Thuốc GliritDHG 500mg/5mg điều trị tiểu đường tuýp 2 (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần
Metformin HCl, Glibenclamide
Thương hiệu
Dhg - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-24599-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Gliritdhg của Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. Thuốc có thành phần chính là Metformin và Glibenclamid. Đây là thuốc được dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2 nhằm kiểm soát đường huyết, kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục.
Cách dùng
Uống thuốc khoảng 30 phút trước bữa ăn.
Liều dùng
Liều Gliritdhg được điều chỉnh theo đáp ứng và dung nạp của từng người, tối đa không quá 2000mg metformin/20mg glibenclamid. Thuốc được uống cùng bữa ăn, khởi đầu liều thấp và tăng liều dần.
Bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết với đơn trị metformin hoặc glibenclamid (hoặc sulfonylurê khác)
Khởi đầu với Gliritdhg 500mg/2,5mg hoặc Glirit DHG 500mg/5mg, 2 lần/ngày, uống cùng bữa ăn sáng và tối. Liều khởi đầu không vượt quá liều metformin hoặc glibenclamid (hay liều tương đương sulfonylurê khác) đang sử dụng. Điều chỉnh liều (không quá 500mg metformin/5mg glibenclamid mỗi lần) để đạt mục tiêu đường huyết.
Bệnh nhân đang điều trị với metformin kết hợp glibenclamid (hoặc một sulfonylurê khác)
Khi chuyển qua sử dụng Gliritdhg, liều khởi đầu không vượt quá liều metformin và glibenclamid (hoặc liều tương đương sulfonylurê khác) đang sử dụng. Bệnh nhân cần được kiểm soát chặt chẽ các dấu hiệu hạ đường huyết sau khi thay đổi và chỉnh liều Gliritdhg như trên để đạt mục tiêu điều trị. Khi liều dùng glibenclamid 10mg/ngày thì có thể chia 2 lần/ngày.
Bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận
Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30ml/phút/1,73 m2.
Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 - 45ml/phút/1,73m2.
Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45ml/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị.
Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30ml/phút/1,73m2 (xem mục Chống chỉ định, mục Cảnh báo và thận trọng).
Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod
Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 - 60ml/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định (xem mục Cảnh báo và thận trọng).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các phản ứng hạ đường huyết có thể xảy ra do dùng quá liều, do tương tác với một số thuốc hoặc do sai lầm trong ăn uống. Các biểu hiện: Nhức đầu, kích thích, bồn chồn, mồ hôi ra nhiều, mất ngủ, run rẩy, rối loạn hành vi, kém tỉnh táo, nhanh nhẹn.
Khắc phục bằng cách ăn đường (khoảng 20 - 30g) và báo ngay cho bác sĩ biết. Nếu người bệnh bị hôn mê, có thể bơm dung dịch đường saccharose hoặc glucose vào dạ dày hoặc truyền glucose vào tĩnh mạch.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Gliritdhg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
-
Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm acid lactic.
Hiếm gặp, ADR < 1/100
-
Giảm thị lực tạm thời.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.