2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là đúng chuẩn?
Để hiểu rõ được những đặc điểm sinh lý khi bé mới chào đời, sự tăng trưởng phát triển về cân nặng chiều cao của trẻ ở từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Cột mốc bé mới chào đời
Cột mốc bé chào đời là rất quan trọng, lúc này bé phải tập thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Một môi trường sống mới khác xa hoàn toàn với môi trường sống trong bụng mẹ. Bé bắt đầu tập làm quen và cũng cần phải cố gắng nhiều để thích nghi với môi trường sống mới. Việc chăm sóc cho trẻ cũng vất vả hơn rất nhiều. Nhiều mẹ trẻ cũng rất lo lắng khi thấy trẻ mới sinh đã sụt cân (sụt cân sinh lý ở trẻ). Vậy câu hỏi đặt ra là 2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg thì đủ? Liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ các mẹ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp.
![2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là được?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_tuan_dau_tre_so_sinh_tang_bao_nhieu_kg_la_dung_chuan_3_eb10cc0abd.gif)
Ngay từ khi thai nhi nằm trong bụng mẹ sẽ phát triển theo tư thế cuộn tròn. Khi chào đời bé chưa thể chuyển hoàn toàn cơ thể qua cơ chế duỗi thẳng được vì thời gian nằm với tư thế như vậy trong bụng mẹ khá lâu. Tuy nhiên, chỉ cần một khoảng thời gian quá trình phát triển cơ thể và các bộ phận tay chân sẽ dần thẳng trở lại. Theo thời gian trẻ biết tìm bầu sữa mẹ và bắt đầu biết bám. Lúc này, bé cũng bắt đầu biết cầm nắm những vật gì có thể bỏ trong lòng bàn tay. Đồng thời động tác co duỗi bàn tay cũng được thực hiện.
Ngoài ra trẻ cũng có một số biểu hiện có vẻ như bất thường nhưng thật sự những biểu hiện ấy chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trẻ có thể giật mình, duỗi thẳng tay chân rồi nhanh chóng co lại giống tư thế nằm trong bụng mẹ.
Ở giai đoạn tháng đầu đời này bé ngủ gần như cả ngày, một ngày bé có thể ngủ 15-16 tiếng thậm chí tới 20 tiếng. Chỉ khi bé đói hoặc khó chịu trong người bé mới thức dậy. Lúc này, giấc ngủ của bé vô cùng quan trọng. Bé ngủ ngon giúp phát triển não bộ tăng trưởng chiều cao và cân nặng.
2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg?
Khi mới chào đời, dựa vào tiêu chí phân loại trẻ sơ sinh để đánh giá một em bé theo một trong ba cách. Nhỏ đối với tuổi thai (SGA), trung bình đối với tuổi dự kiến hoặc lớn đối với tuổi thai (LGA).
Số cân nặng và chiều cao chính xác của trẻ sẽ khác nhau tùy vào mỗi đứa trẻ sinh đủ tháng hay sinh thiếu tháng. Nhân viên y tế sẽ dựa vào những yếu tố trên để đánh giá phân loại dựa trên mức trung bình của độ tuổi đó.
Trong tuần đầu tiên sau sinh, bé có thể sụt cân sinh lý. Hiện tượng sụt cân sinh lý trong tuần đầu tiên là hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia cho biết các trẻ sơ sinh sau tuần đầu tiên thường giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu lúc mới sinh. Thông thường sau sinh 3 - 4 ngày đầu tiên trẻ có hiện tượng sụt cân. Nhưng chỉ sau 7 ngày ban đầu là trẻ lại lấy lại được trọng lượng ban đầu. Sau khi lấy lại trọng lượng ban đầu những tuần tiếp theo trẻ bắt đầu tăng cân và lúc này thì tăng rất nhanh. Mỗi tuần trẻ có thể tăng từ 0,1 - 0,2kg và tăng đều trong những tháng đầu đời.
![2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là được?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_tuan_dau_tre_so_sinh_tang_bao_nhieu_kg_la_dung_chuan_4_aef2d0f908.jpg)
Có một điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ được 1 tuần tuổi cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám đo chu vi vòng đầu của bé. Đây là bước quan trọng để bác sĩ biết điều gì đang xảy ra với sự phát triển não bộ của trẻ. Lúc 1 tuần tuổi hộp sọ bé vẫn đang phát triển, khớp sọ hợp nhất với nhau trung bình chu vi vòng đầu bé gái là 35cm và bé trai thường lớn hơn khoảng 1cm.
Sự phát triển cân nặng của trẻ ở tuần thứ 2 sau khi chào đời thay đổi như thế nào? Bước sang tuần thứ hai vào khoảng ngày thứ 10 trẻ đã trở lại cân nặng lúc mới sinh. Có một số bé thì có thể đã nặng hơn lúc mới sinh. Trẻ cũng đạt được cột mốc quan trọng ở độ tuổi này bắt đầu tăng trưởng vào khoảng ngày thứ 7. Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu khó tính hơn, ăn nhiều hơn ngủ trưa nhiều hơn.
Những ngày tiếp theo trẻ vẫn tiếp tục phát triển nhiều thêm với tốc độ tăng khoảng 20 - 30g mỗi tuần và đạt khoảng 4 - 4,5cm vào cuối tháng đầu tiên sau sinh.
Đối với cơ thể sau 2 tuần trẻ cũng có thay đổi đáng kể. Nếu như khi sinh cơ thể bị trầy xước nhẹ hoặc bầm tím ở mi mắt thì sau hai tuần cũng hết. Có một số trường hợp trẻ bị vỡ mạch máu mắt khi sinh do lực rặn mạnh nhưng cũng sẽ hết trong tuần thứ 2.
Cha mẹ cần chú ý những vết bớt mới xuất hiện ở tuần này được gọi là hemangioma (u mạch) không xuất hiện khi sinh nhưng lại đột nhiên xuất hiện vài tuần sau sinh. Những vết bớt nhạt hơn sẽ chuyển sang tối màu khi trẻ lớn lên. Đặc biệt chú ý nếu có vết bớt bất thường ở gần mắt hoặc miệng nên đưa trẻ đi khám.
Sau 2 tuần tuổi bé có thể cảm thấy khó chịu, đói hay quấy khóc đồng thời nghe tiếng động lớn. Bé bắt đầu có hành động lạ như giật mình giơ hai tay lên và bé có thể khóc.
Đây là phản xạ có giá trị rất lớn về mặt y khoa bác sĩ có thể kiểm tra chuyển động của chân và tay bé sơ sinh có đều giữa 2 bên không.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Đây là cột mốc cha mẹ có thể cởi bỏ được một nỗi lo. Trong tuần thứ 2 hầu như các bé đều đã rụng rốn. Cha mẹ có thể tắm bồn hoặc chậu cho bé không còn cảm giác sợ nhiễm trùng. Trẻ được tắm trong chậu nước cũng cảm thấy thích thú vì được vẫy vùng.
Nếu như 2 tuần mà dây rốn của trẻ vẫn chưa rụng cha mẹ cần có sự hỗ trợ của bác sĩ làm khô dây rốn. Tránh để tình trạng dây rốn ướt quá mức có thể gây nhiễm trùng. Cha mẹ không được cố làm cho dây rốn rụng ra dù đã gần rụng.
Việc thay tã cho trẻ giai đoạn này cũng cần chú ý trẻ cần thay tã nhiều hơn khoảng 6 lần/ngày. Giai đoạn này trẻ bắt đầu đi phân lỏng có màu sáng hơn.
Nên cho trẻ bú sau 2 - 3 giờ và thời gian được tính bắt đầu từ khi trẻ bú chứ không tính từ khi trẻ bú xong. Ở giai đoạn này bé hầu như bú liên tục. Tuy nhiên, khi thời gian sau trẻ lớn dần các cữ bú và thời gian bú sẽ giảm xuống. Nếu như trẻ không bú mẹ mà được dùng sữa công thức hoặc trẻ vừa bú mẹ vừa bú sữa ngoài thì thời gian cần ăn ít nhất 4 - 5 giờ/lần.
Ở tuần thứ 2 này bé đang phát triển rất nhanh vì vậy cũng cần cho trẻ ăn thường xuyên hơn không đợi đến khi trẻ khóc mới cho bú. Có dấu hiệu để cha mẹ nhận biết khi nào trẻ đói bụng như trẻ tỉnh giấc, di chuyển cánh tay chân xung quanh. Trẻ đưa ngón tay lên miệng hoặc đưa nắm tay vào miệng, mút môi hoặc lưỡi, quay về phía vú của mẹ khi được bồng bế, quấy khóc, hay ngọ nguậy. Khi thấy trẻ ở tuần tuổi thứ 2 có những hành động như trên cần cho trẻ bú không nhất thiết cứ phải bú theo lịch trình.
Thời gian này, trẻ ngủ rất nhiều 15 - 16 giờ thậm chí có thể nhiều hơn. Nếu trẻ không bị vàng da và có ít nhất 6 tã ướt và 3 tã bẩn mỗi ngày thì trẻ có thể ngủ giấc dài.
Ở giai đoạn này theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên đẻ bé ngủ một mình trong nôi hoặc cũi riêng không nên ngủ chung với cha mẹ. Tránh để bé ngủ ở võng hoặc xe hơn hoặc bế cho trẻ ngủ.
Khi đứa con chào đời, cha mẹ bị xáo trộn về giờ giấc dẫn tới mệt mỏi, thiếu ngủ, căng thẳng. Có thể khi mẹ nhiều sữa trẻ bú không hết khiến vú đau, nứt hoặc chảy máu núm vú. Nếu gặp tình trạng trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
![2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là được?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_tuan_dau_tre_so_sinh_tang_bao_nhieu_kg_la_dung_chuan_5_6619b9d1a7.png)
Viêm vú cũng là tình trạng thường xảy ra khi nuôi con bằng sữa mẹ. Đặc biệt đối với trẻ đang gặp khó khăn về bú mẹ dẫn tới tắc nghẽn trong ống dẫn sữa gây nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng cần phải được điều trị bằng kháng sinh.
Nguyên nhân bé sơ sinh chậm tăng cân và cách xử trí
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì rất nhiều như tiền sử sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, một số hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần. Nếu như bé chậm tăng cân hoặc không tăng cân có thể do trẻ ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc do cơ thể hấp thu dinh dưỡng không đúng cách.
Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do bé buồn ngủ hoặc mệt mỏi khi nhận đủ sữa mẹ. Bé gặp khó khăn khi bú mẹ do sữa ít hoặc không kịp chảy xuống. Do vậy nên bé chán không muốn ăn nữa. Vì sữa đầu chảy ra rất nhanh nhưng sau đó trẻ phải mút cơ thể mẹ mới sản sinh ra oxytocin kích thích sữa chảy ra tiếp và gọi đó là sữa sau. Sữa sau sẽ nhiều calo hơn sữa trước, nếu mẹ bị đau hoặc stress thì bé sẽ không nhận được loại sữa dinh dưỡng này. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác nữa là các bà mẹ cứng nhắc tuân thủ giờ bú của trẻ. Có trẻ cần ăn nhưng chưa đến giờ vẫn chưa được ăn. Vì vậy các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn theo nhu cầu.
Có thể các bé bú kém do ốm yếu hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa không dung nạp được sữa hoặc một số bệnh khác…
Nếu như bé bú đủ thì bé sẽ làm ướt tã 6 - 8 lần và đi tiêu 1 lần/ngày.
Làm sao để trẻ tăng cân?
Đây là vấn đề đau đầu của các bà mẹ. Các bà mẹ rất lo lắng không biết 2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg thì đủ. Vì vậy các bà mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân của trẻ. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để điều trị cho bé. Có một số mẹo để trẻ không ngủ khi bú. Khi trẻ ngủ bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ để đánh thức trẻ bú. Nếu trẻ mới bú một bên vú đã ngủ thì hãy vắt bên còn lại. Đây là cách kích thích sữa mẹ tiếp tục sản xuất. Nếu các cách trên đã làm mà trẻ vẫn chưa tăng cân thì nên bổ sung thêm sữa ngoài hoặc tăng cường dinh dưỡng cho mẹ.
Có một số trường hợp cha mẹ cũng không nên lo lắng quá vì mỗi trẻ hấp thu dinh dưỡng cũng khác nhau. Có trẻ cha mẹ làm đủ mọi cách nhưng vẫn không tăng cân. Nếu cứ cố gắng chăm sóc đến giai đoạn nào đó trẻ sẽ phát triển theo kịp các bạn cùng trang lứa.
Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.
Khi các mẹ đã hiểu rõ về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 2 tuần đầu sau khi chào đời thì chắc chắn sẽ có cách tốt nhất để chăm sóc cho trẻ. Hiểu đầy đủ rồi bạn sẽ không còn phải thắc mắc: "2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân" nữa. Nếu đứa trẻ ăn ngon, ngủ yên và không có điều gì bất thường bạn có thể yên tâm nhé.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đúng chuẩn
- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn
- Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là đủ
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp