Viên nén Ivermectin 3mg Dược 3-2 hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm giun (1 vỉ x 4 viên)
Danh mục
Thuốc trị giun sán
Quy cách
Viên nén - Hộp 4 vỉ x 1 viên
Thành phần
Ivermectin
Thương hiệu
Dược 3-2 - Dược 3-2
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-11485-10
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Ivermectin 3 mg của Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (Việt Nam) có thành phần chính là Ivermectin 3mg, là thuốc điều trị giun.
Cách dùng
Ivermectin uống với nước vào buổi sáng sớm khi chưa ăn hoặc có thể vào lúc khác. Tuy nhiên, tránh ăn trong vòng 2 giờ trước và sau khi dùng thuốc.
Liều dùng
Trẻ em dưới 5 tuổi
Chưa xác định được độ an toàn của thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi.
Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi
Dùng một liều duy nhất 0,15 mg/kg. Liều cao hơn sẽ làm tăng phản ứng có hại, mà không tăng hiệu quả điều trị.
Cần phải tái điều trị với liều như trên hàng năm để chắc chắn khống chế được ấu trùng giun chỉ Onchocerca.
Nếu người bệnh bị nhiễm nặng ấu trùng vào mắt, thì có thể phải tái điều trị thường xuyên hơn, chẳng hạn như cứ sau 6 tháng phải dùng thuốc lại một lần.
Thể trọng 15 - 25kg: Liều uống duy nhất: 3 mg.
Thể trọng 26 - 44 kg: Liều uống duy nhất: 6 mg.
Thể trọng 45 - 64 kg: Liều uống duy nhất: 9 mg.
Thể trọng 65 - 84 kg: Liều uống duy nhất: 12mg.
Thể trọng ≥ 85kg: Liều uống duy nhất: 0,15 mg/kg.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các biểu hiện chính do nhiễm độc Ivermectin là ban da, phù, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Các tác dụng không mong muốn khác gồm các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở, đau bụng, dị cảm và mày đay.
Khi bị nhiễm độc, cần truyền dịch và các chất điện giải, trợ hô hấp (oxygen và hô hấp nhân tạo nếu cần), dùng thuốc tăng huyết áp nếu bị hạ huyết áp. Gây nôn hoặc rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
Sau đó, dùng thuốc tẩy và các biện pháp chống độc khác nếu cần để ngăn cản sự hấp thu thêm thuốc vào cơ thể.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Ivermectin là thuốc an toàn, rất thích hợp cho các chương trình điều trị trên phạm vi rộng. Hầu hết các tác dụng không mong muốn của thuốc là do các phản ứng miễn dịch đối với các ấu trùng bị chết.
Vì vậy, mức độ nặng nhẹ của tác dụng này có liên quan đến mật độ ấu trùng ở da. Các tác dụng không mong muốn đã được thông báo gồm sốt, ngứa, chóng mặt hoa mắt, phù, ban da, nhạy cảm đau ở hạch bạch huyết, ra mồ hôi, rùng mình, đau cơ, sưng khớp, sưng mặt (phản ứng Mazzotti). Hạ huyết áp thế đứng nặng đã được thông cáo có kèm ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và lú lẫn.
Tác dụng không mong muốn thường xảy ra trong 3 ngày đầu sau khi điều trị và phụ thuộc vào liều dùng. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn đã được thông báo rất khác nhau.
Trong một báo cáo gồm 50.929 người bệnh dùng Ivermectin, tác dụng không mong muốn khoảng 9%. Ở những vùng có dịch lưu hành nhiều, tỷ lệ các tác dụng không mong muốn có thể cao hơn nhiều.
Dưới đây là ADR trong điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca liều 0,1 - 0,2 mg/kg:
Thường gặp, ADR > 1/100
- Xương khớp: Đau khớp/viêm màng hoạt dịch (9,3%).
- Hạch bạch huyết: Sưng to và đau hạch bạch huyết ở nách (10,0% và 4,4%), ở cổ (5,3% và 1,3%), ở bẹn (12,6% và 13,9%).
- Da: Ngứa (27,5%), các phản ứng da như phù, có nốt sần, mụn mủ, ban da, mày đay (22,7%).
- Toàn thân: Sốt (22,6%).
- Phù: Mặt (1,2%), ngoại vi (3,2%).
- Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng (1,1%), nhịp tim nhanh (3,5%).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Thần kinh trung ương: Nhức đầu (0,2%).
- Thần kinh ngoại vi: Đau cơ (0,4%).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.