Thuốc Xelostad 10 Stella phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống đông máu
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Thương hiệu
Stella Pharm - STELLA
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-33894-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Xelostad 10mg là sản phẩm của hãng dược phẩm Stellapharm, có thành phần chính là Rivaroxaban. Thuốc Xelostad chỉ định phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở người lớn được phẫu thuật theo chương trình thay thế khớp háng hoặc khớp gối, điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE), và phòng ngừa tái phát DVT và PE ở người lớn.
Cách dùng
Xelostad 10mg dạng viên nén bao phim được dùng bằng đường uống, uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Đối với bệnh nhân không thể nuốt nguyên viên, Xelostad 10mg có thể được nghiền ra trộn với nước, thức ăn mềm như nước táo ngay trước khi dùng và được dùng bằng đường uống.
Viên Xelostad 10mg được nghiền ra có thể uống qua ống thông dạ dày, sau khi xác định ống đặt chính xác vị trí dạ dày. Thuốc nghiền ra được hòa vào một lượng nhỏ nước cho vào ống thông, sau đó cho thêm một ít nước để tráng ống.
Liều dùng
Người lớn
Liều dùng thông thường trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE):
- Bệnh nhân dùng liều: 10mg Rivaroxaban, 1 lần/ngày, nên dùng trong vòng 6 – 10 giờ sau phẫu thuật, với tình trạng cầm máu đã được kiểm soát.
- Thời gian điều trị: 5 tuần (sau đại phẫu khớp háng), 2 tuần (sau đại phẫu khớp gối).
Liều dùng thông thường trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE), và phòng ngừa tái phát DVT và PE:
- Bệnh nhân dùng liều điều trị:
- Khởi đầu 15 mg, 2 lần/ngày trong 3 tuần đầu, tiếp tục điều trị và phòng ngừa tái phát: 20 mg x 1 lần/ngày.
- Thời gian điều trị ngắn (ít nhất 3 tháng) cho bệnh nhân bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ lớn nhất thời và dài hơn đối với bệnh nhân không bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ lớn nhất thời hoặc bị DVT/PE không có yếu tố khởi phát hoặc tiền sử bị DVT/PE tái phát.
- Khuyến cáo: Nên chọn viên thuốc có chứa 15 mg Rivaroxaban để phù hợp cho sử dụng 1 lần.
- Bệnh nhân dùng liều phòng ngừa kéo dài tái phát DVT và PE (sau ít nhất 6 tháng điều trị DVT/PE): Liều 10 mg x 1 lần/ngày. Ở bệnh nhân có nguy cơ cao tái phát, xem xét liều 20 mg x 1 lần/ngày. Đánh giá cẩn thận lợi ích điều trị so với nguy cơ gây chảy máu.
Liều dùng thông thường trong trường hợp chỉ định chuyển đổi từ các chất đối kháng vitamin K (VKA) sang Xelostad 10mg: Các giá trị INR sẽ tăng giả tạo và không nên dùng để đo hoạt tính chống đông của Xelostad 10mg.
Liều dùng thông thường trong trường hợp chỉ định chuyển đổi từ Xelostad 10mg sang các chất đối kháng vitamin K (VKA):
Bệnh nhân cần đảm bảo tình trạng kháng đông đầy đủ, liên tục trong quá trình chuyển đổi sang thuốc kháng đông thay thế, cần lưu ý rằng Xelostad 10 có thể góp phần vào việc làm cho giá trị INR tăng lên.
Người bệnh nên dùng đồng thời VKA cho tới khi INR ≥ 2,0.
Trong hai ngày đầu, nhà sản xuất khuyên rằng nên sử dụng liều VKA tiêu chuẩn, tiếp đến là liều VKA dựa trên xét nghiệm INR. Trong trường hợp bệnh nhân dùng cả Xelostad 10mg và VKA, không nên xét nghiệm INR trước 24 giờ sau liều trước đó hoặc trước khi dùng liều tiếp theo của Xelostad 10mg. Một khi Xelostad 10mg bị gián đoạn, có thể tiến hành xét nghiệm INR với mức độ đáng tin cậy trong 24 giờ sau liều dùng cuối cùng.
Liều dùng thông thường trong trường hợp chỉ định chuyển đổi từ các thuốc chống đông máu đường tiêm sang Xelostad 10mg:
Ngừng dùng thuốc chống đông và bắt đầu Xelostad 10mg từ 0 – 2 giờ trước thời gian dùng tiếp theo của thuốc tiêm (ví dụ heparin có trọng lượng phân tử thấp) hoặc tại thời điểm ngừng của một loại thuốc tiêm sử dụng liên tục (ví dụ tiêm tĩnh mạch heparin không phân đoạn).
Liều dùng thông thường trong trường hợp chỉ định chuyển đổi từ Xelostad 10mg sang các thuốc chống đông máu đường tiêm:
Tiêm thuốc chống đông máu liều đầu tiên vào thời điểm dùng liều Xelostad 10mg tiếp theo.
Trẻ em
Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận:
- Khuyến cáo không sử dụng ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 15 ml/phút, nên thận trọng dùng Xelostad 10mg cho những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin 15 – 19 ml/phút).
- Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin 50 – 80 ml/phút) hoặc suy thận vừa (độ thanh thải creatinin 30 – 49 ml/phút).
Bệnh nhân suy gan:
- Chống chỉ định Xelostad 10mg ở các bệnh nhân mắc bệnh gan đi kèm với bệnh đông máu và nguy cơ chảy máu có liên quan về mặt lâm sàng bao gồm cả những bệnh nhân xơ gan loại Child Pugh B và C.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều dùng Xelostad 10mg ở người cao tuổi.
Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc theo cân nặng, giới tính.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
- Nếu quên 1 liều thuốc, phải uống liều Xelostad 10mg ngay khi nhớ ra và ngày hôm sau phải tiếp tục uống thuốc một lần mỗi ngày như lúc trước.
- Nếu bệnh nhân quên uống 1 liều 15mg Rivaroxaban trong chế độ liều 2 lần/ngày, ngay khi nhớ có thể uống 2 viên 15 mg cùng một lúc, và ngày hôm sau tiếp tục uống 15 mg x 2 lần/ngày như thường lệ.
- Nếu bệnh nhân quên 1 liều thuốc trong chế độ liều 1 lần/ngày, phải uống liều Rivaroxaban ngay khi nhớ ra và ngày hôm sau phải tiếp tục uống thuốc 1 lần/ngày như khuyến cáo. Không nên dùng liều gấp đôi trong cùng 1 ngày để bù liều đã quên.
Khi sử dụng thuốc Xelostad 10mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Thiếu máu (bao gồm các thông số xét nghiệm tương ứng).
- Chóng mặt, đau đầu.
- Xuất huyết mắt (bao gồm xuất huyết kết mạc).
- Chảy máu cam, ho ra máu.
- Chảy máu nướu răng, xuất huyết đường tiêu hóa (bao gồm xuất huyết trực tràng), đau dạ dày ruột và đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, nôn.
- Ngứa (bao gồm cả trường hợp ngứa toàn thân ít gặp).
- Đau ở chi.
- Xuất huyết đường tiết niệu sinh dục (bao gồm tiểu ra máu và rong kinh), suy thận (bao gồm tăng creatinin máu, tăng urê máu).
- Sốt, phù ngoại vi, giảm sức lực và năng lượng (bao gồm mệt mỏi và suy nhược).
- Tăng transaminase.
- Xuất huyết sau thủ thuật (bao gồm thiếu máu sau phẫu thuật, và xuất huyết vết thương), đụng dập, bài tiết dịch từ vết mổ.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.