Bé 2 tuổi bị hôi miệng: Mẹ tuyệt đối đừng làm những điều này

Bình thường, miệng của trẻ 1-2 tuổi không có mùi hôi mà chỉ có mùi sữa. Chính vì vậy mà khi thấy bé 2 tuổi bị hôi miệng, thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý.

Nguyên nhân bé 2 tuổi bị hôi miệng

Thủ phạm gây răng miệng ở trẻ em chủ yếu đến từ vấn đề răng miệng hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bé. Cụ thể:

1. Vệ sinh răng miệng kém

bé 18 tháng bị hôi miệng, nguyên nhân chính là do thức ăn thừa còn bám trong miệng gây ra, còn với bé 2 tuổi bị hôi miệng thì vấn đề vệ sinh răng miệng lại là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.

Nguồn sống chính của những vi khuẩn thường sống trong miệng là các thực phẩm còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi và bám quanh amidan. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc bé 2 tuổi bị hôi miệng, đặc biệt nếu những thực phẩm thừa này được tạo điều kiện “ở lại” lâu dài trong miệng.

Khe răng, cao răng hay các lỗ sâu răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào bị hơi thở hôi (các bệnh viêm nướu, viêm lợi thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ).

tre 2 tuoi bi hoi mieng 01Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân gây hôi miệng

2. Khô miệng

Nếu bé bị nghẹt thở và phải thở bằng miệng thì sẽ khiến vi khuẩn trong miệng có cơ hội tăng trưởng, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt có tác dụng làm sạch và làm ẩm khoang miệng, nếu không có đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng. Khi vi khuẩn trong miệng gia tăng, thiếu oxy và nước bọt, tất cả những điều này đều khiến cho hơi thở có mùi. 
Ngoài ra, những thói quen như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn là nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị hôi miệng. Ở nhiều bé, răng hư gây hôi miệng cũng là nguyên nhân phổ biến đặc biệt là tình trạng răng sâu.

3. Ốm đau và bệnh trong cơ thể

Đôi khi, những bệnh như viêm xoang, viêm amidan hay dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay  nôn trớ cũng thường có hơi thở rất khó chịu. Bệnh còn có thể kèm theo một số biểu hiện khác như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, khó thở, khó nuốt,…

Trào ngược dạ dày thực quản cần được phân biệt với chứng nôn trớ sinh lý thông thường. Trẻ nhỏ còn có thể bị trào ngược do cấu tạo bẩm sinh của van tâm vị bị tổn thương.

4. Vi khuẩn

Vi khuẩn sống trong miệng sẽ tương tác với những mẩu thức ăn thừa, gây hơi thở có mùi. Vi khuẩn khi phản ứng với nước bọt làm hơi thở hôi. Đây là lý do vì sao buổi sáng, bạn có thể phát hiện hơi thở của bé có mùi hôi hơn thường lệ. Sau một giấc ngủ ban đêm, phản ứng giữa các chất trong miệng bé sẽ gây ra một mùi, mùi này vẫn còn cho đến khi bạn lau cọ răng miệng cho bé vào buổi sáng.

5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị hôi miệng. Đường trong chế độ dinh dưỡng của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bạn cho bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Phương pháp điều trị cho bé 2 tuổi bị hôi miệng

1. Nhắc nhở và hỗ trợ bé trong việc vệ sinh răng miệng

Từ khi còn nhỏ, bé cần được bố mẹ tập luyện cho thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng, súc miệng thường xuyên (mỗi ngày hai lần: sau khi thức dậy và trước khi ngủ).

Trường hợp bé còn quá nhỏ, chưa có khả năng tự đánh răng thì bố mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách dùng gạc mềm thấm nước, lau răng miệng sạch sẽ cho bé. Bố mẹ cũng cần lưu ý đến việc làm sạch lưỡi cho bé bằng các dạng bàn chải lưỡi chuyên dụng, đảm bảo cho bé không bị đau, khó chịu và dần thích nghi được với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

be 2 tuoi bi hoi miengChế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt bệnh lý ở cả người lớn và trẻ em

Khi bé đã lớn hơn, bố mẹ có thể dạy bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp loại bỏ tuyệt đối những vi khuẩn và cặn thức ăn trong khoang miệng: Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng.

2. Duy trì chế độ ăn uống khoa học và phù hợp

Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt bệnh lý ở cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp bé 2 tuổi bị hôi miệng, bố mẹ cần có sự điều chỉnh trong vấn đề ăn uống của bé bằng một số cách thức như sau:

  • Hạn chế cho bé sử dụng các sản phẩm ngọt: Đồ ngọt như bánh, kẹo thường tạo sự thu hút với trẻ nhỏ.
  • Tuy nhiên, lượng đường có trong các sản phẩm này lại đem đến nguy cơ khiến bé mắc phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu và từ đó dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, các gia vị có mùi như tỏi, hành, tiêu, ớt cũng cần được hạn chế tối đa trong khi chế biến đồ ăn.
  • Bố mẹ nên tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa hay cho bé ăn quá no một lúc, dễ gây ra rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra vấn đề răng miệng cho bé.

Mẹ lưu ý 1 số điều khi bé 2 tuổi bị hôi miệng

Khi bé 2 tuổi bị hôi miệng cha mẹ tuyệt đối cần tránh điều sau:

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn

Thịt là thức ăn yêu thích của nhiều trẻ em. Khi ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở.

tre 2 tuoi bi hoi mieng 02Khi ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở

Số người mắc bệnh hôi miệng chiếm tới hơn 27,5%. Và ở các nước phương Tây con số này có tỉ lệ lên tới 50%. Người phương Tây theo đánh giá là có thói quen và ý thức để vệ sinh răng miệng tốt, nhưng thay vào đó, họ có tỉ lệ bị hôi miệng cao xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống.

Nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.

Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe dành cho bạn là không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng nguy cơ gây hôi miệng do thịt dính trong răng miệng tạo ra vi khuẩn và tạo ra mùi hôi.

Thu Hà



Chat with Zalo