Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Một trong những loại bệnh gây bệnh tật và tử vong cao nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn thai kỳ đó chính là tiền sản giật. Đáng tiếc là các nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật cho đến hiện tại vẫn chưa được làm rõ nhưng theo các chuyên gia, do sự mất cân bằng prostaglandin trong cơ thể thai phụ được xem là yếu tố có thể khiến nguy cơ tiền sản giật tăng cao.

Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Các triệu chứng của tiền sản giật thường không rõ ràng nên thai phụ phải định kỳ kiểm tra huyết áp và nước tiểu để sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ.

Dưới đây là những triệu chứng của tiền sản giật cần lưu ý:

  • Cao huyết áp: So với huyết áp ở thời điểm chưa mang thai, nếu thai phụ có mức huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg hay huyết áp tối thiểu tăng cao hơn 15mmHg thì cần được bác sĩ tư vấn và thăm khám thường xuyên. Thai phụ cần biết là nếu huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng lớn.
  • Protein niệu tăng cao: Trong nước tiểu mẹ bầu, nếu lượng protein càng cao thì càng có nguy cơ mắc tiền sản giật. Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm xét nghiệm nước tiểu để xác định protein niệu có tăng cao hay không.
  • Phù nề: Triệu chứng phù nề xảy ra phổ biến ở mẹ bầu, chủ yếu diễn ra trong ba tháng cuối và chỉ bị sưng phù nhẹ ở chân, nhất là thời điểm về chiều. Thai phụ chỉ cần nằm nghỉ, kê cao chân thì sẽ hết. Tuy nhiên, nếu phù nề là triệu chứng của tiền sản giật thì sẽ có các biểu hiện như phù toàn thân, phù trong cả buổi sáng, dù thai phụ đã kê cao chân nhưng vẫn không hết. Nguy hiểm hơn, thai phụ có thể bị phù tràn dịch đa nang hay phù não rất nguy hiểm.

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? 1 Triệu chứng phù nề xảy ra phổ biến ở mẹ bầu.

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, thai phụ còn có thể đối mặt với một số tình trạng sau:

  • Thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao và niêm mạc trở nên nhợt nhạt;
  • Buồn nôn, đau vùng thượng vị và đau hạ sườn phải;
  • Đau vùng chẩm, mệt mỏi, dù đã uống thuốc giảm đau nhưng tình trạng không cải thiện;
  • Hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng.
Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? 2"Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?" là thắc mắc của rất nhiều người.

Có thể nói, tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến tai biến sản khoa nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Điển hình là mẹ có nguy cơ bị sản giật, phù não, phù võng mạc và có thể mù võng mạc, xuất huyết não, suy thận cấp, hoại tử ống thận và thận. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể bị thiếu máu trầm trọng, phù phổi, phù thanh quản. Chưa kể, tiền sản giật còn có khả năng gây rách nhau, nhau bong non hay sinh non.

Về thai nhi, nếu mẹ bị tiền sản giật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển khỏe mạnh của con, chẳng hạn như biến chứng chậm phát triển bào thai, gặp vấn đề về thần kinh, bệnh lý về tim mạch sau này. Nguyên nhân là tiền sản giật làm giảm lượng máu đến bánh nhau khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, nước ối giảm và thậm chí chết lưu trong tử cung.

Do đó, thai phụ có nguy cơ tiền sản giật cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, tránh để xảy ra biến chứng thành sản giật đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người để tránh những rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi. Theo bác sĩ chuyên khoa, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường, số còn lại được chỉ định mổ lấy thai. Việc dùng phương pháp nào bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mẹ và bé để lựa chọn cách sinh phù hợp nhất.

Tuy nhiên, khi bị tiền sản giật, thai phụ thường được khuyến khích chọn phương pháp sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? 3 Theo bác sĩ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường.

Trường hợp thai nhi đã phát triển đến tuần thứ 35 và 36, thời điểm này cổ tử cung người mẹ đã mềm thì thai phụ vẫn có thể sinh thường. Tất nhiên quá trình sinh thường này cần được bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt quá trình chuyển dạ.

  • Tại bệnh viện: Thai phụ được chỉ định làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu. Bên cạnh đó, đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy.
  • Tại nhà: Thai phụ được hướng dẫn đo huyết áp ngày hai lần (sáng, chiều), ghi nhớ lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.

Thời điểm phù hợp để sinh con khi thai phụ bị tiền sản giật

"Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?", hẳn đến đây bạn đã có cho mình câu trả lời. Tuy nhiên, việc đẻ thường hay đẻ mổ, thời điểm nào phù hợp nhất để kết thúc thai kỳ sẽ do bác sĩ chuyên khoa xem xét, đánh giá dựa trên tuổi thai, sự phát triển của thai nhi, mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật trên thai phụ.

Trường hợp thai nhi đã phát triển đủ thời gian (thường là từ 37 tuần trở lên), bác sĩ có thể chỉ định chuyển dạ nhân tạo hoặc tiến hành mổ đẻ, và tình trạng tiền sản giật nhờ đó cũng sẽ được giải quyết. Ngược lại, khi thai nhi chưa phát triển đủ thời gian, thai phụ cần điều trị tiền sản giật để ổn định tình trạng, chờ thêm thời gian để thai nhi phát triển đầy đủ hơn rồi lúc đó mới chỉ định chuyển dạ nhân tạo hoặc mổ đẻ sau (càng tới gần ngày dự sinh càng tốt cho em bé).

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? 4 Việc đẻ thường hay đẻ mổ sẽ do bác sĩ chuyên khoa xem xét, đánh giá.

Với mức độ nhẹ, thai phụ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp như sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều, nên nằm nghỉ nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt.
  • Theo dõi cần thiện tim thai qua monitor và siêu âm.
  • Dùng thuốc kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.

Một số trường hợp thai phụ cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tốt hơn, thực hiện được nhiều chỉ định điều trị hơn, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống co giật, hạ huyết áp và các thuốc khác.
  • Tiêm thuốc kích thích trưởng thành phổi cho thai nhi.
  • Kiểm soát lượng dịch vào - ra.

Riêng trường hợp tiền sản giật mức độ nặng, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho sinh nở ngay dù thai nhi thiếu tháng để giải quyết tình trạng tiền sản giật.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo