Thuốc tiêm Prepenem 500mg JW Pharmaceutical điều trị nhiễm khuẩn (1 lọ)
Danh mục
Thuốc tiêm chích
Quy cách
Bột pha tiêm - Lọ
Thành phần
Imipenem, Cilastatin
Thương hiệu
Jw Pharmaceutical - JW Pharmaceutical Corporation
Xuất xứ
Hàn Quốc
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-20532-17
0 ₫/Lọ
(giá tham khảo)Choongwae Prepenem 500mg là thuốc bột pha dung dịch tiêm truyền chứa hoạt chất Imipenem và Cilastatin điều trị nhiễm khuẩn trong ổ bụng biến chứng, viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn trong và sau khi sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm biến chứng.
Điều trị cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết xảy ra liên quan đến, hoặc bị nghi ngờ có liên quan đến bất kỳ bệnh nhiễm trùng được liệt kê ở trên.
Thuốc có thể được dùng trong điều trị bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính có sốt nghi ngờ do nhiễm khuẩn.
Cách dùng
Thuốc Choongwae Prepenem 500mg dùng tiêm truyền tĩnh mạch.
Cách pha dịch truyền tĩnh mạch:
Choongwae Prepenem 500mg là bột pha dung dịch tiêm truyền, hàm lượng imipenem và cilastatin bằng nhau là 500mg.
Bột thuốc được pha loãng với 100 ml các dung dịch pha tiêm sau:
- Dung dịch NaCl 0,9%;
- Dung dịch dextrose 5% hoặc 10%;
- Dung dịch dextrose 5% và NaCl 0,9%;
- Dung dịch dextrose 5% và NaCl 0,45% hoặc NaCl 0,225%;
- Dung dịch dextrose 5% và KCl 0,15%;
- Dung dịch mannitol 5% hoặc 10%.
Phải lắc lọ tới khi tạo thành một dung dịch trong suốt, sự thay đổi màu từ không màu sang màu vàng nhạt không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Không được để đông lạnh (dưới 4°C).
Không được dùng nước cất vì không đẳng trương.
Không được trộn với dung dịch có chứa lactat vì thuốc này được chống chỉ định với lactat.
Không trộn lẫn với các thuốc kháng sinh khác theo bất cứ cách nào, tuy nhiên có thể kết hợp (khác vị trí tiêm truyền) với các kháng sinh khác, như aminoglycosid.
Liều dùng
Liều dùng được nói đến là hàm lượng imipenem, lượng cilastatin luôn có tỉ lệ 1:1 với lượng imipenem.
Tổng liều hàng ngày của Choongwae Prepenem 500mg dựa vào đánh giá độ nặng nhẹ của nhiễm khuẩn, được chia thành các liều bằng nhau dựa trên việc đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh, chức năng thận và thể trọng.
Liều dùng cho người lớn chức năng thận bình thường, cân nặng trên 70kg
Bảng 1 dưới đây dựa trên người lớn có chức năng thận bình thường (chỉ số độ thanh thải creatinin trên 70 ml/phút/1,73m), cân nặng từ 70kg trở lên.
Liều ghi ở cột A dành cho những nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, có thể hiện những đặc trưng chính của vi khuẩn gây bệnh.
Liều ghi ở cột B cho thấy liều dùng khi nhiễm các vi khuẩn ít nhạy cảm với imipenem hơn, như một số dòng thuộc chủng Pseudomonas aeruginosa.
Liều dùng khuyến cáo cho bệnh nhân người lớn cân nặng trên 70kg, chức năng thận bình thưởng (độ thanh thải creatinin trên 70 ml/phút/1,73m2)
Mức độ và dạng nhiễm khuẩn | Nhẹ | Trung bình | Nặng, đe dọa tính mạng | Nhiễm khuẩn niệu đạo không biến chứng | Nhiễm khuẩn niệu đạo có biến chứng |
---|---|---|---|---|---|
A vi khuẩn nhạy cảm | 250mg/6h (1g/ngày) | 500mg/8h (1,5g/ngày) hoặc 500mg/6h (2g/ngày) | 500mg/6h (2g/ngày) | 250mg/6h (1g/ngày) | 500mg/6h (2g/ngày) |
B vi khuẩn ít nhạy cảm, một số dòng thuộc chủng Pseu.aeruginosa | 500mg/6h (2g/ngày) | 500mg/6h (2g/ngày) hoặc 1g/8h (3g/ngày) | 1000mg/8h (3g/ngày) hoặc 1g/6h (4g/ngày) | 250mg/6h (1g/ngày) | 500mg/6h (2g/ngày) |
Vì tính kháng khuẩn cao của Choongwae Prepenem 500mg, đã có khuyến cáo về liều dùng tối đa của thuốc hàng ngày là 50mg/kg/ngày hoặc 4g/ngày. Không có tài liệu nào cho thấy liều càng cao thì hiệu lực kháng sinh càng mạnh. Riêng với bệnh nhân nhi trên 12 tuổi, mắc chứng u xơ với chức năng thận bình thường đã được điều trị với liều tới 90mg/kg/ngày được chia đều trong ngày, tuy nhiên tổng liều không quá 4g/ngày.
Giảm liều với người lớn cân nặng dưới 70kg hoặc giảm chức năng thận (độ canh thải creatinin dưới 70 ml/phút/1,73m2)
Công thức tính độ thanh thải creatinin (Tcc):
- Nam giới: Tcc = cân nặng (kg) x (140 – tuổi) / 72 x nồng độ creatinin trong huyết thanh (mg/dL).
- Nữ giới: Tcc = 0,85 x Tcc nam giới tương ứng.
Các bước xác định liều khi bệnh nhân giảm chức năng thận hoặc cận nặng dưới 70kg:
Bước 1: Đối chiếu theo bảng 1 tương ứng với mức độ và nguyên nhân gây bệnh để ra tổng liều hàng ngày.
Bước 2:
- Nếu tổng liều hàng ngày từ 1g đến 2g, sử dụng bảng 2.
- Nếu tổng liều hàng ngày trên từ 3g đến 4g, sử dụng bảng 3.
Bước 3: Cách sử dụng bảng 2 và 3:
- Lựa chọn cân nặng gần đúng nhất của bệnh nhân ở cột đầu tiên.
- Theo tổng liều hàng ngày đã xem ở bảng 1, chọn cột tương ứng ở bảng 2 hoặc 3.
- Đối chiếu với thanh thải gần đúng nhất của bệnh nhân trong cột nhỏ trong cột liều đã chọn ở phần b – đây chính là liều dùng thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Bảng 2 Liều dùng cho bệnh nhân giảm chức năng thận và/hoặc dưới 70kg
Cân nặng | Tổng liều đối chiếu ở bảng 1 tương ứng là | |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
(kg)
| 1g/ngày | 1,5g/ngày | 2g/ngày | |||||||||
Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) | Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) | Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) | ||||||||||
≥ 71 | 41 - 70 | 21 - 40 | 6 - 20 | ≥ 71 | 41 - 70 | 21 - 40 | 6 - 20 | ≥ 71 | 41 - 70 | 21 - 40 | 6 - 20 | |
Liều dùng thích hợp (mg) | Liều dùng thích hợp (mg) | Liều dùng thích hợp (mg) | ||||||||||
≥ 70 | 250/6h | 250/8h | 250/12h | 250/12h | 500/8h | 250/6h | 250/8h | 250/12h | 500/6h | 500/8h | 250/6h | 250/12h |
60 | 250/8h | 125/6h | 250/12h | 125/12h | 250/6h | 250/8h | 250/8h | 250/12h | 500/8h | 250/6h | 250/8h | 250/12h |
50 | 125/6h | 125/6h | 125/8h | 125/12h | 250/6h | 250/8h | 250/12h | 250/12h | 250/6h | 250/6h | 250/8h | 250/12h |
40 | 125/6h | 125/8h | 125/12h | 125/12h | 250/8h | 125/6h | 125/8h | 250/12h | 250/6h | 250/8h | 250/12h | 250/12h |
30 | 125/8h | 125/8h | 125/12h | 125/12h | 125/6h | 125/8h | 125/8h | 250/12h | 250/8h | 125/6h | 125/8h | 125/12h |
Bảng 3 Giảm liều cho bệnh nhân giảm chức năng và/hoặc người lớn dưới 70kg
Cân nặng | Tổng liều đối chiếu ở bảng 1 tương ứng là | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
(kg)
| 3g/ngày | 4g/ngày | ||||||
Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) | Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73m2) | |||||||
≥ 71 | 41 - 70 | 21 - 40 | 6 - 20 | ≥ 71 | 41 - 70 | 21 - 40 | 6 - 20 | |
Liều dùng thích hợp (mg) | Liều dùng thích hợp (mg) | |||||||
≥ 70 | 1000/8h | 500/6h | 500/8h | 500/12h | 1000/6h | 750/8h | 500/6h | 500/12h |
60 | 750/8h | 500/8h | 500/8h | 500/12h | 1000/8h | 750/8h | 500/8h | 500/12h |
50 | 500/6h | 500/8h | 250/6h | 250/12h | 750/8h | 500/6h | 500/8h | 500/12h |
40 | 500/8h | 250/6h | 250/8h | 250/12h | 500/6h | 500/8h | 250/6h | 250/12h |
30 | 250/6h | 250/8h | 250/8h | 250/12h | 500/8h | 250/6h | 250/8h | 250/12h |
Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 6 ml/phút/1,73m2 không nên dùng Choongwae Prepenem 500mg trừ khi được thẩm phân máu trong vòng 48h.
Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 6 - 20 ml/phút/1,73 m2, khi điều trị bằng Choongwae Prepenem 500mg, nên dùng liều 125 – 250mg/12h trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn. Nếu dùng liều lớn hơn, từ 500mg/12h, có thể tăng nguy cơ động kinh.
Chưa có hướng dẫn sử dụng thuốc này cho bệnh nhân đang thực hiện thẩm phân mảng bụng.
Thẩm phân máu
Khi điều trị cho các bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 6 ml/phút/1,73 m2, được thẩm phân máu trong vòng 48h, dùng liều ở cột ghi độ thanh thải creatinin từ 6-20 ml/phút/1,73 m2. Cả imipenem và cilastatin đều được lọc khỏi hệ tuần hoàn trong quá trình thẩm phân máu và cứ mỗi 12 giờ từ sau khi thẩm phân máu xong. Bệnh nhân thẩm phân máu, đặc biệt là có tiền sử bệnh ở hệ thần kinh trung ương, cần được theo dõi chặt chẽ. Với các bệnh nhân đang thẩm phân máu, chỉ nên dùng Choongwae Prepenem 500mg khi thực sự cần thiết, vì nguy cơ co giật tiềm ẩn rất cao.
Sử dụng cho trẻ em
Đối với bệnh nhân trên 3 tháng tuổi, liều khuyến cáo cho nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương là 15 - 25mg/kg/liều mỗi 6 giờ. Dựa trên nghiên cứu ở người lớn, liều tối đa trong ngày để điều trị các nhiễm khuẩn hoàn toàn nhạy cảm là 2g/ngày, các nhiễm khuẩn ít nhạy cảm hơn là 4g/ngày. Cá biệt áp dụng liều cao hơn (90mg/kg/ngày) đã được dùng cho bệnh nhân nhi trên 12 tuổi mắc chứng u xơ.
Với bệnh nhân dưới 3 tháng tuổi (cân nặng ít nhất 1,5kg), liều dùng sau đây được chỉ định cho các nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương:
Dưới 1 tuần tuổi: 25mg/kg/12 giờ.
Từ 1 - 4 tuần tuổi: 25mg/kg/8 giờ.
Từ 4 tuần- 3 tháng tuổi: 25mg/kg/6 giờ.
Choongwae Prepenem 500mg không chỉ định cho bệnh nhân nhiễm khuẩn tại hệ thần kinh trung ương vì nguy cơ động kinh cao. Choongwae Prepenem 500mg không được chỉ định ở bệnh nhân nhi dưới 30kg, kèm suy thận vì chưa có thông tin lâm sàng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều gồm tăng nhạy cảm thần kinh - cơ, cơn co giật.
Trong trường hợp quá liều, ngừng dùng thuốc, điều trị toàn thân, và hỗ trợ các chức năng sống nếu cần. Imipenem và cilastatin có khả năng bị loại trong quá trình thẩm tách máu. Tuy nhiên lợi ích của việc thẩm phân máu khi quá liều imipenem và cilastatin chưa được khẳng định.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các tác dụng không mong muốn có thể liên quan tới điều trị bằng Choongwae prepener 500mg là buồn nôn (2,0%), tiêu chảy (1,8%), nôn (1,5%), phát ban (0,9 %), sốt (0,5%), hạ huyết áp (0,4%), co giật (0,4%), chóng mặt (0,3%), ngứa (0,3%), nổi mề đay (0,2%), buồn ngủ (0,2%), viêm tĩnh mạch huyết khối (3,1%), đau tại chỗ tiêm (0,7%), ban đỏ tại chỗ tiêm (0,4%) và sự chai cứng tĩnh mạch (0,2%). Tăng transaminase và phosphatase kiềm huyết thanh cũng thường được báo cáo.
Tất cả các phản ứng có hại được liệt kê theo hệ cơ quan và tần suất: Rất phổ biến (≥ 1/10), phổ biến (≥ 1/100 đến <1/10), không phổ biến (≥ 1/1000 đến <1/100), hiếm (≥ 1/10000 đến 1/1000), rất hiếm (< 1/10000) và không được biết đến (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Trong mỗi nhóm: Tần số, tác dụng không mong muốn được thể hiện theo thứ tự giảm dần mức độ.
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
- Hiếm: Viêm đại tràng do dùng kháng sinh, nhiễm nấm candida.
- Rất hiếm: Viêm dạ dày, ruột.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
- Phổ biến: Bạch cầu ưa eosin.
- Không phổ biến: Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, chứng giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu.
- Hiếm: Chứng mất bạch cầu hạt.
- Rất hiếm: Thiếu máu tán huyết, suy nhược tủy xương.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Hiếm: Phản ứng phản vệ.
Rối loạn tâm thần:
- Không phổ biến: Rối loạn tâm thần bao gồm ảo giác và lú lẫn.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Không phổ biến: Động kinh, co giật, chóng mặt, buồn ngủ.
- Hiếm: Bệnh não, bệnh dị cảm, chứng run tay, giảm vị giác.
- Rất hiếm: Biểu hiện nặng của bệnh nhược cơ, nhức đầu.
- Không được biết: Kích động, rối loạn vận động.
Rối loạn tai và thính giác:
- Hiếm: Nghe kém.
- Rất hiếm: Chóng mặt, ù tai.
Rối loạn tim:
- Rất hiếm: Tím tái, nhịp nhanh, đánh trống ngực.
Rối loạn mạch máu:
- Phổ biến: Viêm tắc tĩnh mạch.
- Không phổ biến: Hạ huyết áp.
- Rất hiếm: Cơn đỏ bừng mặt
Rối loạn hộ hấp, lồng ngực và trung thất:
- Rất hiếm: Khó thở, tăng thông khí phổi, đau họng.
Rối loạn tiêu hóa:
- Phổ biến: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
- Hiếm: Biến màu răng và/hoặc lưỡi.
- Rất hiếm: Xuất huyết viêm đại tràng, đau bụng, ợ nóng, viêm lưỡi, u nhú lưỡi, tăng tiết nước bọt.
Rối loạn gan mật:
- Hiếm: Suy gan, viêm gan.
- Rất hiếm: Viêm gan ác tính.
Da và các rối loạn mô dưới da:
- Phổ biến: Mẫn đỏ.
- Không phổ biến: Nổi mề đay, ngứa.
- Hiếm: Hoại tử biểu bì, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, viêm da tróc vảy.
- Rất hiếm: Nhiều mồ hôi, thay đổi cấu trúc của da
Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết:
- Rất hiếm: Đau đa khớp, đau cột sống.
Rối loạn thận và tiết niệu:
- Hiếm: Suy thận cấp tính, vô niệu, đa niệu, đổi màu nước tiểu.
Hệ thống sinh sản và các bệnh về vú:
- Rất hiếm: Ngứa âm hộ.
Rối loạn chung:
- Không phổ biến: Sốt, đau cục bộ và sự chai cứng ở chỗ tiêm, ban đỏ tại chỗ tiêm.
- Rất hiếm: Tức ngực, suy nhược.
Xét nghiệm:
- Phổ biến: Tăng transaminase huyết thanh, tăng phosphatase kiềm trong huyết thanh.
- Không phổ biến: Dương tính với nghiệm pháp Coombs trực tiếp.
- Kéo dài thời gian prothrobin, giảm hemoglobin, tăng bilirubin huyết thanh, ure máu cao.
Hướng dẫn xử trí ADR:
Cần giảm liều đối với người bệnh suy thận và người cao tuổi.
Dùng thận trọng đối với người bệnh có tiền sử co giật hoặc mẫn cảm với các thuốc betare lactam.
Khi xảy ra ADR về thần kinh trung ương trong khi điều trị, cần phải ngừng dùng mipenem - cilastatin. Cần tiếp tục liệu pháp chống co giật cho người bệnh bị co giật.
Nếu dùng đơn độc imipenem, kháng thuốc thường xảy ra khi điều trị các nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa; tuy nhiên, không xảy ra sự kháng chéo với các loại kháng sinh khác (ví dụ: Aminoglycosid, cephalosporin). Nên riêng đối với P. aeruginosa có thể dự phòng kháng thuốc bằng cách dùng phối hợp với một thuốc kháng sinh aminoglycosid.