Bị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là do đâu?
Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là khi viêm kết mạc đã được 2 tuần hoặc tình trạng viêm kết mạc kéo dài từ 1 tháng trở lên, thậm chí có trường hợp vài tháng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn phổ biến ở trẻ em hay trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc lâu năm có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
![Bệnh viêm kết mạc lâu năm có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_viem_ket_mac_lau_ngay_khong_khoi_la_do_dau_1_043aed5d4b.jpg)
Viêm kết mạc là bệnh gì?
Viêm kết mạc là tình trạng viêm hình thành tại lớp kết mạc của mắt. Khi tình trạng viêm kéo dài hơn 4 tuần được coi là viêm kết mạc mãn tính.
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là do virus hoặc vi khuẩn. Viêm kết mạc cũng có thể do các chất kích ứng hóa học, việc sử dụng các phương pháp điều trị mắt truyền thống đã lạc hậu hoặc do dị ứng.
Điều trị viêm kết mạc có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh, thuốc mỡ hoặc thuốc viên, nước mắt nhân tạo, thuốc chống viêm, loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn gây độc và vệ sinh mắt thường xuyên. Tuy nhiên, không được phép tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho đến khi bạn tìm được bác sĩ giỏi về bệnh viêm kết mạc ở chuyên khoa mắt.
Nguyên nhân khiến cho viêm kết mạc lâu ngày không khỏi
Được biết, bệnh viêm kết mạc thường chỉ diễn ra trong 7 đến 10 ngày rồi khỏi. Nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng bệnh kéo dài, không những không khỏi mà ngày càng trở nên nặng và mãn tính.
Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi do virus
Có hai trường hợp viêm kết mạc thường gặp khi bệnh nhân bị nhiễm virus là viêm kết mạc thể mi và viêm kết mạc dạng u mềm lây lan. Cả hai tình trạng này đều phổ biến ở trẻ em và có một số ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Viêm kết mạc u mềm lây lan
Bệnh khiến một hoặc cả hai mí mắt bị nhiễm trùng, xuất hiện những tổn thương trũng, sần, nhỏ, tròn, hơi trắng, nhạt. Khi mắt bị nhiễm trùng, bệnh nhân đau, đỏ và rỉ nhiều hơn bình thường. Lưu ý rằng bệnh không thể tự khỏi, người bệnh cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, đặc biệt là mí mắt.
Viêm kết mạc thể mi do herpes simplex virus
Khi virus herpes simplex tấn công vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, thì ở khu vực đó các mụn nước cũng sẽ xuất hiện, mềm, màu trắng sữa, khi ấn vào sẽ đau, giống như nước. Để điều trị dứt điểm bệnh nhằm hạn chế tình trạng mụn nước bị phồng rộp dẫn đến lây lan sang các vùng lân cận thì người bệnh cần có phương pháp điều trị đặc biệt.
![Khi virus herpes simplex tấn công vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, thì ở khu vực đó các mụn nước cũng sẽ xuất hiện](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_viem_ket_mac_lau_ngay_khong_khoi_la_do_dau_2_e4275f863c.jpg)
Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi do vi khuẩn
Viêm kết mạc cấp tính
Là hiện tượng vi khuẩn chỉ xâm nhập và ảnh hưởng đến một bên mắt. Hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ làm tăng lượng mủ và sưng tấy mí mắt. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, dính mí mắt sau khi thức dậy qua một đêm.
Viêm kết mạc do cầu khuẩn
Bệnh này phổ biến ở trẻ sơ sinh, ở người lớn bị lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là mi mắt sưng tấy, viêm loét, chảy nhiều mủ.
Viêm kết mạc mãn tính
Hiện tượng này thường xảy ra ở rìa mí mắt, gây đau đớn cho người bệnh. Khi đó, mắt bệnh nhân hơi đỏ, có một ít mủ trên mí mắt.
Viêm kết mạc do vi khuẩn chlamydia
Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, do sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, trẻ bị bệnh đau mắt hột hoặc thanh thiếu niên có quan hệ tình dục cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn chlamydia gây viêm kết mạc.
Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi do các bệnh lý khác
Do dị ứng
Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng hay còn gọi là viêm giác mạc mùa xuân. Cho đến nay, các chuyên gia và bác sĩ nhãn khoa vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc dị ứng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do dị nguyên như hen suyễn, chàm.
![Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng hay còn gọi là viêm giác mạc mùa xuân](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_viem_ket_mac_lau_ngay_khong_khoi_la_do_dau_3_6f8ec0d9d6.jpg)
Khi bị viêm, người bệnh có cảm giác ngứa mắt, lặp đi lặp lại nhiều lần, có mủ đặc ở khóe mắt, thị lực suy giảm, đục và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Để tránh những biến chứng không đáng có về thị lực, người bệnh nhất thiết phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, cũng như kê đơn thuốc phù hợp, hiệu quả.
Do bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu hơn, điều này có thể khiến bệnh viêm kết mạc tái phát nhiều lần và lâu khỏi hơn bình thường. Trong trường hợp này, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc lâu ngày không khỏi, từ đó nắm được cách bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình. Bạn cũng đừng bỏ qua tình trạng tưởng chừng đơn giản này vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không chăm sóc mắt tốt và điều trị viêm kết mạc đúng cách.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp