Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Một số điều mẹ bầu cần biết khi bị mụn nhọt

Mọc mụn nhọt có thể khiến bà bầu đau nhức nhiều ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy khi bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao và cách điều trị mụn nhọt an toàn cho mẹ bầu như thế nào?

Vì sao bà bầu bị mụn nhọt?

Trước khi tìm hiểu khi bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bà bầu bị mụn nhọt nhé. Mụn nhọt là tình trạng xảy ra chủ yếu do liên cầu và tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng nang lông, khiến các ổ áp xe hình thành trên da. Mụn thường có triệu chứng như sưng đỏ, đau và chứa mủ. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị mụn nhọt trong thai kỳ, đa phần là do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch trong thai kỳ bị suy giảm. 

Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Một số điều mẹ bầu cần biết khi bị mụn nhọt 1
Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai là nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị mọc mụn nhọt

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone gia tăng đột biến khiến chu trình hoạt động của da thay đổi và làm tăng cao lưu lượng máu. Bên cạnh đó, androgen tăng cao khiến da sản xuất nhiều dầu thừa dễ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển và gây nên tình trạng mụn nhọt ở bà bầu. Ngoài ra, bà bầu bị mọc mụn nhọt cũng có thể vì một số lý do như: Ăn đồ cay nóng, căng thẳng kéo dài, viêm nang lông, mẹ bầu bị bệnh da liễu, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, mẹ bầu có vết thương hở trên da hoặc đến từ một số lý do khác.

Bà bầu nổi mụn nhọt có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng bà bầu nổi mụn nhọt là điều bình thường và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên một số loại mụn nhọt có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Mụn nhọt mới ban đầu chỉ là nốt sần nhỏ, màu đỏ, sưng nề và có triệu chứng tấy đỏ tại nang lông. Sau khoảng từ 2 - 3 ngày, tổn thương lan rộng, có mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành nhân mụn. Khi nổi mụn nhọt, mẹ bầu thường cảm thấy đau nhức, nhất là khi mụn nhọt nổi tại các vị trí như vành tai, mũi hoặc tại vùng da có rãnh. Tùy vào lượng vi khuẩn tích tụ ít hay nhiều mà mức độ tổn thương sẽ khác nhau, mụn nhọt có thể khiến mẹ bầu cảm thấy toàn thân mệt mỏi, sốt hoặc thậm chí bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, mẹ bầu mọc mụn nhọt cũng có thể khiến để lại sẹo thâm khó trị, ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu.

Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Một số điều mẹ bầu cần biết khi bị mụn nhọt 2
Mụn nhọt có thể khiến mẹ bầu cảm thấy toàn thân mệt mỏi, sốt hoặc thậm chí bị nhiễm trùng

Mẹ bầu cũng nên lưu ý chăm sóc và điều trị mụn nhọt đúng cách vì nếu không được điều trị đúng cách, mụn nhọt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, nếu không trị dứt điểm, mụn nhọt có thể lây lan và gây nhiễm trùng da diện rộng. Điều này cực kỳ nghiêm trọng vì có thể gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.

Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao?

Trong quá trình mang thai không ít mẹ bầu bị nổi nhọt khiến nhiều người lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao và điều trị như thế nào để an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé?

Đầu tiên khi phát hiện mụn nhọt, mẹ bầu hãy giữ vệ sinh thật kỹ, thực hiện các bước sát trùng và chống nhiễm khuẩn một cách cẩn thận nhất. Mẹ bầu lưu ý không nên nặn mụn hoặc kích thích vào vị trí bị tổn thương, thực hiện bôi thuốc sát khuẩn đều đặn mỗi ngày từ 2 - 4 lần. Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể tham khảo để điều trị mụn nhọt:

Việc thực hiện điều trị tại nhà

Nếu mụn nhọt nhỏ và không có nguy cơ gây tổn thương lớn cho làn da thì mẹ bầu có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà. Mẹ có thể giảm đau và kích thích nhân mụn mủ chảy ra ngoài một cách tự nhiên bằng cách thực hiện chườm ấm lên vùng da bị viêm nhiễm nhiều lần trong ngày. Mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để nặn mụn hoặc loại bỏ mủ trong mụn vì điều này có thể khiến vùng da tổn thương bị viêm nhiễm nặng.

Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Một số điều mẹ bầu cần biết khi bị mụn nhọt 3
Mẹ bầu có thể tự điều trị mụn nhọt tại nhà bằng cách chườm nóng lên vùng bị viêm để đào thải mủ tự nhiên

Điều trị tại cơ sở chuyên khoa

Điều trị tại cơ sở chuyên khoa là một trong những đáp án trả lời cho câu hỏi bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao. Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu mà thời gian mụn nhọt sẽ chấm dứt sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu để mụn nhọt kéo dài sẽ có thể dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên lưu ý nếu bị mụn nhọt và đã điều trị được 1 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nặng hơn như vùng da quanh mụn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, kích thước mụn to hơn hoặc có nhiều mụn nhọt mọc quanh vị trí nhọt ban đầu,... thì mẹ bầu nên đến điều trị tại cơ sở chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị nếu mụn nhọt tự vỡ hay được rạch để dẫn lưu dịch mủ chuẩn y khoa thì mẹ bầu cũng nên theo dõi, chăm sóc và vệ sinh mụn đúng cách, tránh để mụn bị nhiễm trùng. Trong trường hợp mụn nhọt ở mụn, mẹ bầu nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liệu trình điều trị và cách sử dụng thuốc.

Bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao? Một số điều mẹ bầu cần biết khi bị mụn nhọt 4
Đến thăm khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa là đáp án khi bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao

Bài viết trên đây là câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị mụn nhọt phải làm sao. Mẹ bầu bị mụn nhọt đơn thuần không quá nguy hiểm, tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi, mẹ bầu nên theo dõi, giữ vệ sinh và chăm sóc vùng bị tổn thương đúng cách. Trong trường hợp mụn nhọt có tiến triển nặng, mẹ bầu hãy liên hệ với cơ sở chuyên khoa để được điều trị đúng cách nhé.



Chat with Zalo