Thuốc tiêm Eprex Prefill 4000IU Janssen điều trị thiếu máu (6 ống)
Danh mục
Thuốc trị thiếu máu
Quy cách
Dung dịch để tiêm trong bơm tiêm đóng sẵn - Hộp 6 Ống
Thành phần
Epoetin alfa
Thương hiệu
Janssen - CILAG AG
Xuất xứ
Thụy Sĩ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
QLSP-975-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Eprex có thành phần chính epoetin alfa là một glycoprotein được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN. Epoetin alfa có công thức với 0,03% polysorbate 80 và 0,5% glycine đựng trong ống tiêm chứa sẵn thuốc, có chia vạch.
Eprex là dung dịch đệm, vô trùng, trong suốt, không màu dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Epoetin alfa có độ tinh khiết cao nhất theo công bố về kỹ nghệ hiện tại. Tại nồng độ thành phần hoạt chất dùng cho người, không phát hiện thấy tế bào tồn dư đã dùng trong sản xuất.
Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Đối với bệnh nhân suy thận mạn bao gồm bệnh thận giai đoạn cuối, chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Cũng như các thuốc dùng đường tiêm khác, dung dịch tiêm phải được kiểm tra về các tiểu phân và sự biến màu trước khi tiêm. Không được lắc, vì lắc có thể làm biến tính glycoprotein làm bất hoạt thuốc.
Eprex ở dạng ống tiêm sử dụng một lần không chứa chất bảo quản. Không được tái sử dụng ống tiêm. Bỏ phần không sử dụng.
Tiêm tĩnh mạch
Eprex nên được tiêm ít nhất trên một phút đến năm phút, tùy thuộc tổng liều.
Nên tiêm chậm trên bệnh nhân phản ứng với điều trị có triệu chứng giả cúm.
Ở bệnh nhân thẩm phân máu, nên tiêm thuốc một lần trong suốt quá trình thẩm phân thông qua cửa tĩnh mạch thích hợp trên đường thẩm phân. Hoặc, có thể tiêm qua kim truyền ngay khi kết thúc thẩm phân, sau đó dùng 10 mL nước muối đẳng trương để rửa ống và đảm bảo thuốc được tiêm hoàn toàn vào tuần hoàn.
Eprex không được chỉ định truyền tĩnh mạch hoặc pha trộn với các thuốc khác.
Tiêm dưới da
Thể tích tối đa tại nơi tiêm là 1 mL. Cần phải tiêm nhiều hơn một nơi nếu thể tích tiêm lớn hơn.
Nên tiêm ở chân tay hoặc thành bụng trước.
Sản phẩm chỉ sử dụng một lần.
Sản phẩm không nên dùng và phải loại bỏ nếu:
-
Niêm phong bị rách.
-
Dung dịch có màu hoặc.
-
Dung dịch có cặn.
-
Bị đông lạnh.
-
Tủ lạnh không hoạt động.
Những phần thuốc không dùng hoặc vật liệu thải nên được tiêu hủy theo quy định của địa phương.
Nếu tiêm dưới da Eprex, một lần tiêm thường không quá 1 mL ở một vị trí tiêm.
Eprex chỉ dùng một mình và không được trộn lẫn với các dung dịch khác để tiêm.
Không lắc bơm tiêm có chứa thuốc Eprex. Việc lắc mạnh và kéo dài có thể làm hỏng sản phẩm.
Không sử dụng nếu sản phẩm đã bị lắc mạnh.
Cách tiêm với ống tiêm chứa sẵn thuốc
Ống tiêm chứa sẵn thuốc được lắp dụng cụ bảo vệ kim tiêm PROTECS giúp ngăn ngừa bị thương do kim đâm sau khi sử dụng. Thông tin này được ghi trên vỏ hộp.
- Lấy ống tiêm ra khỏi tủ lạnh. Dung dịch cần để đến nhiệt độ phòng. Điều này thường mất khoảng 15 - 30 phút. Không tháo nắp phủ trên kim tiêm trong khi để nó đạt tới nhiệt độ phòng.
- Kiểm tra ống tiêm, để đảm bảo đúng liều, không hết hạn sử dụng, không bị hư hại và dung dịch trong suốt, không bị đông.
- Chọn vị trí tiêm. Các vị trí tiêm tốt là mặt trên của đùi và quanh bụng nhưng tránh xa vùng rốn. Thay đổi vị trí tiêm mỗi ngày.
- Rửa sạch tay. Sử dụng bông sát trùng vị trí tiêm, để tránh nhiễm trùng.
- Giữ ống tiêm chứa sẵn thuốc bằng thân ống tiêm cùng với kim tiêm có nút phủ hướng lên phía trên.
- Không giữ đầu pittông, pittông, cánh bảo vệ kim tiêm hoặc nút phủ kim tiêm.
- Không kéo ngược pittông bất kể khi nào.
- Không tháo nút phủ kim tiêm từ ống tiêm chứa sẵn thuốc cho tới khi bạn sẵn sàng tiêm EPREX.
- Tháo vỏ ống tiêm bằng cách giữ thân ống và kéo vỏ ống tiêm cẩn thận và không vặn xoắn. Không đẩy pittông, chạm vào kim tiêm hay lắc ống tiêm.
- Không chạm vào các kẹp hoạt hoá kim tiêm để phòng tránh sự phủ kim tiêm sớm.
- Tạo nếp gấp da giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Không siết chặt nếp gấp này.
- Ấn đầu kim tiêm sâu vào da.
- Dùng ngón cái đẩy pittông cho đến khi bơm hết dung dịch. Giữ vùng nếp gấp da đã kẹp, đẩy pittông chậm và đều đặn. Ống bảo vệ kim tiêm PROTECS sẽ không hoạt động ngoại trừ thuốc được tiêm hoàn toàn. Có thể nghe tiếng cạch khi kim tiêm có nút bảo vệ PROTECS được hoạt hóa.
- Khi pittông được đẩy hết, rút kim tiêm ra và thả lỏng vùng nếp gấp da.
- Thả chậm ngón cái ra khỏi pittông. Cho phép ống tiêm di chuyển lên cho đến khi toàn bộ kim tiêm được bao phủ bởi ống bảo vệ kim tiêm.
- Khi kim tiêm đã được kéo ra khỏi da, có thể có một chút máu tại nơi tiêm. Điều này là bình thường. Sau khi tiêm, có thể ấn mạnh bông sát khuẩn lên vị trí tiêm trong vài giây.
- Bỏ ống tiêm đã sử dụng vào thùng chứa an toàn.
- Chỉ dùng một liều Eprex từ mỗi ống tiêm. Nếu vẫn còn dung dịch trong ống sau khi tiêm, ống tiêm nên được hủy bỏ một cách thích hợp, không tái sử dụng.
Liều dùng
Bệnh nhân suy thận mạn
Chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Nồng độ hemoglobin đích nên là 10 - 12g/dL (6,2 - 7,5mmol/L) ở người lớn và 9,5 - 11g/dL (5,9 - 6,8mmol/L) ở trẻ em.
Ở bệnh nhân suy thận mạn nên duy trì nồng độ hemoglobin không vượt quá giới hạn trên của khoảng nồng độ hemoglobin (xem Thận trọng khi sử dụng - ''Bệnh nhân suy thận'').
Khi thay đổi đường tiêm, nên khởi đầu cùng một liều và sau đó điều chỉnh để đạt nồng độ hemoglobin trong khoảng nồng độ giới hạn.
Trong giai đoạn chỉnh liều, nên tăng liều Eprex nếu hemoglobin không tăng ít nhất 1g/dL (0,62mmol/L) mỗi tháng.
Thông thường ghi nhận mức gia tăng hemoglobin có ý nghĩa lâm sàng sau hơn 2 tuần và có thể đến 6 - 10 tuần ở một vài bệnh nhân.
Khi nồng độ hemoglobin trong khoảng giới hạn, nên giảm liều 25 IU/kg/liều để tránh tình trạng vượt quá khoảng giới hạn. Nên giảm liều khi hemoglobin đạt được 12g/dL.
Có thể giảm liều bằng cách bỏ qua một trong các liều trong mỗi tuần hoặc bằng cách giảm số lượng thuốc mỗi liều.
Bệnh nhân người lớn đang chạy thận nhân tạo
Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, chỉ nên sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
Việc điều trị được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
50 IU/kg ba lần mỗi tuần.
Khi cần thiết, nên điều chỉnh liều bằng cách tăng 25 IU/kg ba lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần cho đến khi đạt đến phạm vi nồng độ hemoglobin (10 - 12g/dL [6,2 - 7,5mmol/L]).
Giai đoạn duy trì:
Điều chỉnh liều để duy trì các giá trị hemoglobin ở nồng độ mong muốn: Hb từ 10 đến 12g/dL (6,2 - 7,5mmol/L).
Liều duy trì nên được cá thể hóa cho mỗi bệnh nhân suy thận mạn. Tổng liều hàng tuần được đề nghị là từ 75 đến 300 IU/kg.
Dữ liệu hiện có cho thấy bệnh nhân có hemoglobin ban đầu (<6g/dL hoặc <3,7mmol/L) có thể cần dùng liều duy trì cao hơn so với những bệnh nhân có hemoglobin ban đầu (>8g/dL hoặc >5mmol/L).
Bệnh nhân nhi đang chạy thận nhân tạo
Việc điều trị được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
50 IU/kg ba lần mỗi tuần bằng đường tĩnh mạch.
Khi cần thiết, nên điều chỉnh liều bằng cách tăng 25 IU/kg ba lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần cho đến khi đạt được khoảng nồng độ hemoglobin (9,5 - 11g/dL [5,9 - 6,8mmol/L]).
Giai đoạn duy trì
Nên điều chỉnh liều dùng thích hợp để duy trì nồng độ hemoglobin trong phạm vi mong muốn giữa 9,5g/dL đến 11g/dL (5,9 - 6,8mmol/L).
Nói chung, trẻ em dưới 30 kg cần liều duy trì cao hơn so với trẻ em trên 30 kg và người lớn. Ví dụ, liều duy trì sau đây đã được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng sau 6 tháng điều trị.
Cân nặng (kg) |
Liều (IU/kg, 3 lần/ tuần) |
|
Trung bình |
Liều duy trì thông thường |
|
<10 |
100 |
75 - 150 |
10 - 30 |
75 |
60 - 150 |
>30 |
33 |
30 - 100 |
Dữ liệu có sẵn cho thấy bệnh nhân có hemoglobin ban đầu là rất thấp (hemoglobin <6,8g/dL [4,2mmol/L]) có thể cần dùng liều duy trì cao hơn so với bệnh nhân có hemoglobin ban đầu là cao hơn (hemoglobin >6,8g/dL [4,2mmol/L]).
Bệnh nhân người lớn thẩm phân phúc mạc
Ở những bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Việc điều trị được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
50 IU/kg hai lần mỗi tuần.
Khi cần thiết, điều chỉnh liều nên được thực hiện tăng 25 IU/kg hai lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần cho đến khi đạt được phạm vi nồng độ hemoglobin (10-12g/dL [6,2-7,5mmol/L]).
Giai đoạn duy trì
Liều thông thường để duy trì phạm vi nồng độ hemoglobin (10 - 12g/dL [6,2 - 7,5mmol/L]) là từ 25 đến 50 IU/kg hai lần mỗi tuần chia hai lần tiêm bằng nhau.
Bệnh nhân nhi thẩm phân phúc mạc
Việc điều trị được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
50 IU/kg ba lần mỗi tuần bằng đường tiêm tĩnh mạch.
Khi cần thiết, nên điều chỉnh liều bằng cách tăng 25 IU/kg ba lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần cho đến khi đạt được phạm vi nồng độ hemoglobin (9,5 - 11g/dL [5,90 - 6,83mmol/L]).
Giai đoạn duy trì
Nói chung, trẻ em < 30 kg cần liều duy trì cao hơn so với trẻ em > 30 kg và người lớn. Ví dụ, đã quan sát thấy liều duy trì sau đây trong các thử nghiệm lâm sàng sau 6 tháng điều trị.
Cân nặng (kg) |
Liều (IU/kg, 3 lần/ tuần) |
|
Trung bình |
Liều duy trì thông thường |
|
<10 |
100 |
75 - 150 |
10 - 30 |
75 |
60 - 150 |
>30 |
33 |
30 - 100 |
Dữ liệu có sẵn cho thấy bệnh nhân có hemoglobin ban đầu <6,8g/dL (4,2mmol/L) có thể đòi hỏi liều duy trì cao hơn so với bệnh nhân có hemoglobin ban đầu >6,8g/dL (4,2mmol/L).
Bệnh nhân người lớn trước lọc thận (Bệnh nhân người lớn suy thận giai đoạn cuối)
Ở bệnh nhân suy thận chưa lọc thận, chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch. Việc điều trị được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
50 IU/kg ba lần mỗi tuần.
Khi cần thiết, nên điều chỉnh liều bằng cách tăng 25 IU/kg, ba lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần cho đến khi đạt được phạm vi nồng độ hemoglobin (10 - 12g/dL [6,2 - 7,5mmol/L]).
Giai đoạn duy trì
Trong giai đoạn duy trì, Eprex được sử dụng 3 lần một tuần, và trong trường hợp tiêm dưới da, sử dụng 1 lần mỗi tuần hoặc 1 lần mỗi 2 tuần.
Nên điều chỉnh liều và khoảng liều thích hợp để duy trì các giá trị hemoglobin ở nồng độ mong muốn: Hb từ 10 đến 12g/dL (6,2 - 7,5mmol/L). Mở rộng khoảng liều có thể yêu cầu tăng liều.
Liều tối đa không được vượt quá 150 IU/kg 3 lần mỗi tuần, 240 IU/kg (đến tối đa là 20000 IU) một lần mỗi tuần, hoặc 480 IU/kg (lên đến tối đa là 40000 IU) mỗi 2 tuần một lần.
Bệnh nhân ung thư
Ở bệnh nhân ung thư người lớn nên dùng đường tiêm dưới da.
Khoảng nồng độ Hb nên là 10 đến 12g/dL (7,5mmol/L) ở nam và nữ và không nên vượt quá khoảng này.
Nên tiếp tục điều trị Eprex thêm một tháng sau khi kết thúc hóa trị liệu. Tuy nhiên, nhu cầu điều trị tiếp tục Eprex nên được tái đánh giá định kỳ.
Liều khởi đầu điều trị thiếu máu nên là 150 IU/kg 3 lần mỗi tuần.
Eprex cũng có thể được dùng với liều khởi đầu 40000 IU tiêm dưới da một lần mỗi tuần.
Nếu sau 4 tuần điều trị ở liều khởi đầu, hemoglobin tăng tối thiểu khoảng 1g/dL (0,6mmol/L) hoặc hồng cầu lưới tăng ≥ 40000 tế bào/mcL so với trước điều trị, liều điều trị nên được duy trì.
Nếu sau 4 tuần điều trị ở liều khởi đầu, hemoglobin không tăng ≥ 1g/dL (0,6mmol/L) và hồng cầu lưới không tăng ≥ 40000 tế bào/mcL so với trước điều trị, khi không thực hiện truyền hồng cầu, nên tăng liều đến 300 IU/kg, 3 lần một tuần hoặc 60000 IU mỗi tuần.
Nếu sau khi điều trị thêm 4 tuần với liều 300 IU/kg, 3 lần mỗi tuần hoặc 60000 IU mỗi tuần, hemoglobin tăng ≥ 1g/dL (≥ 0,6mmol/L), hoặc hồng cầu lưới tăng ≥ 40000 tế bào/mcL, liều nên được duy trì không đổi.
Nếu sau khi điều trị thêm 4 tuần với liều 300 IU/kg, 3 lần mỗi tuần hoặc 60000 IU mỗi tuần, hemoglobin tăng <1g/dL (0,6mmol/L) và hồng cầu lưới tăng < 40000 tế bào/mcL so với trước điều trị thì có lẽ bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và nên ngừng điều trị.
Nên tránh gia tăng hemoglobin trên 1g/dL (0,6mmol/L) mỗi 2 tuần hoặc trên 2g/dL (1,25mmol/L) mỗi tháng hoặc nồng độ hemoglobin >12g/dL (>8,1mmol/L). Nếu hemoglobin đang gia tăng >1g/dL (0,6mmol/L) mỗi 2 tuần hoặc >2g/dL (1,25mmol/L) mỗi tháng hoặc hemoglobin đạt khoảng 12g/dL (7,5mmol/L), thì nên giảm liều EPREX khoảng 25 - 50% dựa vào tốc độ tăng hemoglobin. Nếu hemoglobin vượt quá 12g/dL (7,5mmol/L), ngừng điều trị cho đến khi hemoglobin giảm dưới 12g/dL (7,5mmol/L) và sau đó bắt đầu lại với trị liệu bằng EPREX ở liều thấp hơn liều trước đó 25%.
Bệnh nhân nhiễm HIV, được điều trị zidovudine
Trước khi bắt đầu Eprex, nên xác định nồng độ erythropoietin nội sinh trong huyết thanh trước khi truyền. Dữ liệu hiện có cho thấy bệnh nhân có nồng độ erythropoietin nội sinh trong huyết thanh >500 mU/mL sẽ không đáp ứng với điều trị bằng Eprex.
Việc điều trị được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn điều chỉnh
100 IU/kg x 3 lần mỗi tuần trong 8 tuần bằng đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
Nếu đáp ứng không như mong muốn (ví dụ như giảm nhu cầu cần truyền máu hoặc gia tăng hemoglobin) sau 8 tuần điều trị, thì có thể tăng liều EPREX, liều EPREX có thể tăng thêm 50 - 100 IU/kg x 3 lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng như mong muốn với EPREX ở liều 300 IU/kg x 3 lần mỗi tuần thì được xem như không đáp ứng ở liều cao hơn.
Giai đoạn duy trì
Sau khi đạt được đáp ứng mong muốn, nên điều chỉnh liều dùng để duy trì hematocrit giữa 30 - 35%, dựa trên các yếu tố như sự thay đổi liều zidovudine, sự hiện diện của nhiễm khuẩn tái phát hoặc các giai đoạn viêm nhiễm. Nếu hematocrit vượt quá 40%, nên tạm ngừng điều trị cho tới khi hematocrit giảm đến 36%. Khi bắt đầu điều trị lại, nên giảm 25% liều và sau đó chỉnh liều để duy trì mức hematocrit mong muốn.
Ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị bằng zidovudine, nồng độ hemoglobin không nên vượt quá 12g/dL (7,5mmol/L).
Bệnh nhân người lớn phẫu thuật trong chương trình tiền hiến máu tự thân
Nên sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Nên sử dụng Eprex sau khi hoàn tất mỗi kỳ lấy máu tự thân.
Các bệnh nhân thiếu máu nhẹ (có hematocrit 33 - 39% và/hoặc hemoglobin 10 - 13 g/dL (6,2 - 8,1 mmol/L) cần dự trữ ≥ 4 đơn vị máu thì liều Eprex sử dụng là 600 IU/kg, 2 lần mỗi tuần trong vòng 3 tuần trước khi phẫu thuật.
Đối với những bệnh nhân có nhu cầu kích thích tạo máu ở mức độ ít hơn, liều sử dụng 150 - 300 IU/kg, hai lần mỗi tuần cho thấy làm tăng hiệu quả tiền hiến máu tự thân và làm giảm sự sụt giảm hematocrit sau đó.
Bệnh nhân người lớn trong giai đoạn chu phẫu (không hiến máu tự thân)
Nên sử dụng bằng đường tiêm dưới da.
Chế độ liều dùng khuyến cáo của Eprex là 600 IU/kg mỗi tuần, trong 3 tuần (vào các ngày 21, 14 và 7) trước phẫu thuật và vào ngày phẫu thuật.
Trong những trường hợp cần giảm thời gian trước khi phẫu thuật xuống dưới ba tuần, chế độ liều dùng khuyến cáo là 300 IU/kg trong 10 ngày liên tiếp trước phẫu thuật, vào ngày phẫu thuật và tiếp tục lên đến 4 ngày sau phẫu thuật. Khuyến cáo dùng liều 300 IU/kg/ngày nếu mức hemoglobin ≤ 13g/dL (8,1mmol/L). Nếu mức hemoglobin đạt 15g/dL hoặc cao hơn, phải ngừng sử dụng Eprex và ngừng cả các liều tiếp theo.
Bệnh nhân người lớn bị hội chứng loạn sản tủy nhẹ hoặc trung bình nguy cơ độ 1
Nên sử dụng bằng đường tiêm dưới da.
Nên dùng Eprex cho bệnh nhân bị hội chứng loạn sản tủy nhẹ hoặc trung bình nguy cơ độ 1 đi kèm thiếu máu [ví dụ nồng độ hemoglobin ≤ 10g/dL (6,2 mmol/L)].
Liều khởi đầu khuyến cáo là Eprex 450 IU/kg (tổng liều tối đa là 40000 IU), tiêm tĩnh mạch một lần mỗi tuần.
Khuyến cáo nên đánh giá đáp ứng ở tuần 8. Cần tăng liều từ 450 IU/kg một lần mỗi tuần lên 1050 IU/kg một lần mỗi tuần (liều tối đa 80000 IU mỗi tuần), nếu không đạt được đáp ứng hồng cầu sau 8 tuần theo như tiêu chuẩn IWG 2006 (xem Dược lực học – ''Các nghiên cứu lâm sàng'') và nồng độ hemoglobin < 11g/dL (6,8 mmol/L).
Cần điều chỉnh liều để duy trì nồng độ hemoglobin trong phạm vi đích là 10 g/dL đến 12g/dL (6,2 đến 7,5 mmol/L). Xem sơ đồ ở Hình 2 để biết hướng dẫn điều chỉnh liều theo từng bước. Nên ngừng dùng Eprex hoặc giảm liều khi nồng độ hemoglobin vượt quá 12 g/dL (7,5 mmol/L). Khi giảm liều, nếu nồng độ hemoglobin giảm ≥ 1 g/dL thì cần tăng liều trở lại.
Nên tránh nồng độ hemoglobin duy trì trên 12 g/dL (7,5 mmol/L).
Các đối tượng đặc biệt
Trẻ em (≤ 17 tuổi)
Điều trị cho bệnh nhân nhi thiếu máu do hóa trị: Tính an toàn và hiệu quả của Eprex khi dùng cho bệnh nhân nhi đang hóa trị chưa được thiết lập.
Điều trị cho bệnh nhân nhi nhiễm HIV đang dùng zidovudine
Tính an toàn và hiệu quả của Eprex khi dùng cho bệnh nhân nhi nhiễm HIV đang dùng zidovudine chưa được thiết lập.
Điều trị cho bệnh nhân nhi phẫu thuật trong chương trình tiền hiến máu tự thân
Tính an toàn và hiệu quả của Eprex khi dùng cho bệnh nhân nhi trong chương trình tiền hiến máu tự thân chưa được thiết lập.
Điều trị cho bệnh nhân nhi đã lên chương trình phẫu thuật chỉnh hình lớn có chọn lọc
Tính an toàn và hiệu quả của Eprex khi dùng cho bệnh nhân nhi đã lên chương trình phẫu thuật chỉnh hình lớn có chọn lọc chưa được thiết lập.
Người cao tuổi (≥ 65 tuổi)
Việc chọn liều và điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi nên được tiến hành theo từng cá thể để đạt và duy trì được khoảng nồng độ hemoglobin.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Giới hạn trị liệu của Eprex rất rộng. Sử dụng quá liều Eprex có thể gây nên những tác động làm gia tăng tác động dược lý của nội tiết tố. Có thể phải thực hiện trích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin cao quá mức.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác khi cần thiết.
Làm gì khi quên 1 liều?
Tiêm liều Eprex tiếp theo ngay khi nhớ. Nếu nhớ ra trong cùng một ngày với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục tiêm theo liệu trình bình thường. Không tiêm gấp đôi liều.
Khi sử dụng thuốc Eprex, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các phản ứng bất lợi được ghi nhận sau khi lưu hành epoetin alfa với các tần suất được đưa ra theo quy ước sau: Rất thường gặp ≥ 1/10,Thường gặp ≥ 1/100 và <1/10, Ít gặp ≥ 1/1000 và < 1/100, Hiếm gặp ≥ 1/10000, < 1/1000, Rất hiếm gặp < 1/10000, bao gồm những báo cáo riêng biệt.
Rất thường gặp
-
Rối loạn dạ dày ruột: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
-
Rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm: Sốt.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
Thường gặp
-
Rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm: Ớn lạnh, giả cúm, phản ứng tại chỗ tiêm, phù ngoại biên.
-
Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau xương, đau cơ, đau khớp, đau tứ chi.
-
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ho.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban.
-
Rối loạn mạch máu: Tắc mạch và huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu, tăng huyết áp.
Ít gặp
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng kali máu.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Co giật.
-
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Tắc nghẽn đường hô hấp.
Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) sau nhiều tháng đến nhiều năm điều trị bằng erythropoietin đã được ghi nhận với tỷ lệ rất hiếm gặp (< 1/10.000 trường hợp/bệnh nhân/năm).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.