Bệnh sỏi mật bùn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị
Sỏi mật bùn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn túi mật, đường mật, ứ tắc dịch mật,... nếu như không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa trị căn bệnh này là điều vô cùng quan trọng.
Bệnh sỏi mật bùn là gì?
Sỏi mật bùn hay sỏi bùn túi mật là những chất rắn có kích thước nhỏ, dạng hạt, nằm li ti và rải rác trong túi mật. Các thành phần chính của sỏi bùn túi mật gồm có canxi bilirubinat, muối mật, cholesterol và chất nhầy. Trong một khoảng thời gian dài, sỏi bùn túi mật có thể lắng đọng lại và xảy ra tình trạng sỏi cholesterol trong túi mật. Tình trạng này còn được gọi là sỏi mật.
Thông thường, rất nhiều trường hợp người bệnh không biết mình bị sỏi mật bùn cho đến khi có những cơn đau dữ dội xuất hiện. Tuy nhiên, sỏi bùn có thể tự phân hủy hoặc bị túi mật co bóp đẩy ra ngoài.
Như đã nói ở trên, nếu không kịp thời chữa trị thì bệnh sỏi bùn túi mật có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần cẩn thận khi có những cơn đau xuất hiện và tuyệt đối không nên chủ quan.
Bệnh sỏi mật bùn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Nguyên nhân bị bệnh sỏi bùn túi mật
Theo nghiên cứu, bệnh sỏi bùn túi mật xảy ra là do các nguyên nhân chính sau:
- Sỏi viên: Việc xảy ra tình trạng tắc nghẽn ống mật do sỏi gây ra cũng là một trong những nguyên nhân tạo thành sỏi bùn túi mật.
- Đang mang thai: Trong suốt thời gian mang thai, túi mật sẽ bị bào thai phát triển chèn ép. Tuy nhiên, sau sinh thì túi mật sẽ bình thường trở lại.
- Ăn kiêng không khoa học, lành mạnh và ép giảm cân: Với một chế độ ăn kiêng không khoa học, lành mạnh và ép cân sẽ khiến cho cơ thể phải đốt đi năng lượng từ mỡ. Điều này sẽ làm cho tụy, mật và gan phải hoạt động nhiều, gan tiết ra nhiều cholesterol hơn làm tăng nguy cơ lắng đọng và gây ra bùn túi mật.
- Sử dụng các loại thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc giảm mỡ máu, thuốc tránh thai,... trong một khoảng thời gian dài cũng là nguyên nhân tạo nên bệnh sỏi bùn mật.
- Cholesterol dư thừa trong mật: Gan tiết nhiều cholesterol sẽ khiến mật không thể hòa tan. Từ đó, gây ra tình trạng dư thừa cholesterol, tại thành sỏi.
- Bilirubin dư thừa trong mật: Bên cạnh việc tiết nhiều cholesterol, thì khi gan tiết nhiều bilirubin cũng gây ra bùn túi mật.
- Sử dụng thường xuyên các đồ uống có cồn: Việc sử dụng quá nhiều các đồ uống có cồn như bia, rượu,... sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, dịch mật không có khả năng lưu thông để hòa tan hoạt chất cholesterol và tạo ra sỏi bùn túi mật.
- Ăn uống qua đường tĩnh mạch: Đối với những bệnh nhân phải phẫu thuật dạ dày hoặc phải ăn uống qua đường tĩnh mạch thì nguy cơ xảy ra bệnh sỏi bùn túi mật càng cao do ứ đọng dịch mật.
Những biểu hiện khi bị sỏi mật bùn
Việc nhận biết được những biểu hiện của bệnh sỏi mật bùn là điều vô cùng quan trọng. Bởi đó sẽ là cơ sở để người bệnh có thể phát hiện sớm căn bệnh này. Từ đó, sẽ có hướng điều trị tốt nhất tránh được những trường hợp nghiêm trọng xảy ra. Dưới đây là một số biểu hiện khi mắc bệnh sỏi bùn túi mật.
- Cơ thể có triệu chứng sốt nhẹ, vàng da, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi và ớn lạnh;
- Dạ dày có cảm giác khó chịu, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn;
- Đi đại tiện ra phân có màu nhạt và lạ hơn bình thường;
- Những cơn đau ở mạn sườn bên phải xuất hiện sau mỗi bữa ăn. Mức độ cơn đau có thể thay đổi, lúc thì đau nhẹ, lúc thì đau dữ dội;
- Khi ăn nhiều những đồ ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ thì hay bị đau bụng.
Đau mạn sườn phải là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi mật bùn
Cách chữa trị phổ biến bệnh sỏi mật bùn
Hiện nay, với công nghệ khoa học phát triển thì các phương pháp chữa trị bệnh sỏi mật bùn cũng được cải tiến mang đến những hiệu quả vượt trội so với những phương pháp chữa trị thông thường trước đây.
- Phẫu thuật mổ nội soi: Đối với cách này, bệnh nhân sẽ được mổ để cắt túi mật được xem là nguồn gốc sinh ra sỏi. Ngoài ra, khi mổ nội soi sẽ có nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ trước đây là mổ hở ví dụ như: Vết mổ nhỏ hơn, bệnh nhân ít đau hơn, thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
- Tán sỏi túi mật thông qua da: Đây là phương pháp chữa trị bằng cách tán sỏi túi mật và lấy sỏi qua da. Đối với phương pháp này, người bệnh nên 6 tháng đi khám 1 lần để kiểm tra lại.
- Dẫn lưu túi mật qua da: Đây sẽ là cách chữa trị phù hợp với những bệnh nhân là người già yếu, người có bệnh nền.
Mổ nội soi là cách chữa trị bệnh sỏi mật bùn hiệu quả hiện nay
Khi bị sỏi mật bùn có gây nguy hiểm đối với sức khỏe không?
Đối với căn bệnh nào cũng vậy, sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không kịp thời chữa trị và bệnh sỏi bùn túi mật cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là một số biến chứng do bệnh sỏi mật bùn có thể gây ra.
- Viêm tụy cấp: Đây là biến chứng thường hay gặp nhất khi bị sỏi mật túi bùn. Biến chứng này xảy ra khi sỏi bùn di chuyển đến vị trí ống tụy và làm viêm.
- Viêm túi mật: Ngoài viêm tụy cấp, viêm túi mật cũng là biến chứng của sỏi mật bùn. Khi dịch mật bị ứ không thể lưu thông được thì gây ra viêm túi mật.
- Bị sỏi mật: Như đã nói ở trên, sỏi bùn túi mật có thể gây ra sỏi mật. Nếu xảy ra biến chứng này thì người bệnh sẽ rất đau đớn ở vùng bụng.
- Tắc nghẽn ống dẫn mật: Khi sỏi mật bùn tích tụ lại thì có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mật gây ra tình trạng nhiễm trùng túi mật rất nguy hiểm.
- Xơ gan: Khi bị sỏi mật bùn thì gan sẽ tiết ra nhiều hoạt chất bilirubin gây ra bệnh xơ gan.
Trên đây là bài viết tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về bệnh sỏi mật bùn. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này, đặc biệt là những ai đang mắc bệnh sẽ có hướng điều trị tốt nhất.
Quân lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp