Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không?

Hàng năm, có hàng ngàn người nhập viện vì ăn tiết canh có chứa mầm bệnh. Vậy mà vẫn có nhiều người cho rằng, chỉ một món ăn đơn giản, dân dã như tiết canh thì làm sao có thể lây bệnh cho con người được. Tuy nhiên, trong tiết canh có chứa rất nhiều tạp chất, virus, vi khuẩn nên nếu ăn phải tiết canh không đảm bảo vệ sinh, không thể tránh được tình trạng nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng người đọc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không?” 

Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không?

Ăn tiết canh được làm bởi máu sống của những con lợn bị mắc bệnh thì người bệnh hoàn toàn có thể bị hoại tử. Những căn bệnh gây hoại tử có thể kể đến như: 

Bệnh lợn gạo

Trứng và ấu trùng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo nên được gọi là bệnh lợn gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn, cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng để làm nên món tiết canh. 

Khi sán đi vào đường ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Sau đó, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển theo đường máu, xâm nhập vào các mô cơ. Việc hình thành nang sán ở người cũng tương tự như ở lợn. Trong quá trình phát triển, chúng dần dần ăn mòn và gây hoại tử từng bộ phận trên cơ thể con người. 

Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không? 1 Sán lợn thường trú ngụ trong các bắp thịt của con lợn bị bệnh 

Bệnh liên cầu lợn 

Trường hợp người bệnh bị hoại tử hầu hết các bộ phận được nhắc đến trên báo đài chính là một nạn nhân của căn bệnh liên cầu lợn. Khác với thời gian phát triển lâu dài như ấu trùng lợn gạo, vi khuẩn liên cầu lợn sẽ ngay lập tức nhân lên, đồng thời sản sinh độc tố gây nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng.

Khi ăn tiết canh có chứa liên cầu lợn, chỉ từ 2 - 3 ngày, người bệnh đã cảm nhận được rõ những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vết xuất huyết ấy sẽ biến thành hoại tử, gây đau đớn dữ dội cho người bệnh. 

Hơn nữa, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nặng dẫn đến nhiễm khuẩn. Biểu hiện của tình trạng sốt nhiễm khuẩn là tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp, thậm chí là tử vong. 

Tác hại khi ăn tiết canh 

Trên đây chỉ là hai căn bệnh phổ biến gây hoại tử, bắt nguồn từ món tiết canh hàng ngày. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn thống kê được một số căn bệnh khác do vi khuẩn, virus có trong tiết canh là: 

Bệnh cúm 

Người bệnh sẽ mắc cúm nếu ăn phải tiết canh của những loại gia cầm mang trong mình mầm mống căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là cúm A/H5N1 và A/H6N1. Mẹ bầu nếu mắc phải hai loại cúm này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trong một số trường hợp, tình trạng sốt cao ở mẹ bầu cùng với độc tố của virus sẽ gây ra dị tật bẩm sinh, rối loạn tâm thần ở trẻ sơ sinh. 

Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không? 2 Virus cúm gà từ tiết canh gây sốt cao và suy hô hấp ở người bệnh 

Bệnh giun xoắn 

Giun xoắn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần sán do nó sống dai hơn, khó tiêu diệt hơn và phát triển nhanh hơn. Giun xoắn không phát triển tại một vị trí nhất định mà lan rộng ra toàn bộ cơ thể, thậm chí là não bộ. Điều này khiến không ít người bệnh sau khi ăn tiết canh bị nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ. 

Trong trường hợp cấp cứu quá muộn, giun xoắn sẽ gây suy hô hấp, ngừng tim và tử vong. 

Phòng tránh tình trạng hoại tử do ăn tiết canh 

Việc nhiễm bệnh do ăn tiết canh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn gây liên lụy đến tiền bạc, thời gian, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, để phòng tránh hoại tử do ăn tiết canh, bạn nên lưu ý những điều sau đây: 

  • Nên ăn chín, uống sôi, tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hợp vệ sinh. 
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, uống. 
  • Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. 
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. 
  • Bà bầu tuyệt đối không được ăn tiết canh mà nên tuân thủ tuyệt đối chế độ dinh dưỡng của bác sĩ. 
  • Nên kết hợp nhuần nhuyễn chế độ dinh dưỡng lành mạnh với việc vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
  • Trang bị kiến thức để chủ động phòng tránh bệnh tật. 
Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không? 3 Bạn nên tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi 

Bài viết trên đã khẳng định thông tin “Ăn tiết canh bị hoại tử” hoàn toàn là sự thật. Điều quan trọng là, chỉ cần ăn tiết canh 1 lần thì cũng có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, đừng vì sở thích mà làm hại đến sức khỏe của bản thân, bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo