Cà rốt mọc mầm có ăn được không?

Cà rốt là thực phẩm rất giàu vitamin A, được nhiều bà nội trợ ưu tiên bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, khi cà rốt mọc mầm có ăn được không, liệu có gây nên sự biến đổi chất nào ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Cà rốt có tác dụng gì với sức khỏe?

Cà rốt không còn quá xa lạ trong các bữa ăn của người Việt. Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cà rốt có khả năng sinh trưởng tốt và được sử dụng nhiều các chế biến thực phẩm. Sở dĩ cà rốt có màu da cam hoặc vàng là nhờ nó chứa một lượng lớn beta-carotene, sau khi được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, beta-carotene sẽ chuyển đổi thành vitamin A rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung vitamin A đầy đủ chính là cách chúng ta giữ cho đôi mắt sáng, khỏe, điều tiết tốt hơn trong bóng tối, đồng thời ngăn ngừa tối đa tình trạng đục thủy tinh thể do tuổi tác hay quáng gà ở trẻ em.

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-1.jpg
Cà rốt là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng

Ngoài ra, theo phân tích khoa học, 87% thành phần trong cà rốt là nước. Do đó, nếu không dùng để xào, nấu, bạn hoàn toàn có thể ép nước để uống cũng rất thơm ngon. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc cà rốt có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết, uống nước ép cà rốt giảm cân cũng rất tốt.

Bên cạnh đó, cà rốt còn có khả năng giải độc gan rất tốt, giúp đào thải các độc tố ra ngoài, nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Hơn nữa, cà rốt còn được xem là thực phẩm dưỡng da tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Với những tác dụng tuyệt vời trên đây, bạn đừng bỏ qua loại củ phổ biến nhưng rất giàu dinh dưỡng này nhé!

Cà rốt để bao lâu thì mọc mầm?

Cà rốt để lâu có thể mọc lên những mầm nhỏ, sau đó phát triển thành các cọng lá xanh, bao quanh thân xuất hiện có các rễ màu trắng. Vậy cà rốt để bao lâu thì mọc mầm? Thực ra, thời gian để cà rốt nảy mầm còn tùy thuộc vào điều kiện bảo quản. Nếu đặt cà rốt vào môi trường đất ẩm phù hợp, nó sẽ bắt đầu nảy mầm sau khoảng hai tuần, thậm chí sớm hơn. Còn nếu bạn để ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh, thời gian này có thể kéo dài đến hơn 1 tháng.

Một số yếu tố được các chuyên gia đưa ra khiến cà rốt nhanh nảy mầm như:

  • Không được bảo quản đúng cách: Cà rốt rất nhanh nảy mầm ở khí hậu ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Do đó, bạn nên bảo quản ở những nơi tối và mát mẻ. Sau khi mua về, bạn có thể cắt bỏ phần lá xanh, dùng giấy báo bọc kĩ và cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh, lưu ý cũng không nên để quá lâu trong tủ lạnh nhé!
  • Cà rốt đã già: Cà rốt càng già thì càng có nhiều khả năng nảy mầm. Vì thế, nếu muốn sử dụng được lâu bạn không nên chọn những củ còn tươi, vỏ cứng, màu sắc tươi sáng, không quá già.
  • Cà rốt đã được cắt sẵn: Sau khi bạn cắt một phần củ cà rốt, nó sẽ bắt đầu mất đi độ ẩm, khiến mọc mầm nhanh hơn.
ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-3.jpg
Cà rốt sau khi cắt một phần sẽ nhanh mọc mầm hơn

Cà rốt mọc mầm có ăn được không?

Vậy khi cà rốt mọc mầm có ăn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kể cả khi mọc mầm cà rốt cũng không hề có độc và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng bình thường. Bạn sẽ không gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc thực phẩm,... như khi sử dụng các loại củ mọc mầm khác như khoai tây.

Cà rốt khi mọc mầm vẫn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên hương vị và vitamin và khoáng chất trong cà rốt đã bị giảm đi khá nhiều, cà rốt mọc mầm không còn thơm ngọt như lúc đầu. Nếu là một người sành ăn, chắc chắn bạn sẽ thấy không hứng thú với những củ cà rốt mọc mầm.

Mẹo sử dụng cà rốt mọc mầm

Nhiều người còn áp dụng mẹo nhỏ là dùng thau đá lạnh rồi ngâm cà rốt một lúc cũng giúp chúng tươi và cứng trở lại. Trường hợp cà rốt mọc mầm và việc chế biến món ăn không còn thơm ngon như trước, bạn hãy chọn cách chế biến phù hợp. Thay vì ăn sống, ép nước, hấp, luộc, bạn có thể dùng cà rốt để làm các món hầm hoặc nấu canh. Các loại gia vị có thể giúp cải thiện đáng kể hương vị của món ăn. 

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mặc dù cà rốt mọc mầm có thể ăn được nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Mỗi người chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt một tuần, mỗi bữa cũng chỉ sử dụng khoảng 50g. Nếu lạm dụng và ăn cà rốt quá nhiều, bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng bị ngộ độc do tăng Methemoglobine máu. Nguyên nhân là bởi lượng carotene cao tích trữ không chuyển hóa được hết. Hợp chất này ứ đọng ở gan khiến da chuyển sang màu vàng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, ủ rũ. Tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ hết khi bạn ngừng ăn cà rốt.

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-4.jpg
Cà rốt mọc mầm có ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Khi nào không nên sử dụng cà rốt mọc mầm?

Như vậy, với câu hỏi “cà rốt mọc mầm có ăn được không”, câu trả lời là có. Tuy nhiên, trường hợp củ cà rốt mọc mầm, đồng thời bị khô, nhão hoặc nhầy nhụa, bạn không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé! Bởi khi cà rốt bị mọc mầm quá lâu, phần nấm mốc trên thân củ sẽ biến chất, trở thành nơi tích tụ độc tố. Các vi khuẩn nấm mốc sẽ tấn công trên lớp vỏ, tạo thành các đốm đen hoặc nâu mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong trường hợp củ cà rốt vừa bị mọc mầm, vừa không còn nguyên vẹn bạn nên vứt bỏ. Nguy cơ nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thân củ khá cao. Nếu cảm thấy tiếc, bạn có thể cắt lấy đầu củ, giữ nguyên mầm cây để mang đi trồng. 

Nếu đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, bạn cũng không nên tiêu thụ loại thực phẩm không còn tươi mới này. Đặc biệt, trẻ em với hệ tiêu hóa nhạy cảm càng không nên ăn cà rốt mọc mầm. Trẻ em hoặc người rối loạn tiêu hóa ăn cà rốt mọc mầm sẽ có nguy cơ tiêu chảy hoặc ngộ độc cao hơn người khỏe mạnh bình thường. 

Với những thông tin trên đây, Hà An Pharmacy đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để giải đáp cho băn khoăn “cà rốt mọc mầm có ăn được không”, hiểu hơn về tác dụng của cà rốt và việc sử dụng cà rốt như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý không nên quá lạm dụng quá nhiều cà rốt, đồng thời xem xét kỹ lưỡng về chất lượng thực phẩm trước khi sử dụng để cơ thể không gặp phải những ảnh hưởng xấu nhé!

Xem thêm:



Chat with Zalo