





Bột pha hỗn dịch uống Cefdinir 125 - MV USP điều trị nhiễm khuẩn (10 gói)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Bột pha hỗn dịch uống - Hộp 10 Gói
Thành phần
Cefdinir
Thương hiệu
Usp - USP
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-24655-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Cefdinir 125-MV là sản phẩm của US Pharma USA, chứa dược chất chính là cefdinir – kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, được dùng để trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm.
Cách dùng
Thuốc Cefdinir 125-MV nên uống thuốc ngay sau bữa ăn và ít nhất 2 giờ trước hay sau khi dùng các thuốc kháng acid hoặc các chế phẩm chứa sắt.
Liều dùng
Thời gian điều trị từ 5 - 10 ngày tùy trường hợp, có thể dùng 1 lần/ngày hay chia 2 lần/ngày.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 300 mg x 2 lần/ngày hay 600 mg/1 lần/ngày. Tổng liều là 600 mg cho các loại nhiễm trùng.
Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 7mg/kg x 2 lần/ngày hoặc 14mg/kg/ngày.
Điều chỉnh liều lượng khuyến cáo ở những bệnh nhân suy thận nặng (Clcr <30 ml/phút):
Người lớn: 300 mg mỗi ngày một lần nếu Clcr<30 ml/phút.
Trẻ em: 7mg/kg (tối đa 300 mg) mỗi ngày một lần nếu Clcr <30 ml/phút.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài: Liều khuyến nghị ban đầu là 300 mg mỗi 48 giờ ở người lớn và 7mg/kg (tối đa 300 mg) mỗi 48 giờ ở trẻ em. Liều bổ sung (300 mg ở người lớn hoặc 7mg/kg ở trẻ em) ở cuối mỗi khoảng thời gian chạy thận.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều của các kháng sinh họ beta-lactam đã được biết đến như: Buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật. Lọc máu có thể loại trừ cefdinir ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong trường hợp có suy chức năng thận.
Làm gì khi quên 1 liều?
Chưa ghi nhận.
Khi sử dụng thuốc Cefdinir 125-MV, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Hiếm khi: Tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, đau bụng, nổi mẩn, viêm âm đạo.
Rất hiếm: Khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, biếng ăn, táo bón, phần khác thường, suy nhược, chóng mặt, mất ngủ, ngứa ngáy, ngủ gà.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan









Tin tức











