Các bệnh về móng tay phổ biến bạn không nên xem thường

Nhiều người từng nghĩ móng tay là lớp sừng, khá cứng cáp nên không dễ bị mắc bệnh. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm, thực tế móng tay vẫn có những bệnh lý tiềm ẩn nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Tìm hiểu chi tiết các bệnh về móng tay phổ biến cần chú ý dưới đây.

Các bệnh về móng tay phổ biến

Nấm móng

Hiện nay đối với bệnh nấm móng tay thì thường có 2 loại bệnh lý nấm ở móng tay được chia ra như sau:

Nấm móng Candida

Đây là một loại nấm men gây viêm quanh móng mạn tính. Người làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc tiếp xúc nhiều với thực phẩm thường dễ bị nhiễm loại nấm móng Candida này.

Ở những người bị suy giảm miễn dịch cũng có thể mắc phải loại nấm này. Nấm móng Candida cần thời gian điều trị rất dài. Để cải thiện và điều trị cần nhanh chóng thay đổi môi trường làm việc, vệ sinh tay thường xuyên.

Nấm móng do các loại nấm sợi

Các loại nấm sợi thường gây tổn thương ở bờ tự do của móng hoặc cạnh móng. Móng bị đục và rất dễ bị gãy, theo thời gian sẽ ăn dần móng từ bờ tự do vào trong và có thể ăn toàn bộ móng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì sau khi khỏi, móng sẽ mọc ra bình thường do mầm móng không bị tổn hại.

Các bệnh về móng tay phổ biến bạn không nên xem thường

Nấm móng tay là căn bệnh phổ biến gây ra bởi 2 dạng nấm chính

Viêm móng

Nấm móng có thể gây ra tình trạng viêm móng, nguy hiểm hơn có thể gây viêm quanh móng mạn tính. Biểu hiện của viêm móng là vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có mủ. Lâu dần móng tay sẽ bị teo, mặt móng bị sần sùi, đổi màu, đôi khi là bị tách khỏi nền móng. Trường hợp nặng hơn có thể bị áp xe ở nền móng.

Nấm móng là một trong các bệnh về móng tay khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra đau đớn nếu bị viêm đỏ và mưng mủ. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với nhiều hóa chất. Vì vậy khi bị viêm móng thì tốt nhất bạn hãy tránh tiếp xúc với hóa chất, nên đeo găng tay khi làm việc và sử dụng thêm thuốc đặc trị theo chỉ dẫn bác sĩ để cải thiện bệnh.

Móng bị tách

Đây là tình trạng mà bỗng dưng móng bị bong lên đến mức bị tách ra khỏi phần dưới móng. Bạn có thể nhận biết tình trạng móng tay, chân bị tách lớp bằng cách nhìn sự thay đổi màu sắc của móng rất khác so với bình thường.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bị bệnh vảy nến, nấm móng hay do bị chấn thương mạnh.

Các bệnh về móng tay phổ biến bạn không nên xem thường

Móng bị tách thường xuất phát từ bệnh vảy nến

Móng có màu xanh đen

Móng có màu xanh đen chứng móng tay bạn đang bị vi khuẩn gây nhiễm trùng móng. Nếu không can thiệp điều trị và đúng cách và kịp thời tình trạng viêm nhiễm có thể phát triển ngày càng nặng hơn.

Móng bị rỗ

Nếu móng tay của bạn có những vết lõm li ti như bị kim châm hay còn gọi móng bị rỗ thì có thể đang mắc phải một số căn bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là có thể là: Bệnh vảy nến, viêm da cơ địa hay rụng tóc từng mảng.

Bạn cần làm là đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu xuất hiện tình trạng móng bị rỗ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm.

Bệnh vàng móng

Bệnh vàng móng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về móng tay. Nếu bạn sơn móng tay mà không sơn lớp nền bảo vệ móng, hoặc hút nhiều thuốc lá có thể khiến cho móng tay của bạn bị vàng đi, dày lên và chậm phát triển. 

Ngoài ra tình trạng móng tay bị vàng cũng là dấu hiệu của các bệnh lý da, bệnh lý hô hấp. Bạn cần nhanh chóng thăm khám để điều trị sớm nhất có thể.

Móng có rãnh

Nếu thấy móng tay của mình có các rãnh sâu chạy ngang qua chiều rộng của móng thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh lý khiến mầm móng bị ngừng hoạt động tạm thời. Nguyên nhân của việc này có thể là do chấn thương, sốt hoặc stress quá mức.

Các bệnh về móng tay phổ biến bạn không nên xem thường

Móng tay có rãnh là cảnh báo cho tình hình sức khỏe của bạn đang stress quá mức

Màu sắc của móng cho biết bạn đang mắc bệnh gì?

Một số căn bệnh bên trong cơ thể có thể làm cho móng tay bạn đổi màu. Bạn có thể dựa trên những thay đổi về màu sắc của móng tay dưới đây để biết cảnh báo của một số căn bệnh cụ thể:

  • Móng tay màu xanh: Thiếu oxy máu.
  • Móng tay màu trắng: Bệnh tiểu đường, bệnh về gan.
  • Móng tay nhợt: Thiếu máu.
  • Móng tay nửa trắng, nửa hồng: Bệnh thận.
  • Móng tay vàng: Viêm móng, các bệnh phổi.
  • Bán nguyệt màu đỏ sẫm: Bệnh lupus, bệnh tim, rụng tóc từng mảng, viêm khớp, viêm da cơ địa.
  • Bán nguyệt màu xanh lam: Có thể là dấu hiệu của ngộ độc.

Các bệnh về móng tay phổ biến bạn không nên xem thường

Móng tay có màu xanh là cảnh báo bạn đang bị thiếu oxy máu

Chăm sóc móng như thế nào để tránh bị bệnh?

Các bệnh về móng tay rất khó biết trước để phòng ngừa. Bạn vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh trên bằng cách chăm sóc móng tay, móng chân đúng cách. Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc móng.

  • Hạn chế sơn móng tay: Nước tẩy móng tay, nước sơn móng tay có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, khi xâm nhập sẽ gây hại cho sức khỏe của móng.
  • Tránh dùng móng tay như một công cụ: Nhiều người có thói quen dùng móng tay khui lon bia, bóc các loại hạt cứng,... Điều này sẽ khiến móng tay dễ bị xước, bóc tách.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Nước giặt, nước rửa chén... là những hóa chất không tốt cho móng, hãy sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất để bảo vệ móng.
  • Không cắn móng tay: Đây là thói quen xấu có thể làm móng bị nhiễm trùng do xây xước chảy máu.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Giúp móng tay được mềm mại, tránh bị khô và hư tổn.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết nuôi dưỡng móng và tăng cường hệ miễn dịch.

Các bệnh về móng tay hiện nay không được nhiều người quan tâm, từ đó khiến bệnh ngày càng nặng thêm gây khó khăn trong việc điều trị. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở móng tay hoặc móng chân, cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Minh QA

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com



Chat with Zalo