Thuốc Rovamycine 3 M.I.U Sanofi điều trị nhiễm trùng tai, mũi, họng (2 vỉ x 5 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 2 Vỉ x 5 Viên
Thành phần
Spiramycin
Thương hiệu
Sanofi - SANOFI
Xuất xứ
Pháp
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-21649-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Rovamycin® được sản xuất bởi Công ty Sanofi Aventis – France, có thành phần chính là spiramycin. Thuốc Rovamycin® được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng tai - mũi - họng, phế quản - phổi, da, miệng; nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu; nhiễm toxoplasma ở phụ nữ có thai; phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu trong những trường hợp đặc biệt (như bị chống chỉ định rifampicin); dự phòng tái phát sốt thấp khớp trường hợp dị ứng betalactams.
Thuốc Rovamycin® được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 2 vỉ x 5 viên.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Nuốt trọn viên thuốc với một ly nước.
Uống cách xa bữa ăn 2 - 3 giờ.
Liều dùng
Dạng viên hàm lượng 3 M.U.I thì không thích hợp cho trẻ em.
Như chỉ dẫn, liều thường dùng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn là
Người lớn: 6 - 9 M.I.U mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
Trường hợp đặc biệt: Thời gian điều trị một vài trường hợp viêm họng là 10 ngày.
Để đề phòng một số bệnh nhiễm khuẩn, liều thường dùng là
Người lớn: 3 M.I.U/12 giờ, uống trong 5 ngày.
Trong mọi trường hợp, phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thời gian điều trị
Để điều trị có hiệu quả, phải tuân thủ liều dùng và thời gian dùng thuốc như bác sĩ đã kê toa.
Hết sốt hoặc không còn triệu chứng không có nghĩa là đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Mọi sự mệt mỏi có thể cảm nhận được không phải là do điều trị kháng sinh mà là do nhiễm khuẩn. Giảm liều hoặc ngưng điều trị sẽ không hết cảm giác mệt mỏi và có thể làm bệnh chậm bình phục.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Liều độc của spiramycin chưa được biết.
Có thể có các dấu hiệu tiêu hóa sau khi dùng liều cao, như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Các trường hợp khoảng QT kéo dài, có thể giảm đi khi ngưng điều trị, đã được nhận thấy trên trẻ sơ sinh được điều trị với liều cao spiramycin và sau khi tiêm tĩnh mạch spiramycin trên các đối tượng có nguy cơ kéo dài khoảng QT. Nếu xảy ra quá liều spiramycin, nên dùng điện tâm đồ để đo khoảng QT, đặc biệt khi có các yếu tố nguy cơ khác (hạ kali - máu, khoảng QT kéo dài bẩm sinh, dùng chung với các thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT và/hoặc gây xoắn đỉnh).
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu xảy ra quá liều, nên điều trị triệu chứng.
Trong trường hợp quá liều hoặc vô tình bị ngộ độc thuốc, phải báo ngay cho Bác sĩ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Rovamycin®, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Như những thuốc khác, thuốc này có thể gây những tác dụng ngoại ý ở những mức độ khác nhau:
Tác dụng tiêu hóa
-
Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
-
Rất hiếm gặp: Viêm đại tràng giả mạc (bệnh đường ruột với triệu chứng tiêu chảy và đau bụng).
Tác dụng trên da
-
Nổi mẩn, mề đay (nổi dát đỏ và ngứa trên da), ngứa.
-
Rất hiếm gặp: Phù mạch (sưng mặt và cổ do dị ứng), sốc dị ứng; một số rất hiếm trường hợp đỏ da toàn thân kèm mụn mủ và sốt (chứng mụn mủ đỏ da toàn thân cấp tính). Trong mọi trường hợp cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng trên thần kinh
-
Đôi khi có cảm giác kim châm hoặc kiến bò ngoài da.
Tác dụng trên gan
-
Rất hiếm gặp: Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Thay đổi số lượng tế bào máu
-
Rất hiếm gặp: Thiếu máu có thể do tán huyết.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.