Dung dịch tiêm Gentamicin 80mg HDPharma điều trị nhiễm khuẩn nặng (10 ống x 2ml)
Danh mục
Thuốc tiêm chích
Quy cách
Dung dịch tiêm - Hộp 1 Vỉ x 10 Ống
Thành phần
Gentamicin
Thương hiệu
Hải Dương - Hdpharma
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-25858-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Gentamicin của Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương chứa hoạt chất là chính Gentamicin, một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside có tác dụng diệt khuẩn thông qua quá trình ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Gentamicin được chỉ định phối hợp với các kháng sinh khác (beta–lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, thường được dùng cùng với các thuốc diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và tăng hiệu lực điều trị.
Gentamicin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.
Cách dùng
Thuốc dùng tiêm bắp hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Trường hợp này pha Gentamicin với dung dịch Natriclorid hoặc Glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg Gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 - 60 phút. Với người có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Liều dùng
Với bệnh nhân có chức năng thận bình thường:
Tiêm bắp theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Người lớn: Tiêm bắp 2-5mg/kg thể trọng/ngày, chia thành 2-3 lần.
- Trẻ em: Tiêm bắp 3mg/kg thể trọng/ngày, chia thành 3 lần.
Với bệnh nhân suy thận:
Liều thông thường: Được điều chỉnh theo ClCr như sau:
- ClCr > 60 ml/phút: Cách 8 giờ/ lần
- ClCr 40 - 46 ml/phút: Cách 12 giờ/lần
- ClCr 20 - 40 ml/phút: Cách 24 giờ/lần
- ClCr < 20 ml/phút: Liều nạp (tấn công), sau đó theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều:
- Độc tính trên thận: Suy thận, đa số trường hợp có liên quan với việc dùng Gentamicin liều cao hay điều trị kéo dài.
- Độc tính trên tai: Tổn thương tiền đình, ốc tai.
- Gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có thể gây ức chế hô hấp và nhược cơ.
Xử lý:
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị quá liều hoặc các phản ứng độc của Gentamicin là chữa triệu chứng và hỗ trợ.
Các điều trị được khuyến cáo như sau:
- Thẩm tách máu hoặc thẩm tách phúc mạc để loại aminoglycosid ra khỏi máu của người bệnh suy thận.
- Dùng thuốc kháng cholinesterase, các muối calci, hoặc hô hấp nhân tạo để điều trị chẹn thần kinh cơ dẫn đến yếu cơ kéo dài và suy hô hấp hoặc liệt (ngừng thở) có thể xảy ra khi dùng hai hoặc nhiều aminoglycosid đồng thời.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Gentamycin 80 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
- Tai: Nhiễm độc tại không hồi phục và do liều tích tụ, ảnh hưởng cả đến ốc tai điếc, ban đầu với âm tần số cao) và hệ thống tiền đình (chóng mặt, hoa mắt).
- Thận: Nhiễm độc thân, giảm ClCr (xuất hiện tế bào, protein trong nước tiểu, hoặc tăng ure huyết, NPN, creatinin huyết thanh hoặc thiểu niệu). Độc tính này xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân có tiền sử suy thận hoặc những bệnh nhân đã điều trị dài hạn với liều lớn hơn so với liều khuyến cáo.
- Thần kinh: Thần kinh ngoại biên hay bệnh não, bao gồm tình trạng tê liệt, ngứa da, co cơ, co giật, hội chứng nhược cơ.
- Da và phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ngứa, mày đay, ban xuất huyết, phản ứng phản vệ.
- Phối: Suy hô hấp, phù thanh quản, xơ phổi.
- Đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, viêm miệng.
- Tim mạch: Phù.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Thận: Nhiễm độc thận có hồi phục. Suy thận cấp, thường nhẹ nhưng cũng có trường hợp hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ.
- Cơ - xương: Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có trường hợp gây suy hô hấp và liệt cơ.
- Mắt: Tiêm dưới kết mạc gây đau, sung huyết và phù kết mạc. Tiêm trong mắt: Thiếu máu cục bộ ở võng mạc.
- Khác: Hôn mê, lú lẫn, trầm cảm, rối loạn thị giác, chán ăn, khát, buồn ngủ, khó thở, viêm ruột, viêm dạ dày, đau đầu, chuột rút cơ, buồn nôn, nôn, giảm cân, tăng tiết nước bọt, rung, giảm magnesi huyết khi điều trị kéo dài, viêm ruột kết liên quan đến kháng sinh, rối loạn máu, rụng tóc, lách to, đau khớp.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
- Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
- Gan: Rối loạn chức năng gan (tăng men gan, tăng bilirubin máu).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Ngừng sử dụng thuốc.
- Không được dùng chung với các thuốc gây độc hại cho thính giác và thận.
- Phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương để tránh nồng độ gây ngộ độc.