Bướu cổ giáp nhân có phải khối u ác tính hay không? Biến chứng thường gặp là gì?

Bướu cổ giáp nhân được xem là một dạng bệnh lý thường gặp, phổ biến tại Việt Nam. Hằng năm có hơn 100.000 người được chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ giáp nhân. Tuy vậy, vẫn có luồng ý kiến cho rằng bướu giáp nhân là một dạng bướu ác tính, gây cảm giác hoang mang, lo lắng cho nhiều bệnh nhân.

Vậy thực sự bướu giáp nhân có phải khối u ác tính hay không? Biến chứng thường gặp là gì? Mời mọi người cùng tìm hiểu những điều cần biết về bướu giáp nhân qua bài viết sau đây nhé.

Bướu cổ giáp nhân là gì? Có mấy loại?

Bướu cổ giáp nhân là gì?

Bướu nhân giáp là một dạng tổn thương theo khối xuất hiện trong tuyến giáp, thường không gây ra triệu chứng gì vào thời gian đầu nên bệnh nhân khó phát hiện. Với người bệnh bị bướu giáp nhân thì đều bị chèn ép vị trí ở cổ tùy vào kích thước lớn hay nhỏ.

Bướu cổ giáp nhân có phải khối u ác tính hay không? Biến chứng thường gặp là gì? 1 Bướu cổ giác nhân có phải khối u ác tính hay không?

Nhân giáp thường sẽ có 2 trường hợp nhân lành tính và ác tính, trong đó nhân lành tính chiếm đa số. Trong số những người mắc bệnh bướu tuyến giáp thì có khoảng 5 – 10% là trường hợp nhân ác tính. Nếu bướu giáp nhân là ác tính và được chẩn đoán là ung thư thì cần được điều trị sớm bằng phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch vùng cổ.

Có mấy loại bướu cổ giáp nhân?

Bướu giáp nhân có 2 dạng đơn và đa nhân lành tính. Tuyến giáp sẽ xuất hiện các khối tròn đường kính từ 0.5cm trở lên, phình to ở khu vực quanh cổ. Người bệnh sẽ có cảm giác khó thở do bị khối u chèn ép, giọng khàn đi, mất giọng, đau vùng họng,… Đặc biệt, bệnh nhân có nguy cơ bị phù mặt, cổ do khối u chèn ép tĩnh mạch chủ.

Bướu cổ thường đa số sẽ là dạng bệnh lành tính và có thể tự chữa khỏi. Tuy nhiên khi gặp phải bướu cổ có nhân thì phương pháp hiệu quả nhất đó chính là giải phẫu. Phát hiện càng sớm thì kết quả cuộc giải phẫu càng cao.

Biến chứng của bướu giáp nhân biểu hiện như thế nào?

Các biến chứng có thể xảy ra của bướu giáp nhân bao gồm:

  • Tiến triển thành bướu cường giáp: Xảy ra khi một nhân giáp hoặc tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến cường giáp. Gây giảm cân nhanh chóng, tinh thần thường xuyên lo lắng, kích động.
  • Cảm thấy khó nuốt, khó thở: Các giáp nhân, bướu cổ đa nhân có kích thước lớn cản trở quá trình nuốt, thở của người bệnh.
  • Các biến chứng tiềm ẩn khác như: Rối loạn nhịp tim, cơn nhiễm độc giáp cấp một biến chứng hiếm gặp khả năng cao đe dọa tính mạng cần được theo dõi và chữa trị ngay lập tức.
  • Biến chứng sau phẫu thuật bướu giáp nhân: Nếu được chỉ định giải phẫu loại bỏ một nhân giáp, bệnh nhân có thể phải điều trị thay thế hormon tuyến giáp vĩnh viễn.
Bướu cổ giáp nhân có phải khối u ác tính hay không? Biến chứng thường gặp là gì? 2 Hình ảnh cho thấy khối bướu có kích thước lớn chèn ép vùng tuyến giáp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh bướu giáp nhân

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sự thay đổi của hormon tuyến giáp.
  • Sử dụng kim nhỏ chọc tuyến giáp để lấy mẫu xét nghiệm để xác định bướu lành hay ác tính.
  • Siêu âm tuyến giáp theo quy trình chuyên sâu để xác định hình thái tuyến giáp, kiểm tra có sự bất thường hay không.
  • Kỹ thuật xét nghiệm hiện đại mới xuất hiện tại Việt Nam – Xạ hình tuyến giáp: Cho ra hình ảnh sắc nét để đánh giá được hoạt động của tuyến giáp có bất thường hay không và kịp thời phát hiện lúc bệnh chưa chuyển biến nặng.

Đối tượng nào thường có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ giáp nhân?

Bướu cổ giáp nhân có thể do yếu tố di truyền bẩm sinh, xuất hiện từ khi mới sinh hoặc bất cứ lúc nào tuyến u phát triển. Độ tuổi thường gặp bướu giáp nhân từ 30 – 55 tuổi. Đặc biệt nữ giới thường có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới, thậm chí tỷ lệ cao gấp 5 lần. Một phần do sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ sau quá trình sinh nở.

Bướu cổ giáp nhân có phải khối u ác tính hay không? Biến chứng thường gặp là gì? 3 Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bướu giáp nhân do yếu tố di truyền.

Bên cạnh đó, còn có một số đối tượng ngoại lệ như sau:

  • Người không sử dụng các thực phẩm chứa I-ốt, gặp nhiều ở các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi.
  • Người bệnh mắc các bệnh mãn tính như: Tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng co thắt, suy thận,… tác động đến hiệu quả hấp thụ và đảo thải i-ốt.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh rối loạn tuyến giáp tự miễn, nhiễm trùng, u tuyến giáp.
  • Bệnh nhân sau khi điều trị bệnh lý liên quan đến thần kinh.
  • Các đối tượng có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao như: Trẻ em đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Các bệnh bướu cổ giáp nhân thường không phát hiện ra bệnh chiếm từ 20 – 60% các trường hợp mắc bệnh. Do đó nếu nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu như trên cần phải được thăm khám và điều trị sớm các bệnh lý có thể gặp như bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,… Để đạt hiệu quả điều trị cao.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo