Thuốc Tenormin tablets 50mg AstraZeneca điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực (2 vỉ x 14 viên)
Danh mục
Thuốc tim mạch huyết áp
Quy cách
Viên nén - Hộp 2 Vỉ x 14 Viên
Thành phần
Atenolol
Thương hiệu
Astra - Astra
Xuất xứ
Anh
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-12854-11
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Tenormin 50 mg với hoạt chất chính là atenolol 50mg, dạng viên nén bao film hộp 2 vỉ, vỉ 14 viên do công ty AstraZeneca UK Limited sản xuất.
Tenormin được chỉ định trong các trường hợp tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp.
Có SĐK là VN - 5753 - 01.
Cách dùng
Thuốc Tenormin 50 mg được dùng bằng đường uống, có hoặc không có thức ăn, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng
Liều phải được điều chỉnh theo từng bệnh nhân với liều khởi đầu thấp có thể được. Xem hướng dẫn dưới đây:
Người lớn:
Tăng huyết áp:
Một viên/ngày. Đa số bệnh nhân đáp ứng với liều 100 mg, uống 1 lần duy nhất/ngày. Tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ đáp ứng với liều 50 mg, uống 1 lần duy nhất/ngày.
Đau thắt ngực:
Đa số bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực sẽ đáp ứng với liều uống 100 mg, 1 lần/ngày hoặc 50 mg, 2 lần/ngày. Việc tăng liều ít có khả năng làm tăng thêm hiệu quả.
Loạn nhịp tim:
Tenormin 50 mg đường uống được sử dụng để duy trì sau khi bệnh nhân đã kiểm soát được loạn nhịp tim bằng tenormin đường tĩnh mạch, với liều 50 - 100 mg, 1 lần duy nhất trong ngày.
Nhồi máu cơ tim:
Can thiệp sớm sau nhồi máu cơ tim cấp: Tenormin 50 mg đường uống được sử dụng sau khi sử dụng Tenormin đường tĩnh mạch được 15 phút, miễn là không có tác dụng ngoại ý xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch. Liệu trình được tiếp tục với 50 mg dạng uống 12 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch và 12 giờ tiếp sau đó là 100 mg dạng uống, 1 lần/ngày. Nếu xảy ra nhịp tim chậm và/hoặc tụt huyết áp cần phải điều trị, hoặc có bất kỳ tác dụng ngoại ý nào, nên ngưng Tenormin.
Can thiệp trễ sau nhồi máu cơ tim cấp: Đối với những bệnh nhân nhập viện vài ngày sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp, Tenormin dạng uống (100 mg mỗi ngày) nên được chỉ định để phòng ngừa lâu dài nhồi máu cơ tim.
Người cao tuổi
Liều lượng yêu cầu có thể giảm, đặc biệt ở bệnh nhân có tổn thương chức năng thận.
Trẻ em
Chưa có kinh nghiệm về sử dụng Tenormin ở trẻ em do đó không nên dùng thuốc cho trẻ em.
Bệnh nhân suy thận
Vì Tenormin được thải qua thận, nên giảm liều trong trường hợp có tổn thương nặng chức năng thận. Tenormin tích lũy không đáng kể ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine lớn hơn 35 ml/phút/1,73 m2 (giới hạn bình thường là 100 - 150 ml/phút/1,73 m2).
Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine từ 15 - 35 ml/phút/1,73m2 (tương ứng với creatinine huyết thanh từ 300 - 600 mcmol/lít), liều uống nên là 50 mg mỗi ngày và liều tiêm tĩnh mạch là 10 mg, 1 lần mỗi 2 ngày.
Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine < 15 ml/phút/1,73m2 (tương ứng với creatinine huyết thanh > 600 mcmol/lít) nên giảm liều uống đến 25 mg/ngày hoặc 50 mg cách ngày và liều tiêm mạch là 10 mg, 1 lần mỗi 4 ngày.
Ở bệnh nhân thẩm phân máu, nên cho uống 50 mg sau mỗi lần thẩm phân dưới sự giám sát của bệnh viện vì tụt huyết áp rõ có thể xảy ra.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm chậm nhịp tim, tụt huyết áp, suy tim cấp và co thắt phế quản.
Điều trị tổng quát nên bao gồm:
Theo dõi chặt chẽ, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, rửa dạ dày, than hoạt tính và thuốc nhuận tràng để ngăn cản sự hấp thu của thuốc vẫn còn ở đường tiêu hóa, sử dụng huyết tương hoặc chất thay thế huyết tương để điều trị tụt huyết áp và sốc. Có thể xem xét sử dụng phương pháp thấm phân máu hoặc truyền máu. Nhịp tim chậm quá mức có thể được giải quyết bằng atropine 1 - 2 mg tiêm tĩnh mạch và/hoặc máy tạo nhịp tim. Nếu cần thiết, có thể tiêm tĩnh mạch thêm 10 mg glucagon. Nếu cần, có thể nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch tiếp glucagon 1 - 10 mg/giờ tùy đáp ứng. Nếu không có đáp ứng với glucagon hoặc không có sẵn glucagon, có thể truyền tĩnh mạch một thuốc kích thích thụ thể beta như dobutamine 2,5 - 10 mcg/kg/phút.
Dobutamine, do có tác động kích thích co bóp cơ tim, nên cũng có thể được dùng điều trị tụt huyết áp và suy tim cấp. Các liều lượng này có thể không đủ để trung hòa tác dụng trên tim của thuốc ức chế thụ thể beta nếu đã uống quá liều một lượng thuốc lớn. Do đó cần phải tăng liều dobutamine nếu cần thiết để có được đáp ứng mong muốn tùy.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Tenormin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Rối loạn tại tim: Chậm nhịp tim.
-
Rối loạn mạch: Lạnh đầu chi.
-
Rối loạn tiêu hóa.
-
Rối loạn tổng quát và tình trạng tại vị trí dùng thuốc: Mệt mỏi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Rối loạn tâm thần: Rối loạn giấc ngủ theo kiểu đã được ghi nhận với các thuốc chẹn beta khác.
-
Các chỉ số xét nghiệm: Tăng nồng độ men transaminase.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
-
Rối loạn tại tim: Suy tim nặng thêm, làm bộc phát sự tắc dẫn truyền trong tim (block tim).
-
Rối loạn mạch: Tụt huyết áp tư thế có thể kèm theo ngất, đau khập khiễng cách hồi có thể tăng nếu đã bị trước đó, hội chứng Raynaud trên bệnh nhân nhạy cảm.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Choáng váng, nhức đầu, dị cảm.
-
Rối loạn tâm thần: Thay đổi tâm tính, ác mộng, lú lẫn, loạn thần và ảo giác.
-
Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng.
-
Rối loạn hệ gan mật: Nhiễm độc gan kể cả ứ mật trong gan.
-
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Ban xuất huyết, giảm tiểu cầu.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Rụng tóc, phản ứng đa dạng vảy nến, làm nặng thêm bệnh vảy nến, ban da.
-
Rối loạn về mắt: Khô mắt, rối loạn thị giác.
-
Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Bất lực.
-
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Co thắt phế quản có thể xảy ra ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc có tiền sử bệnh hen.
Rất hiếm gặp ADR < 1/10000
Các chỉ số xét nghiệm: Ghi nhận tăng ANA (kháng thể kháng nhân), tuy nhiên mối liên quan về mặt lâm sàng chưa được rõ ràng.
(Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.)