Bị bỏng bôi mỡ trăn được không? Những lưu ý khi dùng mỡ trăn trị bỏng
Mặc dù mỡ trăn có nhiều công dụng tốt nhưng việc dùng mỡ trăn trên các vết bỏng cũng cần tuân theo những lưu ý để việc điều trị mang lại hiệu quả cao.
Bị bỏng bôi mỡ trăn được không?
Mỡ trăn được lấy ra từ con trăn ở trạng thái sống ban đầu. Tiếp đó, mỡ này được loại bỏ tạp chất, màng mỡ rồi tiến hành nấu để thu về dung dịch lỏng có màu vàng nhạt. Công dụng của mỡ trăn từ lâu được dùng trong thuốc điều trị vết thương ngoài da cũng như triệt lông.
Tuy nhiên, bị bỏng bôi mỡ trăn được không là vấn đề rất được nhiều người quan tâm vì cho đến hiện nay, tác dụng chữa bỏng của mỡ trăn vẫn chưa được các bác sĩ công nhận.
Theo dân gian
Trong các phương pháp làm đẹp dân gian, mỡ trăn là nguyên liệu dùng trong dưỡng da, triệt lông, dùng làm dịu vết côn trùng cắn, điều trị bỏng.
Công dụng của mỡ trăn trong trị bỏng là làm dịu, cải thiện tình trạng sưng, viêm và phồng rộp ở khu vực bị tổn thương. Bên cạnh đó, dùng mỡ trăn còn giúp tạo độ ẩm, làm giảm cảm giác đau rát do bỏng gây ra.
Tuy nhiên, phương pháp dùng mỡ trăn trị bỏng chỉ nên áp dụng đối với trường hợp bị bỏng nhẹ. Ở mức độ nặng, vết bỏng hở miệng, tổn thương sâu thì tuyệt đối không dùng nguyên liệu này để trị bỏng.
Theo nghiên cứu khoa học
Viện bỏng quốc gia khuyến cáo, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mỡ trăn có công dụng trị bỏng. Do đó, với thắc mắc bị bỏng bôi mỡ trăn được không thì theo khoa học là không nên tùy ý sử dụng chúng.
Trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng mỡ trăn khi bị bỏng thì cần nắm rõ một số điều lưu ý sau đây:
- Chỉ dùng mỡ trăn cho các vết bỏng nhẹ ngoài da, vết bỏng cấp độ 1.
- Tuyệt đối không thoa mỡ trăn lên vết thương hở, các vết thương bỏng nặng có diện tích lớn và tổn thương sâu.
Bôi mỡ trăn trị bỏng đúng cách
Trước khi dùng mỡ trăn trị bỏng, bạn cần sơ cứu kịp thời vết bỏng ngay sau khi vừa bị sẽ tránh được vùng da bỏng tổn thương sâu hơn, việc điều trị về sau cũng dễ dàng hơn.
Các mức độ bỏng cần biết
Có bốn mức độ bỏng được phân loại như sau:
- Bỏng độ 1: Người bị bỏng chỉ bị tổn thương khu trú ở lớp da trên cùng, giống trường hợp bỏng nắng thông thường. Ở mức độ bỏng nhẹ này, vùng bị ảnh hưởng sẽ có biểu hiện tấy đỏ, sưng kèm theo đau nhẹ. Thời gian để da hồi phục trở lại tình trạng ban đầu của bỏng độ 1 là khoảng 3 ngày.
- Bỏng độ 2: Trường hợp bị bỏng độ 2, cả lớp da đầu tiên và thứ hai đều bị tổn thương. Người bị bỏng độ 2 sẽ có triệu chứng tương tự bỏng độ 1 nhưng mức độ đau sẽ dữ dội hơn, có thể kèm theo nổi mụn nước. Bệnh nhân bị bỏng độ 2 sẽ phải cần khoảng thời gian ít nhất 3 tuần mới có thể phục hồi lại tình trạng ban đầu.
- Bỏng độ 3: Đây là mức độ bỏng được xếp vào loại bỏng nguy hiểm vì đã gây tổn thương tất cả các lớp, từ da đến cơ/xương. Bỏng độ 3 thường do nguyên nhân tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, lửa, bỏng nước gây ra. Do là bỏng nặng nên thời gian hồi phục của bỏng độ 3 sẽ lâu hơn bỏng độ 2, cụ thể bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Thông thường, bỏng độ 3 có quá trình hồi phục là từ vài tuần đến vài năm.
- Bỏng độ 4: Bỏng độ 4 là mức độ bỏng nguy hiểm nhất. Khi bệnh nhân bị bỏng độ 4 nghĩa là vết bỏng của họ đã bị tổn thương rất sâu, vào đến tận gân và xương nên vô cùng đau đớn, thậm chí còn có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp bị bỏng độ 1 và độ 2, bệnh nhân quan sát vết bỏng đường kính dưới 2,5cm thì có thể áp dụng cách trị bỏng không để lại sẹo ngay tại nhà. Riêng người bị bỏng độ 3 và 4 thì tuyệt đối phải được điều trị tại bệnh viện vì ở mức độ bỏng nghiêm trọng rất dễ bị nhiễm trùng, trở nặng, đe dọa tính mạng nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời.
Đánh giá tình trạng vết bỏng
Mỡ trăn có tác dụng dưỡng da khá tốt, tuy nhiên nếu để mỡ trăn tiếp xúc với các mô tế bào trong da sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng cho vết bỏng. Do đó, việc cần làm trước khi bôi mỡ trăn trị bỏng là bạn phải kiểm tra thật kỹ vết bỏng. Nếu thấy vết bỏng nhẹ, liền da thì dùng mỡ trăn thoa lên. Còn nếu như vết bỏng có hiện tượng bị hở thì không dùng mỡ trăn trị bỏng được. Nhất là những vết bỏng sâu, diện tích tổn thương trên da lớn, sau khi sơ cứu cần lập tức đến bệnh viện, cơ sở ý tế để được bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời, tránh xảy ra nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến hoại tử vết bỏng.
Bạn lưu ý, việc đánh giá kỹ tình trạng vết bỏng trước khi sử dụng mỡ trăn là rất quan trọng nhé.
Lựa chọn mỡ trăn
- Luôn mua mỡ trăn ở những kênh bán hàng uy tín, bên cạnh đó phải chú ý màu sắc của mỡ trăn trước khi sử dụng.
- Nếu mỡ trăn có màu trắng đục, không có tạp chất khác thì có thể sử dụng trị bỏng. Còn nếu thấy mỡ trăn có màu sắc bất thường, nhiều khả năng nó đã bị biến chất. Bạn dứt khoát bỏ đi, đừng tiếc vì nó có thể gây hại đến sức khỏe nếu cố dùng.
Cách bôi mỡ trăn trị bỏng
Ngay sau khi sơ cứu vết bỏng, đánh giá kỹ vết thương mức độ nhẹ có thể sử dụng mỡ trăn, bạn có thể tiến hành bôi mỡ trăn trị bỏng theo cách sau:
- Dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm khô vết thương.
- Lấy lượng mỡ trăn vừa đủ thoa đều lên vết bỏng, giúp làm dịu vùng da tổn thương, hạn chế sưng đau.
- Đều đặn bôi mỡ trăn lên vết bỏng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi vết thương lên da non, bong vảy.
- Mỗi lần bôi vết thương xong, dùng gạc băng vết bỏng lại để tránh bụi bẩn bám vào.
- Rửa sạch vết bỏng với nước trước khi bôi lớp mỡ mới.
Như vậy, thắc mắc bị bỏng bôi mỡ trăn được không đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Như đã đề cập ở trên, dùng mỡ trăn trị bỏng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng này. Mặc dù vậy, phương pháp mỡ trăn trị bỏng vẫn được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Do đó, bạn cần phải tuân thủ một số lưu ý khi dùng mỡ trăn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da bỏng.
Ngoài phương pháp dân gian trị bỏng bằng mỡ trăn, bạn có thể áp dụng cách trị bỏng bằng y học hiện đại, cụ thể là dùng các loại thuốc/kem bôi trị bỏng vừa mang lại hiệu quả nhanh, vừa an toàn, tránh được nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra khi dùng nguyên liệu thiên nhiên. Với cách dùng thuốc, bạn vẫn phải tiến hành các bước sơ cứu cơ bản. Sau đó mới dùng thuốc trị sẹo như Bacitracin, Neosporin, Panto Cream Nano Silver - Zinc... bôi lên vết bỏng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Panto Cream Nano Silver - ZinC là kem bôi hiệu quả trong trị bỏng.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm kem đặc trị bỏng Panto Cream Nano Silver - Zinc. Sản phẩm này được đánh giá cao và hiện đang có bán tại Hà An Pharmacy. Bạn sử dụng kem trị bỏng Panto Cream Nano Silver - ZinC thoa lên vùng da tổn thương để giúp da được bảo vệ, ngăn ngừa viêm nhiễm, rút ngắn quá trình hồi phục nhờ các thành phần hữu ích như Pro Vitamin B5, vaseline, Zinc Oxide Nano, dầu hạnh nhân,... có chứa trong sản phẩm này.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được thắc mắc bị bỏng bôi mỡ trăn được không. Mỡ trăn chỉ hiệu quả đối với các vết bỏng nhẹ, còn vết bỏng nặng, hở miệng bạn tuyệt đối không dùng mỡ trăn để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý là dù bị bỏng ở cấp độ nào thì bạn cũng cần chăm sóc vết thương thật cẩn thận, giữ cho vết bỏng được thông thoáng, không tự ý bôi thuốc, nguyên liệu nào mà không có sự cho phép của bác sĩ để tránh khiến cho vết bỏng ngày càng trầm trọng hơn.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp