Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chỉ trong vài phút
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một thuật ngữ về lĩnh vực tâm lý ngày càng trở nên phổ biến. Bởi độ phủ sóng của hội chứng này. Nếu bạn cũng nghi ngờ hoặc thường xuyên nghe người khác nhận xét mình là người OCD thì hãy làm ngay bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau đây để đánh giá nhanh nhé!
Hiểu rõ về rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn tâm lý mà người bệnh xuất hiện các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách không chủ đích, tạo nên sự ám ảnh và thôi thúc người đó biến ý nghĩ thành hành vi cưỡng chế. Nếu những hành vi này không được thực hiện, người bệnh sẽ có cảm giác bứt rứt và khó chịu, chúng sẽ nhanh chóng giảm đi nếu người bệnh thực hiện theo những ý nghĩ bị ám ảnh chi phối.
Một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người mắc chứng OCD là ám ảnh bởi sự ngăn nắp và sạch sẽ. Ví dụ như họ sẽ thường xuyên rửa tay, thậm chí là rửa tay nhiều lần đến mức bong tróc da vẫn chưa đủ. Bên cạnh sự ngăn nắp và sạch sẽ, nhiều người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế còn có những động tác không tự chủ như bóc da tay, cắn móng tay và bứt tóc,...
Một trong những điều phải phân biệt rõ đó là OCD là một chứng rối loạn tâm lý cần sớm được kiểm soát. Đây không phải là tính cách thích sạch sẽ hay cầu toàn. Nhiều người thường nhầm lẫn về vấn đề này dẫn đến chủ quan với chứng OCD. Từ đó, chứng OCD không được điều trị sớm, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn âu lo hay nghiện chất kích thích,...
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế
OCD không phải là tính cách mà là một rối loạn tâm lý, cần được phát hiện và điều chỉnh sớm, để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và ngăn ngừa những hệ lụy về sau. Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một trong các công cụ giúp bạn quản lý OCD hiệu quả.
Khi nào cần thực hiện?
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng trắc nghiệm tâm lý để đánh giá xem bạn có nguy cơ mắc chứng OCD hay không. Lưu ý rằng bài kiểm tra này không chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế, kết quả này là yếu tố cần thiết để bạn quyết định có nên đến gặp bác sĩ tâm lý để tư vấn về chứng OCD hay không.
Vậy bạn cần thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi nào? Nếu như bạn cảm thấy có một số ý nghĩ liên tục lặp lại thôi thúc bạn thực hiện mặc dù không mong muốn, khiến bạn cảm giác như bị bắt buộc thực hiện một hành vi nào đó, Ví dụ như bạn phải liên tục kiểm tra xem cửa nhà đã khóa hay chưa hoặc nhất định phải sắp xếp đồ vật theo một thứ tự nào đó,...
Lúc này, bạn nên thực hiện những bài test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhanh chóng, để giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề tâm lý mình đang mắc phải và đưa ra quyết định đến gặp bác sĩ tâm lý.
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế chi tiết là gì, có cần thiết không?
Dưới đây là bộ câu hỏi giúp bạn đánh giá rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu có. Ở mỗi câu hỏi, hãy đọc cẩn thận và chọn đáp án thích hợp:
Câu 1. Bạn có bị làm phiền bởi những suy nghĩ hoặc hình ảnh bất định nhưng khó chịu lặp đi lặp lại trong tâm trí bạn, ví dụ như như lo ngại về bụi bẩn, hóa chất,... hoặc lo ngại việc mắc bệnh hiểm nghèo như AIDS?
- Không.
- Có.
Câu 2. Có suy nghĩ thái quá về việc giữ các đồ vật (quần áo, đồ gia dụng,..) được sắp xếp chính xác hoặc theo thứ tự hoàn hảo?
- Không.
- Có.
Câu 3. Xuất hiện hình ảnh về cái chết hoặc những sự kiện khủng khiếp khác trong đời?
- Không.
- Có.
Câu 4. Có những suy nghĩ cá nhân không được chấp nhận (thường là về khía cạnh tôn giáo, tình dục hoặc bạo lực) khiến bạn cảm thấy bị xâm phạm và ngoài tầm kiểm soát?
- Không.
- Có.
Câu 5. Lo lắng thường xuyên về những sự kiện khủng khiếp (như hỏa hoạn, trộm, lũ lụt,...) xảy ra?
- Không.
- Có.
Câu 6. Lo lắng vô tình tông xe của mình vào người đi bộ?
- Không.
- Có.
Câu 7. Lo lắng làm lây lan một căn bệnh (dù bạn không được chẩn đoán mắc phải bệnh gì)?
- Không.
- Có.
Câu 8. Cảm giác đánh mất thứ gì có giá trị?
- Không.
- Có.
Câu 9. Lo lắng gây hại cho người thân vì bạn không đủ cẩn thận?
- Không.
- Có.
10. Bạn có lo lắng về hành vi theo một ý muốn hoặc thôi thúc không mong muốn và vô nghĩa, ví dụ như lái xe của mình lao vào dòng xe cộ đang đi tới, dùng dao đâm người thân của mình, quan hệ tình dục không phù hợp,...?
- Không.
- Có.
11. Bạn có cảm thấy tâm trí bị thúc giục để lặp đi lặp lại một số hành động, chẳng hạn như rửa tay, chải chuốt quá mức hoặc theo các khuôn mẫu nào đó?
- Không.
- Có.
12. Liên tục kiểm tra công tắc đèn, vòi nước, bếp, khóa cửa, phanh khẩn cấp trong một thời gian ngắn?
- Không.
- Có.
13. Đếm; sắp xếp; các hành vi khi đi ngủ tối (như phải đảm bảo những chiếc tất trong hộp phải có cùng chiều dài)?
- Không.
- Có.
14. Kiểm tra những đồ vật vô dụng hoặc thậm chí là rác trước khi vứt chúng đi để đảm bảo không bỏ sót thứ gì?
- Không.
- Có.
15. Lặp lại các hành động thông thường như đứng lên/ngồi xuống, đóng/mở cửa cho đến khi cảm thấy vừa ý?
- Không.
- Có.
16. Có nhu cầu nhất định phải chạm vào đồ vật hoặc con người?
- Không.
- Có.
17. Đọc lại hoặc viết lại không cần thiết; mở lại email nhiều lần dù không cần thiết để kiểm tra trước khi chúng được gửi đi?
- Không.
- Có.
18. Thường xuyên kiểm tra cơ thể của bạn để tìm dấu hiệu của bệnh tật?
- Không.
- Có.
19. Tránh né những vật có liên quan đến các sự kiện đáng sợ hoặc những suy nghĩ khó chịu như tránh né số 13 (xui xẻo) hay màu đỏ (máu)?
- Không.
- Có.
20. Liên tục tự trấn an bản thân rằng bạn đã nói hoặc làm điều gì đó đúng?
- Không.
- Có.
Nếu có đến hơn 50% câu trả lời là có, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ tâm lý và tư vấn giải quyết các rối loạn tâm lý mình đang mắc phải.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Mặc dù không có giá trị chẩn đoán trực tiếp nhưng đây chính là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực để bác sĩ và cả bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải và giải quyết chúng một cách hiệu quả.
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp