Thuốc Davibest 50mg Davipharm làm giảm triệu chứng của tất cả các dạng trầm cảm (30 viên)
Danh mục
Thuốc chống trầm cảm
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Trazodone
Thương hiệu
Davipharm - DAVI
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
QLÐB-628-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Davibest chứa hoạt chất trazodon được sản xuất bởi công ty CP dược phẩm Đạt Vi Phú. Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm mạnh sử dụng trong điều trị các triệu chứng của tất cả các dạng trầm cảm bao gồm trầm cảm kèm lo âu.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài, bao phim màu đỏ, một mặt dập logo, mặt kia dập gạch ngang.
Cách dùng
Thuốc Davibest được dùng qua đường uống.
Liều dùng
Nên dùng liều thấp và tăng dần từ từ, ghi nhận đáp ứng lâm sàng và bất kỳ dấu hiệu không dung nạp thuốc nào. Nếu xảy ra tình trạng buồn ngủ hãy dùng một phần lớn liều trong ngày trước khi đi ngủ hoặc giảm liều. Nên dùng thuốc ngay sau bữa ăn.
Người lớn
Liều khởi đầu 150 mg/ngày chia 2 – 3 lần uống. Có thể tăng thêm 50 mg/ngày sau 3 – 4 ngày. Liều tối đa cho bệnh nhân ngoại trú không quá 400 mg/ngày, chia nhiều lần uống. Bệnh nhân nội trú (bệnh nhân trầm cảm nặng) có thể dùng liều cao hơn nhưng không quá 600 mg/ngày chia nhiều lần uống.
Liều duy trì
Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Khi đạt được đáp ứng đầy đủ, có thể giảm liều từ từ, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng điều trị.
Điều trị lo âu cho người lớn
Liều khởi đầu 75 mg/ngày có thể tăng lên đến 300 mg/ngày nếu cần. Chia nhiều lần một ngày hoặc uống 1 lần trước khi đi ngủ.
Người cao tuổi hay suy nhược
Liều khởi đầu 100 mg/ngày. Có thể tăng liều tùy theo hiệu quả và sự dung nạp thuốc. Không nên dùng quá 300 mg/ngày.
Trẻ em
Chưa có đủ thông tin về an toàn khi dùng trazodon cho trẻ em.
Bệnh nhân suy gan, suy thận
Thận trọng trên bệnh nhân suy gan, đặc biệt là suy gan nặng. Theo dõi chức năng gan thường xuyên.
Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trazodon. Có thể dùng than hoạt và rửa dạ dày sau khi uống 1 giờ. Theo dõi huyết áp, mạch, GCS và điều trị hỗ trợ triệu chứng như co giật, hạ huyết áp…
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trường hợp ý định tự tử và hành vi tự tử đã được báo cáo trong khi sử dụng trazodon hoặc sớm sau khi ngừng điều trị.
Chưa rõ tần suất
-
Máu và hệ bạch huyết: Rối loạn tạo máu (bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu và thiếu máu).
-
Miễn dịch: Phản ứng dị ứng.
-
Nội tiết: Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp.
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri huyết, sụt cân, biểng ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
-
Tâm thần: Ý định tự tử hoặc hành vi tự tử, trạng thái lú lẫn, mất ngủ, mất phương hướng, hưng cảm, lo âu, hồi hộp, kích động (trầm trọng hơn là mê sảng), ảo tưởng, hành vi kích động, ảo giác, ác mộng, giảm ham muốn tình dục, hội chứng cai thuốc.
-
Thần kinh: Hội chứng serotonin, co giật, hội chứng an thần kinh ác tính, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, buồn ngủ, không thể nghi ngơi, giảm phản xạ, run, nhìn mờ, rối loạn trí nhớ, rung giật cơ, mất khả năng ngôn ngữ, dị cảm, loạn trương lực cơ, thay đổi vị giác.
-
Tim: Loạn nhịp tim (bao gồm xoắn đỉnh, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, ngoại tâm thu thất cặp, nhịp nhanh thất), chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, bất thường điện tâm đồ (kéo dài khoảng QT).
-
Mạch máu: Hạ huyết áp thế đứng, tăng huyết áp, ngất.
-
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Nghẹt mũi, khó thờ.
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, viêm dạ dày, tăng tiết nước bọt, liệt ruột.
-
Gan - mật: Bất thường chức năng gan (bao gồm vàng da và tổn thương tế bào gan), ứ mật trong gan.
-
Da và các mô dưới da: Phát ban da, ngứa, tăng tiết mô hôi.
-
Cơ xương và mô liên kết: Đau ở chi, đau lưng, đau cơ, đau khớp.
-
Thận và tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện.
-
Hệ sinh dục và tuyển vú: Chứng cương dương vật.
-
Toàn thân và đường sử dụng: Yếu, phù, triệu chứng giống cúm, kiệt sức, đau ngực, sốt.
-
Xét nghiệm: Tăng enzym gan.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.