Thuốc Fumafer B9 Corbière Sanofi điều trị thiếu máu do thiếu sắt (8 vỉ x 15 viên)
Danh mục
Thuốc bổ
Quy cách
Viên nén - Hộp 8 vỉ x 15 viên
Thành phần
Acid folic, Sắt
Thương hiệu
Sanofi - SANOFI
Xuất xứ
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VD-25769-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Fumafer - B9 Corbière của Công ty CPDP Sanofi - Synthelabo Việt Nam, thành phần chính là sắt II fumarat, acid folic. Thuốc có tác dụng điều trị và phòng ngừa thiếu máu.
Fumafer - B9 Corbière được bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 4 vỉ x 25 viên, hộp 8 vỉ x 15 viên.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Uống thuốc xa bữa ăn (trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ) với nhiều nước.
Liều dùng
Liều lượng: Cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên.
Điều trị thiếu máu thiếu sắt:
10 - 12 tuổi: 60mg sắt nguyên tố + 0,4mg acid folic mỗi ngày trong 3 tháng. Liều tương đương 1 viên mỗi ngày.
Thiếu niên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai: 120mg sắt nguyên tố + 0,8mg acid folic mỗi ngày trong 3 tháng. Liều tương đương 2 viên mỗi ngày.
Sau 3 tháng hoàn tất điều trị thiếu máu thiếu sắt và bổ sung lượng sắt dự trữ được tính vào khoảng 1000mg ở người lớn, phụ nữ mang thai nên tiếp tục theo chế độ bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Phòng ngừa thiếu sắt và acid folic:
10 - 12 tuổi: 60mg sắt nguyên tố + 0,4mg acid folic mỗi ngày. Liều tương đương 1 viên mỗi ngày.
Thiếu niên và người lớn: 60mg sắt nguyên tố + 0,4mg acid folic mỗi ngày. Liều tương đương 1 viên mỗi ngày.
Bao gồm thiếu nữ bắt đầu có kinh nguyệt hay phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, lượng 0,4mg acid folic nên được bổ sung hằng ngày kèm với chế độ bổ sung sắt trong thời gian 3 tháng để phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh của thai nhi khi mang thai.
Phụ nữ mang thai: 60mg sắt nguyên tố + 0,4mg acid folic mỗi ngày, tương đương 1 viên mỗi ngày trong 6 tháng của thai kỳ và tiếp tục đến 3 tháng sau khi sanh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp dùng quá liều, ngưng dùng thuốc ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
Triệu chứng quá liều bao gồm:
Kích thích đường tiêu hóa cấp tính, bào mòn niêm mạc đường tiêu hóa, suy gan và suy thận, hôn mê, nồng độ sắt (Fe) huyết thanh >300mcg/ml yêu cầu điều trị của quá liều do ngộ độc trầm trọng.
Điều trị:
Bao gồm bù dịch, nhiễm toan chuyển hóa và sốc, ngộ độc sắt nặng cần điều trị bằng deferoxamine.
Liều ngộ độc sắt nguyên tố thường thấy ở mức: 35mg/kg.
Quá liều ở phụ nữ mang thai và cho con bú:
Điều trị bằng deferoxamine nếu có chỉ định lâm sàng. Hầu hết các phụ nữ có thai đều sanh con bình thường.
Khi nồng độ đỉnh sắt huyết thanh bằng hoặc lớn hơn 4 micro-gram/ml thì thường bắt đầu có triệu chứng, nhưng trong trường hợp này không có mối quan hệ giữa nồng độ tối đa của sắt và tần suất của sảy thai tự nhiên, sanh sớm, dị tật bẩm sinh hay tử vong mẹ hay tử vong chu sinh. Tuy nhiên, phụ nữ với ngộ độc sắt giai đoạn 3, được xác định có những biểu hiện của suy gan, suy thận hay suy tim, sẽ có khuynh hướng sẩy thai tự nhiên, sanh sớm, hay tử vong.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR >1/100
-
Hệ tiêu hóa: Đau thắt dạ dày, táo bón, buồn nôn, nôn, phân sẫm màu, ợ nóng, tiêu chảy, răng xỉn màu (răng đen).
-
Niệu-sinh dục: Thay đổi màu nước tiểu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Da và mô dưới da: Viêm da tiếp xúc.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Toàn thân: Phản ứng phản vệ như nổi mày đay, phù mạch, hạ huyết áp hoặc co thắt phế quản.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.