Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo? Những ai nên ăn bánh khúc gạo nứt?

Bánh khúc gạo lứt có lẽ là một trong những món ăn truyền thống được cải biến thành công nhất dành cho những người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng, giảm cân. Tuy nhiên không ít người thắc mắc rằng một chiếc bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo? Bánh khúc gạo lứt không dành cho những đối tượng nào? Nếu bạn đang thắc mắc thì hãy đọc ngay bài viết này để có được câu trả lời nhé.

Bánh khúc gạo lứt - món ăn chuẩn healthy dành cho những ai đang ăn kiêng

Bánh khúc (hay còn được gọi với cái tên khác là xôi khúc) là một đặc sản của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tiếng rao "ai bánh khúc đây, ai bánh khúc nào" có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ của không biết bao nhiêu người. Cứ vào mùa rau khúc - khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch - những chiếc bánh khúc nức mùi lại xuất hiện khắp mọi nơi. Một chiếc bánh khúc nóng hổi đậm mùi lá nếp kết hợp với phần nhân bánh mềm dẻo thơm nức bên trong khiến ai cũng phải trầm trồ nhớ mãi không thôi.

Bánh khúc dẻo thơm là thế nhưng cũng khiến nhiều người e ngại bởi thành phần chính có quá nhiều tinh bột, điều này sẽ gây ra các vấn đề về cân nặng hoặc những người mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường phải kiêng kem tinh bột, phải dè chừng khi ăn xôi khúc.

Tuy nhiên với món bánh khúc gạo lứt được cải biến từ công thức làm món bánh khúc truyền thống, thay thế gạo nếp bằng gạo lứt cực tốt cho sức khỏe thì món ăn dân dã này đã không còn là nỗi sợ với nhiều người.

Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo? Những ai nên ăn bánh khúc gạo nứt? 1 Bánh khúc gạo lứt - món ăn cực healthy lại bổ dưỡng

Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo?

Trước khi giải đáp câu hỏi bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo chúng ta sẽ đi tìm tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng trong một chiếc bánh khúc chuẩn eat clean này nhé.

Thành phần dinh dưỡng

Từ công thức cũng như cách làm món bánh khúc gạo lứt mà chúng ta có thể chỉ ra trong một chiếc bánh khúc gạo lứt sẽ có:

  • Gạo lứt có nhiều công dụng với sức khỏe của con người, đây là loại gạo giàu protein và hàm lượng chất xơ cao. Một số nghiên cứu đã cho thấy trong gạo lứt có chứa acid alpha lipoic giúp làm giảm trọng lượng và tỷ lệ mỡ của cơ thể bằng cách chuyển hóa các chất béo và hỗ trợ giải phóng mỡ thừa. Thành phần giàu dinh dưỡng của gạo lứt đen như sắt, canxi, magie,... có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể và thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
  • Đỗ xanh trong nhân bánh mềm, nhuyễn, đầy đặn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như kích thích vị giác cho bữa ăn thêm ngon miệng.
  • Phần thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể.

Bánh khúc gạo lứt rất phù hợp với khẩu phần ăn dặm của bé, khẩu phần dành cho người muốn giảm cân hay những người bị mỡ trong máu cao, đặc biệt là dân văn phòng không có nhiều thời gian chuẩn bị cho bữa ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, healthy và ngon miệng.

Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo?

Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo trong một chiếc bánh khúc gạo lứt thông thường sẽ khoảng 300 calo, trong khi đó lượng calo trong một chiếc bánh khúc gạo nếp thông thường có thể lên tới 450 calo.

Vì vậy, bánh khúc gạo lứt quả là món ăn bổ dưỡng lại phù hợp với những ai đang theo các chế độ ăn uống lành mạnh hoặc giảm cân, phù hợp cả với những ai mắc bệnh tiểu đường.

Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo? Những ai nên ăn bánh khúc gạo nứt? 2 Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo có lẽ là câu hỏi mà nhiều người trong số chúng ta đặt ra

Những ai không nên dùng bánh khúc làm từ gạo nứt?

Gạo lứt tuy là được ca ngợi là loại siêu thực phẩm với nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng gạo lứt. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt để thay thế gạo nếp trong món bánh khúc.

  • Những người có hệ tiêu hóa kém: Cụ thể là những người đang mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng không nên sử dụng gạo lứt vì loại gạo này cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng, vì vậy nó khó tiêu hơn hẳn. Với những người có hệ tiêu hóa kém thì việc dùng gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc nhọc nhằn hơn.
  • Những người thiếu canxi, sắt: Gạo lứt có chứa axit phytic, chất này khi kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa và gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt.
  • Những người có khả năng miễn dịch kém: Việc cơ thể nạp hơn 50gram chất xơ mỗi ngày sẽ gây cản trở việc hấp thụ protein và tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Vậy nên với những ai có hệ miễn dịch yếu thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất.
Bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo? Những ai nên ăn bánh khúc gạo nứt? 3 Không phải ai cũng có thể dùng được gạo lứt
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã giải đáp được nghi vấn bánh khúc gạo lứt bao nhiêu calo cũng như cập nhật thêm được nhiều thông tin hữu ích về món ăn bổ dưỡng gắn liền với bao thế hệ này.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo