Bé 16 tuần tuổi có đặc điểm gì? Cách chăm sóc bé 16 tuần
Các mẹ bỉm, đặc biệt là những phụ nữ trẻ lần đầu làm mẹ sẽ rất quan tâm đến sức khoẻ của bé ở những năm đầu đời. Thực tế trẻ từ khi chào đời cho đến 2 năm tuổi nếu được nuôi dưỡng khoa học thì bé sẽ phát triển rất nhanh. Vậy với cột mốc bé 16 tuần tuổi thì có những đặc điểm phát triển gì và chăm bé sao cho khoa học?
Những cột mốc phát triển của bé
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ sơ sinh của bố mẹ cho nên hành trình phát triển của mỗi bé là khác nhau. Tuy nhiên theo chuẩn phát triển của các bé trong nhiều nghiên cứu của chuyên gia thì trẻ sơ sinh đến 1 tuổi đều trải qua những cột mốc đặc biệt.
Sau khoảng 4 tuần tuổi, bé được nuôi dưỡng bởi sữa nên có thể đã “thay da đổi thịt” ít nhiều. Lúc này bé có thể đã ngẩng đầu lên một xíu khi được đặt nằm sấp. Tuy nhiên nếu thực sự ngẩng đầu lên tạo một góc 45 độ thì thường là khi bé đã 2 tháng tuổi. Những bé khi tròn 6 tháng tuổi thì có thể hoàn toàn kiểm soát được toàn bộ đầu mình, bé có thể xoay đầu, ngẩng đầu nhìn về phía trước, cố gắng dùng tay nâng người.
![Bé 16 tuần tuổi: Phát triển ra sao và chăm sóc thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_16_tuan_tuoi_phat_trien_ra_sao_va_cham_soc_the_nao_1_dc2df989bd.jpg)
Ngoài ra từ khi bé sinh ra, nếu phát triển bình thường thì trẻ đã có thể phát ra âm thanh từ tiếng khóc, cười. Nhưng để nghe được những âm rõ ràng hơn thì thường là vào giai đoạn bé đạt 3 - 4 tháng tuổi khi dây thanh quản cũng như trí não bé phát triển tốt hơn. Vào lúc này bé cũng có thể đã lật người.
Thời gian lúc bé 16 tuần tuổi cho đến khi đạt 1 tuổi thì mẹ bỉm có thể nhận ra bé phát triển rất nhanh. Bé sẽ bắt đầu biết bò, trườn cho đến có thể tự ngồi thậm chí đi được những bước đi đầu tiên. Thời gian này về mặt cảm xúc bé cũng sẽ phát triển hơn, bé biết hờn giận, bày tỏ cảm xúc qua nụ cười hay tiếng khóc một cách rõ ràng.
Hơn nữa bé cũng thích khám phá, nhanh nhạy hơn trong quá trình quan sát mọi vật xung quanh. Nhiều chuyên gia nhận định đây chính là thời điểm vàng để bố mẹ tăng tương tác và dạy con những kỹ năng sống đầu tiên. Việc chăm sóc đúng không chỉ giúp bé phát triển nhanh về mặt thể chất mà còn giúp bé có nhận thức đúng đắn và sở hữu trí tuệ tường minh.
Bé 16 tuần tuổi có đặc điểm gì?
Trẻ 16 tuần tuổi sẽ tăng cân khá nhanh, đặc biệt là khi mẹ có kết hợp giữa bú sữa mẹ và sữa công thức. Vậy lúc này cân nặng bao nhiêu là phù hợp? Chỉ số cân nặng tiêu chuẩn của bé là từ 6 đến 9 kg. Thường bé nam sẽ nặng hơn so với bé gái khoảng 1 kg. Ngoài ra chiều dài cơ thể của bé lúc này sẽ dài khoảng 60 đến 80 cm.
![Bé 16 tuần tuổi: Phát triển ra sao và chăm sóc thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_16_tuan_tuoi_phat_trien_ra_sao_va_cham_soc_the_nao_2_afe7da35df.jpg)
Ngoài ra khi trẻ đạt cột mốc 16 tuần tuổi thì bé đã có những đặc điểm nổi trội sau:
- Về mặt cảm xúc: Bé bắt đầu biết cười, bắt chước một vài chuyển động của người lớn, thích chơi với người khác cũng như có thể khóc nếu mọi người ngừng chơi.
- Về mặt ngôn ngữ: Bé 16 tuần tuổi thường có tiếng khóc lớn, khoẻ. Bên cạnh đó bé còn sẽ bắt đầu bập bẹ, phát âm theo cảm xúc cũng như bắt đầu dùng tiếng cười, âm thanh bập bẹ của bản thân để phản ứng với các tình huống xung quanh. Chưa kể nếu quanh bé lúc này có nhiều đồ vật màu sắc hay gương thì bé rất hứng thú để quan sát.
- Về mặt nhận thức: Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi, bé đã biết thể hiện cảm xúc vui hay buồn. Mắt của bé hoạt động linh hoạt hơn có thể chuyển động từ bên này sang bên kia. Một số trẻ nhận ra người thân ở khoảng cách nhất định thậm chí đã bắt đầu biết đưa tay ra với lấy đồ vật để chơi.
- Về mặt vận động: Trẻ lúc 16 tuần tuổi có thể nằm ngửa, nằm sấp, ngóc đầu lên một cách vững vàng. Một số bé bắt đầu có xu hướng muốn lật người. Giai đoạn này bé cũng đã biết nắm lấy đồ chơi, đưa tay hay những vật bé thích vào miệng.
Vậy có thể thấy với độ tuổi này, bé đã phát triển rất nhiều so với những ngày đầu vừa chào đời. Lúc này nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ. Một số mẹ bỉm không đủ sữa có thể dùng sữa công thức. Giai đoạn này bé cũng phải tiêm chủng một số mũi tiêm quan trọng nên việc chăm lo cho sức khỏe của bé thật ổn định là ưu tiên hàng đầu.
Chăm bé lúc 16 tuần tuổi thế nào?
Chăm con sao cho khoa học để bé nhanh lớn là điều mà mẹ bỉm nào cũng quan tâm. Vậy với trẻ 16 tuần tuổi thì cần lưu ý những gì khi chăm sóc bé?
Giấc ngủ của bé
Hãy đảm bảo con bạn luôn được ngủ tròn giấc. Vào giai đoạn 16 tuần tuổi thì giấc ngủ của trẻ cũng đã ổn định, không còn hay giật mình vào giữa đêm như trước. Ở độ tuổi này, trẻ có thể ngủ liên tục 6 tiếng mỗi đêm và có thể bỏ qua bú đêm nếu bé không đói. Mẹ bỉm không cần phải đánh thức bé dậy vào ban đêm để bú. Ngoài ra muốn con ngủ tròn giấc hơn hãy bật đèn mờ cho bé bớt sợ và hạn chế phát ra tiếng ồn lớn khi bé say giấc.
Vệ sinh cho bé
Giai đoạn từ khi sinh ra cho đến 2 tuổi, bé sẽ rất thường xuyên mặc bỉm. Vậy nên tình trạng hăm tã sẽ xảy ra nếu không được vệ sinh và mặc đúng cách. Nên thay tã thường xuyên cho con và chọn loại tã có chất liệu lành tính. Thường xuyên rửa vùng kín của bé cùng nước ấm và dung dịch vệ sinh dành riêng cho trẻ để ngừa vi khuẩn tấn công. Ngay khi có dấu hiệu hăm tã, phải đổi bỉm và thoa thuốc vào vùng hăm cho trẻ.
![Bé 16 tuần tuổi: Phát triển ra sao và chăm sóc thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_16_tuan_tuoi_phat_trien_ra_sao_va_cham_soc_the_nao_3_1192fb7128.jpg)
Dinh dưỡng cho bé
Vào độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu mọc răng và tình trạng chảy nước dãi sẽ xảy ra. Tốt nhất nên thay áo quần cho bé thường xuyên nếu dính nước dãi và đeo khăn cho bé. Một số bé mọc răng sẽ bị sốt vậy nên phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thường xuyên cho bé bú và có thể bổ sung sữa công thức, sữa non để bé hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn.
Trên đây là những chia sẻ về sức khỏe của bé 16 tuần tuổi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về sự phát triển của trẻ và có cho bản thân kế hoạch chăm con thật khoa học.
Xem thêm: Bé 15 tuần tuổi sẽ phát triển ra sao?