Thuốc Avelox 400mg Bayer điều trị nhiễm khuẩn (1 vỉ x 5 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 1 vỉ x 5 viên
Thành phần
Moxifloxacin
Thương hiệu
Bayer - BAYER
Xuất xứ
Đức
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-19011-15
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Avelox được sản xuất bởi Công ty Bayer Pharma AG. Thuốc có thành phần chính là moxifloxacin, được chỉ định trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn do những dòng vi khuẩn nhạy cảm gây ra trong các trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, viêm da và tổ chức dưới da, nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng, điều trị các bệnh viêm vùng chậu mức độ nhẹ đến trung bình, viêm xoang cấp.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Nuốt nguyên cả viên thuốc với một lượng nước vừa đủ có thể uống thuốc trong hay ngoài bữa ăn.
Liều dùng
Liều lượng cho người lớn
Liều khuyên dùng là 400mg Avelox (viên nén hoặc dung dịch tiêm truyền) một lần mỗi ngày cho các chỉ định nêu trên và không dùng quá liều.
Thời gian điều trị
Nên xác định thời gian điều trị tùy theo mức độ nặng của chỉ định hay đáp ứng lâm sàng. Có thể sử dụng theo khuyến cáo chung dưới đây:
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: 10 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da không có biến chứng: 7 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da có biến chứng tổng thời gian điều trị nối tiếp (truyền tĩnh mạch trước sau đó chuyển sang dùng đường uống): 7 - 21 ngày.
Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng tổng thời gian điều trị nối tiếp (truyền tĩnh mạch trước sau đó chuyển sang dùng đường uống): 5 - 14 ngày.
Nhiễm trùng hố chậu mức độ nhẹ đến vừa: 14 ngày.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn: 5 ngày.
Viêm xoang cấp: 7 ngày.
Viên Avelox 400mg đã được nghiên cứu trong những thử nghiệm lâm sàng kéo dài đến 21 ngày điều trị (trong điều trị nhiễm trùng da và tổ chức dưới da có biến chứng).
Thông tin bổ sung cho các dân số đặc biệt
Người già
Không cần phải chỉnh liều ở người già.
Trẻ em và thanh thiếu niên
Hiệu quả và độ an toàn của Avelox ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được xác định.
Các chủng tộc khác nhau
Không cần chỉnh liều trong các nhóm dân tộc.
Suy gan
Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng gan (xem thêm phần Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân xơ gan).
Suy thận
Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận ở bất kỳ mức độ nào (kể cả khi độ thanh thải creatinine ≤ 30ml/phút/1,73m2) và trên bệnh nhân phải lọc máu kéo dài như chạy thận nhân tạo hoặc bệnh nhân ngoại trú thẩm phân phúc mạc liên tục.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chỉ có một số giới hạn những dữ kiện về quá liều. Liều duy nhất lên tới 1200mg và những liều liên tục 600mg moxifloxacin trên 10 ngày đã được sử dụng trên người khỏe mạnh mà không có tác dụng phụ đáng kể nào. Trong trường hợp quá liều, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác bao gồm cả đo điện tim được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Việc sử dụng than hoạt sớm ngay sau khi uống thuốc cũng có thể có tác dụng hạn chế sự tăng phơi nhiễm toàn thân của moxifloxacin trong trường hợp dùng quá liều.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Avelox, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các tác dụng ngoại ý (ADR) dựa trên các nghiên cứu lâm sàng với moxifloxacin 400mg (chỉ dùng uống và nối tiếp [IV/uống]/tiêm tĩnh mạch) sắp xếp theo CIOMS về các loại thường gặp (tổng quát n = 17.951 trường hợp trong đó có 4.583 trường hợp dùng nghiên cứu trị liệu nối tiếp hoặc tiêm tĩnh mạch, tại thời điểm tháng 5/2010) được liệt kê như sau: Các tác dụng không mong muốn ở mức "thường gặp” được quan sát với tần suất < 3% không kể triệu chứng nôn và tiêu chảy.
Các trường hợp ghi nhận được từ các nghiên cứu sau khi thuốc đưa ra thị trường (tại thời điểm tháng 5/2010) được in đậm và nghiêng trong bảng kê dưới đây:
Trong mỗi nhóm phân loại theo tần suất, các tác dụng không mong muốn được sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần. Các nhóm phân loại tần suất được quy ước như sau: Hay gặp (≥ 1/100 tới < 1/10), ít gặp (≥ 1/1.000 tới < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10.000 tới < 1/1.000), rất hiếm gặp (< 1/10.000).
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những tác dụng không mong muốn sau đây thường xảy ra ở tần suất cao hơn trong nhóm bệnh nhân điều trị nối tiếp tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống:
Thường gặp
Tăng men gamma-glutamyl-transferase.
Không thường gặp
Nhịp nhanh thất, hạ huyết áp, phù, viêm ruột do kháng sinh (trong một số rất hiếm trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng), lên cơn động kinh với các biểu hiện khác nhau trên lâm sàng (bao gồm cả những cơn động kinh cơn lớn), ảo giác, suy thận (trong một số trường hợp do việc thiếu nước dẫn đến suy thận chức năng, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi đã có rối loạn chức năng thận trước đó).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.