Bé bị sổ mũi xanh phải làm sao? Giải pháp cải thiện khi bé bị sổ mũi xanh

Viêm xoang, viêm phế quản hay thay đổi thời tiết đều sẽ khiến cho bé bị sổ mũi xanh. Vậy cha mẹ đã tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho tình trạng này hay chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn thì hãy cùng Hà An Pharmacy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Bé bị sổ mũi xanh do đâu?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhạy cảm và có khả năng tiếp xúc cao với nhiều mầm bệnh. Chính vì vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bé bị sổ mũi xanh. Dưới đây là tổng hợp một số tác nhân gây bệnh điển hình mà cha mẹ nên nắm rõ.

Ảnh hưởng của thời tiết

Khoảng thời gian giao mùa, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh là điều kiện thích hợp để các loại virus và vi khuẩn sinh sôi. Khi đó, bé sẽ không có đủ sức đề kháng để chống lại các loại vi sinh vật tấn công vào niêm mạc mũi. Đó là lý do tại sao trong thời điểm này, cha mẹ cần chú ý tới việc bảo vệ và thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của bé.

Bé bị sổ mũi xanh phải làm sao? Giải pháp chữa sổ mũi xanh cho bé mà cha mẹ cần biết 1
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố khiến cho bé bị sổ mũi xanh

Sức đề kháng yếu

Hệ thống miễn dịch của các bé vô cùng nhạy cảm và chưa được phát triển toàn diện. Do đó, nguy cơ về các bệnh lý liên quan đường hô hấp sẽ càng trở nên đáng lo ngại. Sự xâm nhập của nấm mốc và vi khuẩn xung quanh sẽ càng làm gia tăng tình trạng bé bị sổ mũi xanh.

Thói quen sinh hoạt

Bé nằm trong phòng điều hòa quá lâu, tiếp xúc với nhiệt độ lạnh một thời gian dài cũng là điều mà cha mẹ cần lưu ý. Môi trường điều hòa là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng sổ mũi xanh ở trẻ nhỏ. Đi kèm với đó là các cơn ho, thở khò khè, khản tiếng, các biểu hiện này thường có xu hướng trở nặng hơn khi về đêm.

Chất gây dị ứng

Sống trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm khói bụi, có nhiều nấm mốc, lông vật nuôi… sẽ càng để lại nhiều rủi ro về sức khỏe của bé. Các tác nhân gây dị ứng này một khi đã đi vào cơ quan niêm mạc mũi sẽ làm cho bé có dấu hiệu kích ứng. Bên cạnh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi xanh thì bé còn có thể bị phát ban, mẩn ngứa khắp cơ thể.

Chẩn đoán sức khỏe thông qua màu nước mũi của bé

Theo nhiều chuyên gia, cha mẹ hoàn toàn xác định được các vấn đề về sức khỏe của bé bằng việc nhìn vào màu sắc của nước mũi. Điển hình là một số phương pháp nhận biết bệnh lý qua màu nước mũi như:

  • Nước mũi trong suốt: Sức khỏe của bé ổn định, không có gì đáng lo ngại. Trong trường hợp mũi tiết dịch nhiều thì có khả năng bé bị cảm nhẹ hoặc dị ứng.
  • Kết cấu của nước mũi có cảm giác dính: Đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm trùng do virus.
  • Bé bị sổ mũi xanh: Các tế bào trong cơ thể chịu áp lực không nhỏ từ sự tấn công của nhiễm trùng.
  • Nước mũi có màu hồng hoặc đỏ: Có máu lẫn ở trong dịch nhầy. Nguyên nhân ban đầu là do các mao mạch nhỏ trong vùng mũi bị tổn thương.
  • Nước mũi màu trắng: Niêm mạc mũi của các bé có biểu hiện sưng nề, viêm mũi khiến phần dịch tiết ra chậm.

Bé bị sổ mũi xanh có nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng khi bé bị sổ mũi xanh còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và sức khỏe của bé. Nếu như bé chỉ bị sổ mũi xanh thông thường, không có bất kỳ phản ứng nào đáng lo ngại thì cha mẹ không cần quá lo lắng.

Ngược lại, quá trình chăm sóc và xử lý chứng bệnh sai cách sẽ càng làm tăng nguy cơ bé tiết ra nhiều dịch mũi. Hệ lụy kéo theo là các cơn ho và khó thở dần trở nên nặng nề hơn, chi phối nhịp sống của bé.

Tính nghiêm trọng của việc sổ mũi xanh ở trẻ nhỏ là khi chứng bệnh đi kèm sốt liên tục trong vòng 3 - 4 ngày. Đồng thời, xuất hiện cảm giác đau nhức sau ổ mắt, nặng đầu, nôn ói. Lúc này, bé có thể bị viêm xoang do vi khuẩn hoặc gặp một trong các biến chứng nghiêm trọng khác. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.

Bé bị sổ mũi xanh phải làm sao? Giải pháp chữa sổ mũi xanh cho bé mà cha mẹ cần biết 2
Nhiều bậc cha mẹ lo ngại bé bị sổ mũi xanh có nguy hiểm không

Giải pháp khắc phục tình trạng sổ mũi xanh cho bé hiệu quả

Sau đây là những kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh lý sổ mũi xanh tại nhà an toàn mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Thành phần có trong nước muối có công dụng làm sạch bụi bẩn và tiêu diệt các vi sinh vật trong khoang mũi của bé.

Cơ chế hoạt động của nước muối sinh lý là làm loãng dịch nhầy và dần dần đưa ra khỏi cơ thể, giúp cho mũi được thông thoáng hơn. Cùng với đó là hỗ trợ bảo vệ vùng niêm mạc của bé, ngăn chặn viêm đường hô hấp. Cha mẹ có thể tham khảo lời khuyên của các bác sĩ trước khi rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm để lại rất nhiều rủi ro về viêm mũi dị ứng ở các bé. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn dọn dẹp nhà cửa, đảm bảo không khí trong nhà luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Thêm vào đó, thường xuyên thay chăn gối và rèm cửa, lau chùi các khu vực như bàn ghế, tay nắm cửa… Nên mở cửa sổ vào ban ngày để không khí luôn được lưu thông, mang lại cảm giác thông thoáng cho căn nhà.

Bé bị sổ mũi xanh phải làm sao? Giải pháp chữa sổ mũi xanh cho bé mà cha mẹ cần biết 3
Giữ cho nhà cửa sạch sẽ giúp phòng tránh các tác nhân gây chảy nước mũi ở bé

Giữ ấm cơ thể

Nhiệt độ là một trong những tác nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống miễn dịch của bé. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… đều bắt nguồn từ việc bé bị nhiễm lạnh.

Do vậy, các phụ huynh hãy luôn cho bé mặc áo ấm khi thời tiết trở lạnh, chọn chất liệu vải của áo có độ thấm hút cao. Nếu như bé đã quen với nhiệt độ của máy lạnh ở trong nhà, cha mẹ nên sử dụng thiết bị phun sương để tăng cường độ ẩm. Cho bé vận động vừa sức cũng là một cách để tăng nhiệt độ cơ thể và tránh nguy cơ nhiễm lạnh.

Hình thành chế độ dinh dưỡng khoa học và uống đủ nước

Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức đề kháng của trẻ nhỏ. Mẹ cần thay đổi thực đơn thường xuyên để giúp bé cân bằng dinh dưỡng, kích thích cảm giác ăn ngon miệng. Hơn nữa, mẹ đừng quên cho bé uống nước đầy đủ khi bé bị sổ mũi xanh bởi tình trạng thiếu nước sẽ làm cho dịch nhầy đặc quánh lại. Bổ sung đủ nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy mũi và bé sẽ hô hấp dễ dàng hơn.

Bé có dấu hiệu bị sổ mũi xanh khi nào cần gặp bác sĩ?

Song song với việc chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải luôn theo theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Đặc biệt, cần đưa bé tới bệnh viện nếu tình hình bệnh không có tiến triển cũng như xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

  • Các bé dưới 2 tháng tuổi bị chảy nước mũi xanh đặc, đi kèm với sốt cao.
  • Xuất hiện các cơn ho kéo dài liên tục trong 2 tuần.
  • Nước mũi quá đặc khiến bé khó thở, thở khò khè.
  • Lồng ngực lõm, bé có biểu hiện thở gấp.
  • Dịch mũi của bé chỉ chảy từ một bên, dịch màu xanh lẫn máu và có mùi hôi.
Bé bị sổ mũi xanh phải làm sao? Giải pháp chữa sổ mũi xanh cho bé mà cha mẹ cần biết 4
Liên hệ với bác sĩ để được thăm khám khi bé có các biểu hiện bất thường

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh đã giảm bớt đi sự lo lắng khi bé bị sổ mũi xanh. Chúc bé yêu của bạn luôn có một sức khỏe tốt và hãy tiếp tục đồng hành cùng Hà An Pharmacy trong những bài viết tiếp theo nhé!



Chat with Zalo