U mỡ ác tính có khả năng tiến triển thành ung thư không?
U mỡ là hiện tượng các khối u hình thành dưới da, không gây đau đớn và phần lớn không cần điều trị bởi không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. U mỡ có thể xuất hiện trên mọi bộ phận của cơ thể, những nơi có các tế bào mỡ. Trong đó, vai, ngực, cổ, đùi, nách là những bộ phận u mỡ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn cả.
Bên cạnh đó, dù tỷ lệ không lớn nhưng u mỡ cũng có thể hình thành trong cơ quan nội tạng như xương, cơ bắp. Những khối u này mềm, kích thước khoảng 2 - 3cm và có thể di chuyển khi có tác động. Một số trường hợp các khối u mỡ này có thể phát triển tới kích thước hơn 10cm.
Với những trường hợp u mỡ hình thành sâu bên trong cơ thể có thể tác động lên các cơ quan nội tạng và gây ra một số các triệu chứng. Chẳng hạn, u mỡ phát triển tại khu vực gần ruột, có thể làm xuất hiện các triệu chứng như táo bón, buồn nôn và nôn,...
U mỡ ác tính là gì?
Theo các chuyên gia, phần lớn u mỡ đều là lành tính và không gây ảnh hưởng hay làm xuất hiện biến chứng gây hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u mỡ đi kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau đột ngột ở những khối u; u mỡ phát triển nhanh về mặt kích thước; u mỡ cứng, không di chuyển khi chạm tay vào. Lúc này các rất có thể đó là các khối u mỡ ác tính.
![U mỡ ác tính có khả năng tiến triển thành ung thư không? 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_mo_ac_tinh_co_kha_nang_tien_trien_thanh_ung_thu_khong_01_962e2cfb87.jpeg)
Lời khuyên cho mọi người là hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nêu trên. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được sự phát triển của khối u cũng như có được phác đồ điều trị kịp thời.
Những yếu tố nguy cơ nào làm tăng tỷ lệ hình thành u mỡ?
Hiện tại, Y học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân nào hình thành nên các khối u mỡ. Một số nhà khoa học cho rằng tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, u mỡ cũng có tỷ lệ xuất hiện cao tại một số người mắc một số bệnh lý như hội chứng Gardner, hội chứng Cowden, bệnh Madelung hay Adiposis dolorosa,...
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho biết một số loại u mỡ hình thành do các chấn thương tác động tới một số các khu vực của cơ thể.
U mỡ ác tính có thể tiến triển thành ung thư không?
Một thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm chính là “U mỡ ác tính có phát triển thành ung thư không?”. Hiện nay, việc u mỡ ác tính có thể phát triển thành ung thư hay không vẫn còn có rất nhiều tranh cãi.
Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng u mỡ không có khả năng phát triển thành ung thư. Chỉ có một loại u mỡ phát triển từ tế bào mỡ có tên gọi liposarcoma có khả năng phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng liposarcoma lại không phát triển từ khối u mỡ mà từ một khối u khác. Song cũng có một số ít các chuyên gia cho rằng u mỡ cũng có chứa tế bào ung thư và tiền ung thư dù tỷ lệ là rất ít.
![U mỡ ác tính có khả năng tiến triển thành ung thư không? 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_mo_ac_tinh_co_kha_nang_tien_trien_thanh_ung_thu_khong_02_2_39044aa28f.png)
Điều trị u mỡ ác tính như thế nào?
Với các trường hợp u mỡ bị nghi ngờ là khối u ác tính, phương pháp điều trị phổ biến nhất đó là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ được đánh giá là một can thiệp đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ. Những trường hợp các khối u mỡ có đường kính dưới 3cm, hình thành sâu trong nội tạng hoặc có nhiều nhân xơ sẽ được chỉ định mổ cắt bỏ u.
![U mỡ ác tính có khả năng tiến triển thành ung thư không? 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_mo_ac_tinh_co_kha_nang_tien_trien_thanh_ung_thu_khong_03_6d94e0b34d.jpeg)
Sau khi phẫu thuật, người bệnh không cần phải ăn theo chế độ riêng, chỉ cần chú ý giữ vệ sinh vết mổ, thay băng thường xuyên để tránh vết mổ bị mưng mủ, nhiễm trùng. Sau mổ từ 7 - 19 ngày, người bệnh cần đến tái khám để tránh biến chứng như chảy máu sau mổ, tụ máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ,...
Ngoài phẫu thuật cắt bỏ khối u, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp hút mỡ. Theo đó, phương pháp hút mỡ được sử dụng với mục đích giảm kích thước của khối u mỡ. Để thực hiện u mỡ, các bác sĩ sử dụng cây kim gắn ống tiêm lớn. Gây tê khu vực có khối u mỡ và tiến hành chọc kim vào để hút bớt chất dịch bên trong khối u.
Với những trường hợp u mỡ nhỏ, không cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ hay tiến hành hút mỡ, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm steroid ở ngay khu vực u mỡ hình thành. Phương pháp này có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u mỡ, nhưng không loại bỏ hoàn toàn.
Một vài lưu ý khi tiến hành điều trị u mỡ
Để quá trình điều trị u mỡ đạt kết quả tốt nhất, người bệnh và người thân cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khi thăm khám, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin như có gia đình có ai từng bị u mỡ không; bản thân có bị dị ứng thuốc hay có tiền sử dị ứng thuốc, thực phẩm nào không; bản thân có đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh ký như viêm dạ dày, huyết áp, tiểu đường, tim mạch, hen suyễn không; có đang sử dụng thuốc chống đông máu không;...
- Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ, hút mỡ, sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh cần ở lại bệnh viện để theo dõi tối đa 24 giờ cho tới khi bác sĩ nhận thấy tình trạng sức khoẻ của người bệnh đã ổn định thì có thể về nhà.
- Người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn, đúng loại thuốc, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, xuất hiện bất kỳ hiện tượng bất thường như mề đay, mẩn ngứa, chóng mặt, buồn nôn và nôn, khó thở, tức ngực,... cần dừng sử dụng thuốc và tới ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tư vấn lại.
- Khu vực vết thương sau mổ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, thay băng y tế hằng ngày và không được để nước dính vào vết thương. Điều này sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, mưng mủ, tích tụ dịch, máu tại vết mổ.
- Khi vết thương chưa lành hẳn, người bệnh nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm thật nhanh với nước ấm, tránh để vết thương dính nước. Sau khi tắm rửa xong phải thay băng ngay lập tức.
- Với trường hợp vị trí vết mổ lớn, nằm ở khu vực như chân, tay, người bệnh cần treo tay hoặc kê cao chân khi nằm ngủ. Điều này có tác dụng hạn chế căng tức, phù nề ở khu vực cắt bỏ u mỡ.
- Trong 3 ngày đầu sau điều trị phẫu thuật hoặc hút mỡ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng. Tránh các vận động mạnh có thể gây ảnh hưởng tới vết thương.
- Người bệnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Hạn chế không ăn các đồ cay nóng, uống rượu bia, thuốc lá và các sản phẩm có chứa chất kích thích.
- Tái khám lại sau khi hết thuốc hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.
![U mỡ ác tính có khả năng tiến triển thành ung thư không? 04](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_mo_ac_tinh_co_kha_nang_tien_trien_thanh_ung_thu_khong_04_0d7a8a46bc.jpeg)
Nhìn chung, u mỡ không phải tình trạng quá nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Hà An Pharmacy hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ phần nào giúp ích được cho mọi người.
Xem thêm: