Thuốc Feliccare Trường Thọ phòng và trị các trường hợp thiếu máu (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc bổ
Quy cách
Viên nang mềm - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Ferrous fumarate, Acid folic, Cyanocobalamin
Thương hiệu
Trường Thọ Pharma - TRƯỜNG THỌ
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-33614-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc “Feliccare” chứa hoạt chất chính Sắt Fumarat, Acid Folic, Cyanocobalamin do Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ sản xuất.
Feliccare giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Bổ sung sắt, Acid folic và vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun, người hiến máu.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Tránh uống cùng lúc với trà do trong trà có tanin tạo phức với ion sắt làm giảm tác dụng của thuốc.
Không uống khi nằm.
Liều dùng
Người lớn: 2 – 4 viên/ngày.
Trẻ em: 1 – 2 viên/ngày.
Phụ nữ có thai: 1 viên/ngày, từ khi phát hiện có thai.
Thời gian điều trị tùy theo nguyên nhân và tình trạng thiếu hụt sắt tuy nhiên thời gian điều trị với sắt dạng uống cần khoảng 4 - 6 tháng để hồi phục thiếu máu do thiếu sắt không biến chứng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Sắt fumarat:
Các chế phẩm sắt hầu hết là độc, các muối sắt đều nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Liều độc: Dưới 30 mg Fe2+/kg có thể gây độc ở mức trung bình và trên 60 mg Fe2+/kg gây độc nghiêm trọng. Liều gây chết có thể là từ 80 - 250 mg Fe2+/kg. Đã có thông báo một số trường hợp ngộ độc chết người ở trẻ em 1 - 3 tuổi. Liều gây chết thấp nhất cho trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+.
Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy kèm ra máu, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Lúc này có thể có một giai đoạn tưởng như đã bình phục, không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6-24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch (suy tim do thương tổn cơ tim). Một số biểu hiện như: Sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê. Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao. Trong giai đoạn hồi phục có thể có xơ gan, hẹp môn vị. Cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết do Yersinia enterocolica.
Điều trị: Trước tiên, rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Nếu có thể, định lượng sắt trong huyết thanh. Sau khi rửa sạch dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin (5 -10 g deferoxamin hòa tan trong 50- 100 ml nước) vào dạ dày qua ống thông. Trong trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng, hoặc khi có triệu chứng nặng, đầu tiên phải cho deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tiêm truyền tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và tới khi nồng độ Fe2+ huyết thanh giảm dưới mức 60 micromol/lít. cần thiết có thể dùng liều cao hơn. Nếu cần nâng cao huyết áp, nên dùng dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. Điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước.
Vitamin B12: Chưa có thông tin quá liều.
Acid folic: Chưa có thông tin quá liều.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Feliccare, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
-
Tiêu hóa: Phản ứng kích ứng dạ dày, đau bụng với buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, có thể xuất hiện phân sẫm màu. Có thể làm giảm các phản ứng phụ này bằng cách uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn hoặc khởi đầu dùng thuốc với liều thấp sau đó tăng liều dần.
-
Răng: Có thể làm răng đổi màu tạm thời.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Chưa có thông tin.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
-
Toàn thân: Sốc phản vệ, sốt.
-
Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ngứa, đỏ da, nổi ban.
-
Tiêu hóa: Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.