Dung dịch tiêm Octreotide 0,1 mg/ml Bioindustria giảm các triệu chứng do khối u trong hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (10 ống)
Danh mục
Thuốc tiêm chích
Quy cách
Dung dịch - Hộp 10 Ống
Thành phần
Ciprofloxacin
Thương hiệu
BIOINDUSTRIA - BIOINDUSTRIA L.I.M
Xuất xứ
Ý
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-19094-15
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Octreotide 0,1 mg/ml là dung dịch tiêm chứa thành phần hoạt chất Octreotide (dưới dạng octreotid acetate) làm giảm các triệu chứng do khối u trong hệ nội tiết dạ dày – ruột – tụy (GEP) bao gồm: U carcinoid (hội chứng carcinoid), ViPomas, u tế bào alpha tiểu đảo tụy (Glucagonomas),…
Cách dùng
Tiêm dưới da
Để khả năng dung nạp tại chỗ tốt hơn, khuyến cáo nên dùng dung dịch thuốc ở nhiệt độ phòng và không nên lặp lại việc tiêm thuốc trong cùng một diện tích hẹp trong một thời gian ngắn.
Ống tiêm phải được mở trước khi dùng và lượng thuốc không dùng hết phải bỏ đi.
Về phương diện vi sinh, thuốc phải được dùng ngay. Trong trường hợp ống tiêm được dùng nhiều lần, điều kiện dùng là trách nhiệm của người sử dụng, phải thật thận trọng để tránh nhiễm khuẩn.
Truyền tĩnh mạch
Phải được kiểm tra bằng mắt thường các thuốc tiêm trước khi dùng xem có thay đổi màu sắc hoặc có sự hiện diện các hạt tiểu phân không.
Trong trường hợp octreotid phải dùng tiêm truyền tĩnh mạch, lượng thuốc trong lọ 0,5 mg nên được pha trong 60 ml dung dịch nước muối sinh lý. Dung dịch đã pha loãng cần được truyền qua một bơm truyền.
Thủ thuật này cần được lặp lại thường xuyên trong khoảng thời gian điều trị theo chỉ định.
Sản phẩm không dùng đến và phế liệu phải được loại bỏ theo đúng quy định địa phương.
Liều dùng
Khối u trong hệ nội tiết dạ dày - ruột - tụy
Liều lượng được xác định tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng, vào các thay đổi nồng độ trong huyết tương của các peptid do khối u tiết ra (trong trường hợp khối u carcinoid, dựa vào nồng độ của 5-HIAA (5-hydroyindole acetic acid) trong đường tiết niệu) và vào khả năng dung nạp; nên bắt đầu với liều 0,05 mg, 1 hoặc 2 lần /ngày, tiêm dưới da và tăng dần lên đến 0,2 mg, 3 lần/ngày. Trong một số trường hợp ngoại lệ, có thể yêu cầu liều cao hơn. Liều duy trì thay đổi nhiều và trong mọi trường hợp phải thích ứng với từng bệnh nhân.
Khuyến cáo nên dùng thuốc qua đường tiêm dưới da. Tuy nhiên trong những trường hợp cần đáp ứng nhanh (thí dụ cơn carcinoid) có thể dùng octreotid tiêm tĩnh mạch có kiểm soát nhịp tim. Trong trường hợp khối u carcinoid, nếu không có đáp ứng có lợi trong vòng một tuần điều trị bằng octreotid với liều tối đa dung nạp được, thì nên ngừng điều trị.
Điều trị bệnh to đầu chi
Liều ban đầu 0,05 – 0,1 mg tiêm dưới da mỗi 8 giờ. Việc điều chỉnh liều nên dựa trên đánh giá hàng tháng về lượng GH và IGF-1 (mục tiêu: GH< 2,5 ng/ml và IGF-1 ở mức bình thường) và các triệu chứng lâm sàng, và khả năng dung nạp thuốc. Đối với hầu hết bệnh nhân, liều dùng hàng ngày tốt nhất là 0,2 mg – 0,3 mg. Không nên dùng quá liều tối đa 1,5 mg/ngày. Đối với các bệnh nhân dùng liều octreotid ổn định, nên kiểm tra GH mỗi 6 tháng. Nếu lượng hormon tăng trưởng không giảm và các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện sau 3 tháng điều trị, nên ngưng điều trị.
Phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật tụy
Tiêm dưới da 0,1 mg, 3 lần/ngày trong giai đoạn trước và sau khi phẫu thuật, bắt đầu 1 giờ trước khi phẫu thuật và tiếp tục cho đến 7 ngày sau phẫu thuật.
Tiêu chảy nặng không đáp ứng điều trị do suy giảm miễn dịch
Bắt đầu với liều 0,1 mg, 3 lần/ngày, tiêm dưới da. Nếu không kiểm soát được tiêu chảy sau một tuần điều trị, có thể tăng dần liều lên đến 0,25 mg, 3 lần/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc. Nếu dùng liều 0,25 mg, 3 lần/ngày, trong vòng một tuần mà tình trạng không được cải thiện, cần cân nhắc ngưng dùng thuốc này.
Xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
25 mcg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục trong 5 ngày. Octreotid có thể được pha loãng với nước muối sinh lý. Ở bệnh nhân xơ gan octreotid có thể được dùng truyền tĩnh mạch với liều lên đến 50 mcg/giờ trong 5 ngày.
Dùng cho người cao tuổi: Ở những bệnh nhân cao tuổi chưa có ghi nhận vấn đề gì về khả năng dung nạp và chế độ liều dùng khác với bệnh nhân trưởng thành.
Dùng cho trẻ em: Kinh nghiệm điều trị octreotid ở trẻ em còn rất hạn chế.
Dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Ở bệnh nhân xơ gan, nửa đời phân hủy của thuốc có thể kéo dài, cần phải điều chỉnh liều duy trì.
Dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Suy giảm chức năng thận không ảnh hưởng đến sự phân bố toàn thân của octreotid (AUC hay diện tích dưới đường cong nồng độ thời gian) khi dùng tiêm dưới da, do đó không cần điều chỉnh liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Đã có một số trường hợp dùng quá liều Octreotid một cách ngẫu nhiên ở người lớn và trẻ em được báo cáo.
Ở người lớn, liều dùng là trong khoảng từ 2.400 - 6.000 mcg/ngày truyền liên tục (100 - 250 mcg/giờ) hoặc tiêm dưới da (1.500mcg, 3 lần/ngày). Các biến cố bất lợi được báo cáo là loạn nhịp, hạ huyết áp, ngừng tim, giảm oxi máu não, viêm tụy, viêm gan thoái hóa mỡ, tiêu chảy, mệt mỏi, ngủ lịm, sút cân, gan to và nhiễm acid lactic.
Ở trẻ em, liều dùng là trong khoảng từ 50-3.000 μg/ngày truyền liên tục (2,1 - 500 mcg/giờ) hoặc tiêm dưới da (50 - 100 mcg). Tác dụng phụ duy nhất được báo cáo là tăng đường huyết.
Không có các biến cố bất lợi không định trước được báo cáo ở bệnh nhân ung thư dùng Octreotid với liều 3.000-30.000 mcg/ngày chia liều tiêm dưới da.
Xử trí quá liều là điều trị triệu chứng.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất được báo cáo trong khi điều trị bằng octreotid bao gồm rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh, hệ gan-mật và rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.
Những tác dụng bất lợi phổ biến nhất được báo cáo trongcác thử nghiệm lâm sàng khi dùng octreotid là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, nhức đầu, sỏi mật, tăng đường huyết và táo bón.
Các tác dụng bất lợi phổ biến khác là choáng váng, đau tai chỗ tiêm, cặn bùn túi mật, tuyến giáp hoạt động bất thường (như giảm hormon kích thích tuyến giáp (TSH), giảm T4 toàn phần và T4 tự do), phân lỏng, giảm dung nạp glucose, nôn, suy nhược và hạ đường huyết. Trong vài trường hợp, tác dụng phụ về tiêu hóa có thể giống như tắc ruột cấp như chướng bụng tiến triển, đau nặng vùng thượng vị, nhạy cảm đau khi ấn bụng và thành bụng.
Nói chung, tác dụng phụ tại chỗ gồm có đau nhói, ngứa ran, nóng rát tại nơi tiêm dưới da kèm theo đỏ và sưng nhưng hiếm khi kéo dài quá 15 phút,
Có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách dùng thuốc ở nhiệt độ phòng hoặc giảm thể tích tiêm (Sử dụng dung dịch đậm đặc hơn).
Mặc dù lượng mỡ đào thải qua phân có thể tăng, cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy việc điều trị lâu dài với octreotid có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do kém hấp thu
Có thể giảm tỷ lệ các tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa bằng các tránh ăn ở quanh các thời điểm dùng thuốc, nghĩa là tiêm thuốc ở khoảng giữa các bữa ăn hay khi đi ngủ.
Rất hiếm trường hợp viêm tụy cấp đã có báo cáo xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đầu dùng octreotid và nếu có cũng tự khỏi khi ngưng thuốc. Ngoài ra, đã có báo cáo gặp phải viêm tụy do sỏi mật ở những bệnh nhân điều trị lâu dài với octreotid.
Ở cả bệnh nhân to đầu chỉ lẫn hội chứng carcinoid có những bất thường điện tâm đồ được quan sát thầy như kéo dài khoảng QT, chuyền trục, tái cực sớm, điện thế thấp, R cắt cụt và thay đổi sóng ST-T không đặc hiệu. Chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các tai biến này với việc điều trị bằng octreotid acetat vì nhiều bệnh nhân đồng thời có bệnh tim.
Những phản ứng bất lợi được liệt kê theo xuất độ, thường dùng các quy ước sau đây
- Rất phổ biến: > 1/10;
- Phổ biến: >1/100 – <1/10;
- Không phổ biến: >1/1.000 – <1/100;
- Hiếm: >1/10.000 – <1/1.000;
- Rất hiếm: < 1/10.000, kể cả các báo cáo riêng lẻ.
Trong mỗi phân nhóm xuất độ, các phản ứng bất lợi được xếp theo thứ tự mức độ nặng giảm dần.
Các phản ứng bất lợi được báo cáo qua các thử nghiệm lâm sàng.
Rối loạn tiêu hóa:
- Rất phổ biến: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi.
- Phổ biến: Khó tiêu, nôn, chướng bụng, đi tiêu phân mỡ, phân lỏng, phân bạc màu.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Rất phổ biến: Nhức đầu.
- Phổ biến: Choáng váng.
Rối loạn nội tiết:
- Phổ biến: Giảm năng tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp (như giảm TSH, giảm T4 toàn phần và giảm T4 tự do).
Rối loạn gan mật:
- Rất phổ biến: Sỏi mật.
- Phổ biến: Viêm túi mật, cặn bùn túi mật, tăng bilirubin huyết.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Rất phổ biến: Tăng đường huyết.
- Phổ biến: Hạ đường huyết, giảm dung nạp glucose, suy nhược.
- Không phổ biến: Mất nước.
Rối loạn tổng quát và tại chỗ tiêm:
- Rất phổ biến: Đau tại nơi tiêm.
Cận lâm sàng:
- Phổ biến: Tăng men gan.
Rối loạn da và mô dưới da:
- Phổ biến: Phát ban, ngứa, rụng tóc.
Rối loạn hô hấp:
- Phổ biến: Khó thở.
Rối loạn tim:
- Phổ biến: Nhịp tim chậm.
- Không phổ biến: Nhịp tim nhanh.
Sau khi lưu hành thuốc
Những phản ứng bất lợi được báo cáo tự phát, trình bày trong bảng 2 được báo cáo tự nguyện và không phải lúc nào cũng xác định được xuất độ hoặc có mối quan hệ nguyên nhân với việc dùng thuốc.
Các phản ứng bất lợi từ các báo cáo tự phát:
- Rối loạn miễn dịch: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn dị ứng.
- Rối loạn da và mô dưới da: Nổi mày đay.
- Rối loạn gan mật: Viêm tụy cấp, viêm gan cấp không ứ mật, viêm gan ứ mật, ứ mật, vàng da ứ mật, vàng da.
- Rối loạn tim: Loạn nhịp tim.
- Cận lâm sàng: Tăng phosphatase kiềm, gamma-glutamyl transferase.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.