp chủ yếu xảy ra ở nữ giới tuổi dậy thì, thai kỳ, tiền mãn kinh. Giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nhưng khi khối bướu đã to bất thường thì có thể gây chèn ép khí quản gây khó thở, khàn tiếng, khó nuốt…

Bướu cổ đơn thuần phát triển không làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Thông thường, bệnh sẽ tự hết hoặc khỏi sau khi được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, một số người “sống chung với lũ” một thời gian thì bệnh phát triển mạnh tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, nếu phát hiện ra bệnh, bệnh nhân nên điều trị ổn định bằng thuốc và thực phẩm hỗ trợ, theo dõi định kỳ sự phát triển của bệnh.

Bướu cổ đơn nhân

Đây cũng là một trong các loại bướu cổ thường gặp nhất ở nữ giới. Các bướu đơn nhân thường phát triển từ từ, ít khi phát triển rầm rộ. Bướu đơn nhân có kích thước khoảng 1cm, di chuyển theo nhịp nuốt và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị bướu cổ đơn nhân bằng thuốc nội tiết. Nếu không thể điều trị bằng thuốc, bướu to ra gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì bắt buộc phải phẫu thuật can thiệp. Các trường hợp bệnh phát triển nhanh thì nên kết hợp nhiều phương pháp vơi nhau.

Các khối bướu đơn nhân thường bị nhầm lẫn với ung thư tuyến giáp. Do đó, nên làm xét nghiệm để loại trừ nguy cơ ung thư.

Dễ dẫn đến ung thư nhất trong các loại bướu cổ - Bướu cổ đa nhân

Các khối bướu đa nhân có sự phát triển nhanh gây nên sự phình đại của tuyết giáp và xuất hiện nhiều nhân bướu.

Nếu điều trị mà các khối bướu đa nhân tái đi tái lại nhiều lần thì cần chú ý đến nguy cơ ung thư. Trước khi điều trị, cần làm các loại xét nghiệm để xác định xem đó là u lành tính hay ác tính. Nếu lành tính thì có thể điều trị bằng hormone. Khi bướu phì đại gây nguy cơ chèn ép, ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần cân nhắc loại bỏ một phần hoặc toàn phần tuyến giáp.

Các loại bướu cổ thường gặp nhất - Dấu hiệu và cách điều trị 3

Cần chú ý nguy cơ ung thư khi bướu cổ đa nhân tái phát nhiều lần.

Điều cần lưu ý  là không phải tất cả trường hợp bướu cổ đều cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Chỉ mổ bướu cổ nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Bướu phình to gây mất thẩm mỹ, gây chèn ép khó thở khó nuốt.
  • Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.
  • Rối loạn cường giáp: Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc cùng với phương pháp uống thuốc hoặc sử dụng i ốt phóng xạ.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu người mổ bướu cổ nên ăn gì để có chế độ chăm sóc người bệnh sau mổ, đa phần các loại bướu cổ là lành tính. Tuy nhiên, bướu cổ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành ác tính hoặc chèn ép khí quản. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ i ốt cùng thói quen sống lành mạnh để phòng tránh bệnh bướu cổ.

Uyên



Chat with Zalo