Ăn sầu riêng có nổi mụn không? Mẹo ăn sầu riêng không gây nổi mụn
Có nhiều ý kiến cho rằng: Ăn sầu riêng bị nóng, ăn sầu riêng có thể gây mọc mụn. Vậy thực hư ra sao? Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Hà An sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc: Ăn sầu riêng có nổi mụn không? Trước hết, hãy cùng Nhà Thuốc điểm qua một vài thông tin về trái sầu riêng cũng như thành phần dinh dưỡng có trong trái sầu riêng bạn nhé!
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Với hương vị đặc trưng cùng với giá trị dinh dưỡng cao, sầu riêng ngày càng khẳng định vị thế của mình trong top đầu những loại trái cây tốt cho sức khỏe. Vậy sầu riêng có chứa những dưỡng chất nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 243 gram sầu riêng có chứa:
- 357 calo.
- 9 gram chất xơ.
- 66 gram carbohydrates.
- 13 gram chất béo.
- 4 gram protein.
- Vitamin B6: 38% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Vitamin C: 80% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Thiamine: 61% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Mangan: 39% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Riboflavin: 29% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Folate: 22% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Niacin: 13% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Kali: 30% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Đồng: 25% của giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Magie: 18% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Ngoài ra sầu riêng còn chứa một số hợp chất thực vật rất tốt cho sức khỏe như: Carotenoid, polyphenol, anthocyanin và flavonoid.
Nhờ vào thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, sầu riêng đã trở thành một loại trái cây bổ dưỡng nhất nhì thế giới.
Lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dào, sầu riêng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Sầu riêng có chứa một hàm lượng chất xơ tương đối cao. Lượng chất xơ này có tác dụng kích thích nhu động ruột và giảm gánh nặng cho quá trình tiêu hóa đồng thời giúp điều trị các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa như chướng bụng, ợ hơi, ợ chua…
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch: Chất xơ hòa tan có trong sầu riêng có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài ra, sầu riêng còn chứa lưu huỳnh organosulfur - hoạt chất có tác dụng điều chỉnh enzyme gây viêm đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Sầu riêng giúp kiểm soát đường máu: Việc thêm sầu riêng vào chế độ ăn uống có tác dụng duy trì lượng đường trong máu. Hàm lượng mangan trong sầu riêng có tác dụng duy trì và ổn định lượng đường trong máu.
- Ăn sầu riêng có tác dụng cân bằng huyết áp: Sầu riêng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Việc bổ sung kali có thể giúp cân bằng và giảm huyết áp. Ngoài ra, nhờ vào khả năng duy trì cân bằng giữa nước và muối của kali mà sầu riêng cũng là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Điều trị thiếu máu: Sầu riêng giúp bổ sung hàm lượng folate cao cũng một số các chất khoáng cần thiết giúp tăng sản sinh hồng cầu từ đó giảm nguy cơ thiếu máu.
- Ngăn ngừa lão hóa ở phụ nữ: Với hàm lượng vitamin C cùng các dưỡng chất, sầu riêng giúp chị em ngăn ngừa lão hóa. Việc thêm sầu riêng vào chế độ ăn thường xuyên giúp chị em giảm xuất hiện nếp nhăn, đồi mồi… mang lại cho phái đẹp làn da mịn màng và trắng sáng.
Ăn sầu riêng có nổi mụn không?
Ăn sầu riêng có nổi mụn không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những tín đồ của sầu riêng. Câu trả lời là có bạn nhé! Việc bạn ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây nóng trong người và gây nổi mụn.
Về cơ chế gây nổi mụn: Mụn xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc. Bã nhờn và các tế bào da chết của cơ thể tích tụ lâu ngày mà không được đào thải ra môi trường ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển. Thực tế, nguy cơ nổi mụn ở những đối tượng da nhạy cảm với androgen cao hơn người bình thường.
Có nhiều ý kiến cho rằng: Ăn sầu riêng bị nổi mụn là do sầu riêng có tính nóng. Nhưng về bản chất lại hoàn toàn không như vậy. Việc nhiều người sau khi ăn sầu riêng có cảm giác nóng trong là do hàm lượng đường và chất béo cao, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn gây tăng nhiệt độ của cơ thể.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: Nguyên nhân gây nổi mụn khi ăn sầu riêng là do hàm lượng đường và chất béo trong sầu riêng cao.
- Với hàm lượng đường và chất béo cao, việc ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây tăng chỉ số đường huyết. Đường huyết tăng sẽ kéo theo nồng độ insulin tăng. Điều này khiến nội tiết tố androgen hoạt động mạnh hơn gây kích thích tế bào da chết phát triển đồng thời tăng tiết bã nhờn, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành mụn trên da.
- Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi giúp nuôi dưỡng và kích thích vi khuẩn phát triển. Trong đó, phải kể đến tụ cầu khuẩn - một loại vi khuẩn gây mụn nhọt, nhiệt miệng và chốc lở miệng.
Cách ăn sầu riêng không gây nổi mụn và nóng trong người
Việc ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây nóng trong người và nổi mụn. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn sầu riêng để không gây nổi mụn, bạn đọc có thể tham khảo:
- Không ăn quá nhiều sầu riêng: Việc thêm sầu riêng vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khiến bạn cảm có cảm giác nóng trong người và nổi mụn. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 múi sầu riêng và ăn 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Ăn lớp sáp của múi sầu riêng: Lớp sáp trắng phía gần cùi sầu riêng có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Do đó, khi ăn sầu riêng, bạn nên ăn cả lớp sáp. Điều này sẽ giúp bạn trung hòa được vị ngọt và tính nóng của sầu riêng.
- Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giúp bạn hạn chế cảm giác nóng trong do ăn sầu riêng gây ra. Bạn có thể uống kèm nước trong khi ăn sầu riêng hoặc uống 1 ly nước sau khi ăn để làm mát cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước lọc thay vì uống nước đá, nước có ga. Ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng một số loại nước có tác dụng thanh nhiệt cơ thể như: Nước dừa, nước rau má, trà atiso…
- Bạn nên kết hợp ăn sầu riêng cùng với một số loại trái cây có tính hàn như: Thanh long, dứa, ổi, cam… để trung hòa nhiệt nóng khi ăn sầu riêng.
Trên đây là một vài thông tin xoay quanh trái sầu riêng mà Nhà Thuốc Hà An muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc có thể nắm được thành phần dinh dưỡng của sầu riêng, lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe cũng như lưu ý khi ăn sầu riêng, đồng thời có cho mình lời giải đáp cho câu hỏi: "Ăn sầu riêng có nổi mụn không?". Đừng quên tiếp tục theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật các bài viết bổ ích khác bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp