Thuốc Taromentin 1000mg Polfarmex điều trị viêm xoang cạnh mũi (2 vỉ x 7 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 2 Vỉ x 7 Viên
Thành phần
Amoxicillin, Clavulanic acid
Thương hiệu
Polfarmex - TARCHOMIN PHARMACEUTICAL WORKS POLFA S.A - BA LAN
Xuất xứ
Ba Lan
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-19536-15
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Taromentin là sản phẩm của Tarchomin Pharmaceutical Works "Polfa" S.A có thành phần chính là Amoxicillin và Clavulanic acid dùng trong trường hợp viêm xoang cạnh mũi và nhiễm trùng tai giữa; nhiễm trùng đường hô hấp; nhiễm trùng đường tiết niệu; nhiễm trùng da và mô mềm, bao gồm nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng xương khớp.
Cách dùng
Nuốt nguyên viên thuốc với nước nguội, uống trong bữa ăn hoặc ngay đầu bữa ăn.
Nên duy trì khoảng cách thời gian uống thuốc giữa 2 liều ít nhất 4 giờ. Không nên uống 2 liều trong vòng 1 giờ.
Không nên uống Taromentin kéo dài hơn 2 tuần. Nếu cảm thấy chưa hồi phục, tham khảo ý kiến bác sỹ.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em cân nặng trên 40 kg
Taromentin 625mg: Liều khuyến cáo là 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Taromentin 1000mg: Liều khuyến cáo là 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em cần nặng dưới 40 kg
Trẻ em có thể được điều trị với Taromentin viên nén hoặc hỗn dịch uống.
Trẻ em dưới 6 tuổi nên sử dụng Taromentin dạng hỗn dịch uống.
Taromentin 625mg: Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng Taromentin cho trẻ có cân nặng dưới 40 kg.
Taromentin 1000mg: Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng Taromentin cho trẻ có cân nặng dưới 40 kg.
Sử dụng thuốc ở bệnh nhân gan hoặc suy thận
Nếu bạn bị suy thận, nên điều chỉnh liều khi sử dụng. Bác sỹ sẽ cân nhắc liều Taromentin hoặc chỉ định loại thuốc khác.
Nếu bạn có bệnh gan, nên xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan thường xuyên.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu sử dụng quá liều Taromentin, có thể xảy ra triệu chứng chứng kích thích dạ dầy và ruột (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) hoặc co giật. Thông báo cho bác sỹ ngay khi có thể. Mang vỏ hộp thuốc hoặc chai đựng thuốc kèm theo cho bác sỹ kiểm tra.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều Taromentin, nên uống ngay lập tức khi nhớ ra. Liều tiếp theo không nên uống quá sớm, nên cách liều trước đó khoảng 4 giờ. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Như tất các các thuốc khác, Taromentin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải.
Các dấu hiệu cần lưu ý
Phản ứng dị ứng
- Ban đỏ trên da, viêm mạch máu, thể hiện bởi các đốm màu đỏ hoặc tím trên da, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Sốt, đau khớp, sưng hạch ở cổ, nách hoặc háng.
- Phù nề, đôi khi ảnh hưởng đến vùng mặt hoặc miệng (phù mạch), gây khó thở.
- Ngất xỉu.
Viêm kết tràng
Viêm kết tràng gây tiêu chảy, thường có dấu hiệu của máu và chất nhầy, đau dạ dày và/hoặc sốt.
Rất thường gặp, ADR > 1/10
- Tiêu chảy (ở người lớn).
Thường gặp, ADR < 1/10
- Tưa lưỡi (bệnh nấm candida - nhiễm trùng nấm men ở nếp gấp âm đạo, miệng hoặc da).
- Buồn nôn, đặc biệt khi dùng thuốc liều cao. Nếu các triệu chứng nôn, tiêu chảy (ở trẻ em) vẫn tiếp diễn. Nên uống Taromentin trước bữa ăn.
Không thường gặp, ADR < 1/100
- Ban đỏ trên da, ngứa.
- Ngứa phát ban (mề đay).
- Khó tiêu.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Tăng cường hoạt động của một số hoạt chất (enzym) do gan sản xuất.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Phát ban trên da, có thề rộp và trông giống như hình bia bắn nhỏ (đốm sẵm mẫu ở giữa được bao quanh bởi các vùng nhạt màu, viền xung quanh là một vòng sẫm mầu- hồng ban đa dạng).
- Giảm số lượng tế bào tham gia vào quá trình đông máu.
- Giảm số lượng bạch cầu.
Chưa rõ tần xuất
- Phản ứng quá mẫn.
- Viêm kết tràng.
- Phản ứng nghiêm trọng trên da:
- Phát ban lan rộng, kèm phông da và bong da, đặc biệt là xung quanh miệng, mắt, mũi và bộ phận sinh dục (hội chứng Stevens-Johnson), và nghiêm trọng có thé gây bong da diện rộng (hơn 30% diện tích bề mặt cơ thể - độc tổ hoại tử biểu bì).
- Ban đỏ lan rộng, mụn nước nhỏ có chứa mủ (hội chứng bỏng da do tụ cầu).
- Đỏ da, viêm da tróc vầy, mụn mủ (mụn mủ ngoài da toàn thân cấp tính).
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.