
Thuốc Magrax-F 120mg DaviPharm điều trị cơn gout cấp (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc giảm đau kháng viêm
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Etoricoxib
Thương hiệu
Davipharm - DAVI
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-19172-13
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Magrax-F được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú, với thành phần chính Etoricoxib, là thuốc dùng để điều trị cơn gout cấp.
Cách dùng
Thuốc Magrax-F dùng đường uống.
Liều dùng
Liều dùng điều trị cơn gout cấp: 120 mg/ngày. Liều 120 mg chỉ dùng trong giai đoạn cấp và không được dùng quá 8 ngày.
Liều dùng cho bệnh nhân suy gan: Liều uống tối đa ở bệnh nhân suy gan nhẹ (Child-Pugh: 5–6 điểm) là 60 mg, 1 lần/ngày. Bệnh nhân suy gan trung bình (Child-Pugh: 7–9 điểm) là 60 mg mỗi 2 ngày hoặc 30 mg/ngày. Không nên sử dụng etoricoxib ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh: ≥ 10 điểm).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có báo cáo quá liều etoricoxib.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, dùng liều duy nhất 500 mg và liều lặp lại 150 mg/ngày trong 21 ngày không có dấu hiệu độc tính.
Trường hợp quá liều thuốc, nên tiến hành các biện pháp điều trị thông thường như loại bỏ thuốc chưa hấp thu từ đường tiêu hóa, theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ nếu cần thiết. Thẩm phân máu không loại bỏ được etoricoxib. Chưa rõ hiệu quả của việc loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân phúc mạc.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Magrax-F, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Phù, ứ dịch.
-
Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu.
-
Mạch: Tăng huyết áp.
-
Tiêu hóa: Rối loạn hệ tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, ợ nóng), tiêu chảy, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn.
-
Toàn thân: Suy nhược, giống bệnh cúm.
-
Xét nghiệm: Tăng ALT, AST.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Nhiễm khuẩn: Viêm dạ dày – ruột, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng hoặc giảm ngon miệng, tăng cân.
-
Tâm thần: Lo lắng, trầm cảm.
-
Thần kinh: Loạn vị giác, mất ngủ, dị cảm, ngủ gà.
-
Giác quan: Nhìn mờ, ù tai.
-
Tim mạch: Suy tim sung huyết, thay đổi ECG không đặc hiệu, nhồi máu cơ tim.
-
Mạch: Đỏ bừng, tai biến mạch não.
-
Hô hấp: Ho, khó thở, chảy máu cam.
-
Tiêu hóa: Trào ngược acid, thay đổi nhu động ruột, táo bón, khô miệng, loét dạ dày–tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm thực quản, loét miệng, nôn mửa.
-
Da và mô dưới da: Bầm máu, phù mặt, ngứa, nổi ban.
-
Cơ xương, mô liên kết và xương: Chuột rút, đau cơ, cứng cơ.
-
Hệ tiết niệu: Protein niệu.
-
Xét nghiệm: Tăng urê huyết, tăng creatine phosphokinase, giảm hematocrit, giảm hemoglobin, tăng kali huyết, giảm tiểu cầu, tăng creatinine huyết thanh, tăng acid uric.
-
ADR khác: Đau ngực.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
-
Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn, bao gồm phù mạch, phản ứng phản vệ.
-
Tâm thần: Lẫn lộn, ảo giác.
-
Mạch: Cơn tăng huyết áp.
-
Hô hấp: Co thắt phế quản.
-
Tiêu hóa: Loét tiêu hóa bao gồm thủng và chảy máu dạ dày–ruột (chủ yếu gặp ở người già).
-
Gan mật: Viêm gan.
-
Da và mô dưới da: Mày đay, hội chứng Stevens–Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
-
Tiết niệu: Suy thận, thường phục hồi sau khi ngưng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











