Các bước chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp với 4 điều cần nhớ

Tăng huyết áp hay cao huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh thận, bệnh mạch vành, suy tim. Người bị tăng huyết áp cần tìm cách để kiểm soát và giữ huyết áp luôn ở mức ổn định. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng.

Các bước chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp với 4 điều cần nhớ 1 Tăng huyết áp làm cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó thở, buồn nôn

Các dạng tăng huyết áp

Các trường hợp tăng huyết áp đều thuộc hai nhóm nguyên nhân sau:

Tăng huyết áp vô căn

Do tăng huyết áp là bệnh lý có tính gia đình nên phần lớn bệnh nhân lớn tuổi và bệnh tiểu đường không rõ tại sao mình mắc bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây ra huyết áp cao như uống bia rượu hay hút thuốc lá nhiều, ăn nhiều muối, vận động thể lực ít, béo phì, thừa cân, stress...

Tăng huyết áp thứ phát

Những trường hợp xác định được nguyên nhân tăng huyết áp chiếm khoảng 10% bệnh nhân. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị. Các nguyên nhân gồm:

  • Bệnh thận.
  • Bệnh tuyến thượng thận.
  • Bệnh lý nội tiết gồm cushing, suy giáp, cường giáp…
  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Do dùng một số loại thuốc như thuốc corticoides, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai…
  • Cần phải loại trừ nguyên nhân huyết áp cao do hẹp eo động mạch chủ tim gây tim bẩm sinh ở người trẻ và trẻ em. Trường hợp này đo huyết áp ở chân lại thấp hoặc không đo được nhưng đo ở hai tay rất cao. 

Triệu chứng bệnh

Mặc dù triệu chứng của tăng huyết áp khá đa dạng nhưng lại thường khó phát hiện ra và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn cần lưu ý các triệu chứng bệnh tăng huyết áp cụ thể gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Cảm giác bốc hỏa, đau đầu liên tục. 
  • Suy giảm thị lực như mắt nhìn mờ, nhìn kém, quáng gà…
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau tức ngực kết hợp với thở gấp, khó thở…

Các bước chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Thực hiện chăm sóc cơ bản

Các bước chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp với 4 điều cần nhớ 2 Tránh các yếu tố kích thích khiến bệnh nhân lo lắng, stress

Đặt bệnh nhân nằm nghỉ, tránh lo lắng quá độ, lao động trí óc căng thẳng, nên tập thể dục nhẹ và tránh các môn vận động, các bộ môn thể dục nặng như cử tạ, chạy bộ…, thay vào đó là đi bộ thư giãn, bơi lội.

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, cần theo dõi tình trạng tăng huyết áp thường xuyên, có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần tùy tình trạng tăng huyết áp.

Luôn giữ ấm cơ thể của bệnh nhân nhất là vào mùa lạnh.

Cung cấp đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối (dưới 5g muối), kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc, hạn chế mỡ, các chất béo động vật.

Tránh các yếu tố kích thích khiến bệnh nhân lo lắng, stress.

Vệ sinh răng miệng và da mỗi ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Giữ áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

Thực hiện các y lệnh

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Bệnh nhân thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc như các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc phải báo cho bác sĩ biết nếu có dấu hiệu bất thường.

Thực hiện các xét nghiệm như điện tim, công thức máu, ure và creatinin máu, protein niệu, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi, soi đáy mắt.

Theo dõi 

  • Dấu hiệu sinh tồn gồm huyết áp, mạch, nhiệt, nhịp thở.
  • Tình trạng tổn thương thận, tim mạch, mắt.
  • Tình trạng sử dụng thuốc cũng như theo dõi các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt là các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng hay các thuốc hạ huyết áp mạnh.
  • Theo dõi các biến chứng của tăng huyết áp.
cac-buoc-cham-soc-benh-nhan-tang-huyet-ap-voi-4-dieu-can-nho 3 Theo dõi huyết áp thường xuyên là một cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp, cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.

Những người chưa bị tăng huyết áp cần thay đổi các thói quen có hại sức khỏe, phải khám định kỳ để phát hiện các dấu hiệu tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong nhóm đối tượng chưa bị bệnh nên chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao. Dù những lần đầu chưa phát hiện bị tăng huyết áp nhưng cần theo dõi và có biện pháp dự phòng.

Những người đã tăng huyết áp cần phải theo dõi chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển và tác dụng phụ của thuốc. 

Cách phòng bệnh ngay từ đầu

Ngoài việc lưu ý cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn cũng nên biết cách phòng bệnh tăng huyết áp. Điều cần làm là bệnh nhân nên thay đổi lối sống:

  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế uống rượu. Đối với nam giới, mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky. Nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
  • Tăng tập thể dục thể thao 30 - 40 phút hàng ngày.
  • Giảm lượng muối ăn vào.
  • Cung cấp đủ chế độ kali qua chế độ ăn.
  • Cung cấp calci và magnesi cần thiết.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.

Bên trên là cách  chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết. Người bị bệnh huyết áp rất dễ bị đột quỵ nếu không được chăm sóc chu đáo. Do đó, bạn hãy  lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp thật kỹ lưỡng, để đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo