Sheep Placental Extract
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sheep Placental Extract là gì?
Nhau thai cừu (Sheep Placenta) là bộ phận được hình thành trong suốt quá trình mang thai của cừu mẹ, giúp trao đổi chất dinh dưỡng giữa tế bào mẹ với cừu con.
Từ hàng ngàn năm về trước, nhau thai cừu đã được biết đến với những công dụng giúp tăng cường sức khỏe và sắc đẹp con người. Thậm chí, nhau thai cừu còn là bí quyết để các nữ hoàng dùng tôn lên vẻ đẹp rạng ngời, quý phái của mình.

Sheep Placental Extract, hay còn gọi chiết xuất nhau thai cừu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (hơn 30 loại amino acid, các vitamin và khoáng chất) rất cần thiết cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Bản thân những dưỡng chất này đã được chứng minh tương thích hoàn toàn với cơ thể con người. Vì chúng ta đều biết, không phải nhau thai động vật nào cũng phù hợp để ứng dụng trong mục đích làm đẹp và bảo vệ sức khỏe con người. Chúng đòi hỏi phải có những tương thích nhất định đối với cơ thể con người.
Nhờ chứa nguồn vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B mà Sheep Placental Extract được đánh giá cao trong việc nuôi dưỡng da trắng mịn màng, tăng nội tiết tố và làm trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, lượng Acid hyaluronic có trong nhau thai cừu còn giúp kích thích quá trình lên da non, làm liền sẹo nhanh chóng và làm mờ vết thâm nâu để lại sau sẹo.
Điều chế sản xuất
Sheep Placental Extract được tinh chế từ nhau thai tươi thông qua phương pháp thủy phân hiện đại tạo ra peptide với trọng lượng phân tử cực nhỏ cùng nhiều loại axit amin cần thiết để cung cấp độ ẩm, giúp cải thiện và duy trì độ săn chắc cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Bằng cách kích hoạt nguyên bào sợi, Sheep Placental Extract góp phần làm tăng lượng collagen, elastin, tái tạo và sản sinh tế bào, độ đàn hồi của da được phục hồi. Mặt khác, Sheep Placental Extract còn có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hô hấp trong các mô da. Nhờ đó, nếp nhăn sâu ngày càng mờ dần, tình trạng da chảy xệ cũng được cải thiện.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde còn được gọi là Aldehyde cinnamic; 3-phenyl-2-propan; Anđehit cinnamyl; Phenylalacrolein; quế chi và trans-cinnamaldehyde. Đây là thành phần có trong vỏ của cây quế (Cinnamomum zeylanicum), xuất xứ từ Sri Lanka và Ấn Độ và được trồng ở Brazil, Jamaica và Mauritius. Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong các thành viên khác của loài Cinnamomum bao gồm cả cây cassia và long não.

Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế.
Đây là một Phenylpropanoid được tổng hợp tự nhiên bằng con đường sinh tổng hợp Shikimat, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt. Tinh dầu của vỏ quế chứa khoảng 90% là Cinnamaldehyde.
Công thức phân tử của Cinnamaldehyde được xác định vào năm 1834 bởi các nhà hóa học người Pháp Jean Baptiste André Dumas (1800–1884) và Eugène Melchior Péligot (1811–1890) và mặc dù công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825– Năm 1909).
Điều chế sản xuất
Có nhiều cách để điều chế Cinnamaldehyde. Thành phần này được điều chế thương mại bằng cách xử lý vỏ cây Cinnamomum zeylanicum với hơi nước. Anđehit hòa tan trong hơi nước, sau đó Cinnamaldehyde được chiết xuất khi hơi nước nguội đi và ngưng tụ lại để tạo thành nước lạnh, trong đó hợp chất ít hòa tan hơn nhiều.
Cinnamaldehyde cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa Benzaldehyde (C6H5CHO) với Acetaldehyde (CH3CHO). Hai hợp chất ngưng tụ sau khi loại bỏ nước để tạo thành Cinnamaldhyde.
Năm 1834, Cinnamaldehyde được phân lập từ tinh dầu quế bởi Jean-Baptiste Dumas và Eugène-Melchior Péligot và được nhà hóa học người Ý Luigi Chiozza tổng hợp trong phòng thí nghiệm vào năm 1854.
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Nhưng để đạt thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, còn với công nghệ chiết xuất qua dung môi chỉ đạt được 62 % đến 73 % tỉ lệ Cinnamaldehyde.
Cơ chế hoạt động
Nhiều dẫn xuất của Cinnamaldehyde có ích về mặt thương mại. Rượu Dihydrocinnamyl, xuất hiện tự nhiên nhưng được sản xuất bằng cách hydro hóa gấp đôi Cinnamaldehyd, được sử dụng để tạo ra mùi thơm của lục bình và hoa cà. Rượu Cinnamyl cũng tương tự và có mùi của hoa cà, có thể được sản xuất bắt đầu từ Cinnamaldehyd. Dihydrocinnamaldehyd được tạo ra bởi quá trình hydro hóa chọn lọc của tiểu đơn vị kiềm.
Microcrystalline cellulose là gì?
Microcrystalline cellulose có nhiều tên gọi khác nhau như cellulose vi tinh thể hay MMC, nó có nguồn gốc từ gỗ hoặc các bộ phận thực vật cứng khác nhừ xử lý cẩn thận bằng axit vô cơ. Microcrystalline cellulose không phải được tạo ra tư các pallet công nghiệp tái chế nhé.
Microcrystalline cellulose có nguồn gốc từ thực vật nên rất thân thiện với môi trường. Tá dược này có đặc điểm không màu, không mùi, nó không thể hòa tan trong nước mà chảy tự do nên rất khó nhận ra nó.
Đối với các sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm hay mỹ phẩm, hoạt chất microcrystalline cellulose là một trong những chất phụ gia rất có giá trị. Có nguồn gốc từ thực vật nên Microcrystalline cellulose an toàn đối với sức khỏe người dùng, Microcrystalline cellulose đã được đo lường, kết quả cho thấy định tính phù hợp với mục đích sử dụng.
Điều chế sản xuất Microcrystalline cellulose
Điều chế microcrystalline cellulose từ nguyên liệu bông: Điều chế MCC từ bông với lượng bông nguyên liệu có hàm lượng a-xenlulô = 94% là 250g; nồng độ axit HCl = 10%; nhiệt độ phản ứng 105oC; thời gian thủy phân bằng 30 phút. Hiệu suất đạt 89,36%, sản phẩm MCC có DP = 217; tỷ trọng khối 0,36 - 0,38g/ml.
Điều chế MCC từ nguyên liệu bột giấy: Điều chế MCC từ bột giấy Indonesia, bột giấy Bãi Bằng sau khi đã tách-xenlulo và pentosan từ bột giấy thương phẩm trong dung dịch kiềm theo phương pháp của Hyatt với điều kiện thực nghiệm như sau: Giai đoạn xử lý kiềm, phân tán 500 gam bột giấy vào 4,5 lít nước cất bằng máy khuấy cơ học, trong bình phản ứng 3 cổ có lắp sinh hàn hồi lưu. Bổ sung 22,5gam NaOH vào hỗn hợp phản ứng, nâng nhiệt độ khối hỗn hợp phản ứng lên 60oC. Duy trì ở nhiệt độ này trong 2 giờ, lọc, rửa đến trung tính. Sấy khô ở 105 oC trong 10 giờ, thu được 375 gam xenlulo (75%). Phân tích hàm lượng a-xenlulo bằng phương pháp hòa tan xenlulo trong dung dịch KOH 17,5 %, hàm lượng a-xenlulo của mẫu thu được là 98%.
Giai đoạn thủy phân điều chế MCC: Bột giấy thu được ở giai đoạn xử lý kiềm: 250 gam; Các điều kiện phản ứng như đã nêu ở trên, thu được 202,5 gam (81% tính theo xenlulo đã xử lý kiềm). DP = 198. Hiệu suất MCC tính theo bột giấy thương phẩm là 60,75%. Quy trình thực nghiệm tương tự như trên, hiệu suất MCC thu được là 80,4%, 60,0% tính theo bột giấy thương phẩm. DP của sản phẩm là 202,. tỷ trọng khối là 0,34 - 0,36 g/ml.
Cơ chế hoạt động Microcrystalline cellulose
Microcrystalline cellulase "phá vỡ" phân tử cellulose thành các monosaccharide như beta-glucose hay thành các polysaccharide ngắn hơn và oligosaccharide. Sự phân hủy cellulose có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế. Từ thành phần chính của thực vật tạo ra sản phẩm để tiêu thụ và sử dụng trong các phản ứng hóa học. Phản ứng liên quan đến sự thủy phân của các liên kết 1,4-beta-D-glycosidic trong cellulose, hemicellulose, lichenin và beta-D-glucan trong ngũ cốc. Trong đó, các phân tử cellulose liên kết chặt chẽ với nhau. Sự phân giải cellulose là tương đối khó khăn so với sự phân hủy của các polysaccharide khác.
Động vật có vú hầu hết có khả năng hạn chế tiêu hóa các chất xơ như cellulose. Một số loài động vật như bò và cừu và động vật có dạ dày đơn như ngựa, cellulase có thể được tạo ra bởi vi khuẩn cộng sinh.
Một số loại cellulase khác nhau có cấu trúc và cơ chế khác nhau. Từ đồng nghĩa, dẫn xuất và các enzym cụ thể liên quan đến tên "cellulase" bao gồm endo-1,4-beta-D-glucanase (beta-1,4-glucanase, beta-1,4-endoglucan hydrolase, endoglucanase D, 1,4 - (1,3,1,4) -eta-D-glucan 4-glucanohydrolase), carboxymethyl cellulase (CMCase), avicelase, celludextrinase, cellulase A, cellulosin AP, cellulase kiềm, cellulase A 3, 9.5 cellulase và pancellase SS. Enzym mà chia lignin làm đôi khi cũng được gọi là cellulase. Ngày nay không được chấp nhận vì cách sử dụng này đã lỗi thời; chúng là các enzyme biến đổi lignin, không phải cellulose.
Beta-Sitosterol là gì?
Beta-sitosterol hay β-Sitosterol (C29H50O) là chất được tìm thấy trong thực vật, cụ thể là trong trái cây, rau, quả và hạt. Ngoài ra, Beta-sitosterol còn có sẵn trong dạng bổ sung chế độ ăn uống.
Được các nhà hóa học gọi là "ester sterol của thực vật”, Beta-sitosterol có thể sử dụng để làm thuốc, mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như Beta-sitosterol có khả năng làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế lượng cholesterol vào cơ thể chúng ta. Mặt khác, Beta-sitosterol còn có khả năng liên kết cùng tuyến tiền liệt giúp làm giảm sưng/viêm.

Cơ chế hoạt động
Có công thức phân tử tương tự cholesterol, Beta-sitosterol còn được gọi là sterol thực vật. Beta-sitosterol hoạt động như một chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng ức chế sterol methyltransferase, làm giảm cholesterol máu, giảm viêm sưng trong bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến (BPH).
Pentylene Glycol là gì?
Pentylene glycol đóng vai trò là một chất điều hòa da, một chất tăng cường kết cấu sản phẩm, giúp kết cấu được mướt mịn trong sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, pentylene glycol còn có đặc tính kháng khuẩn nên được đưa vào công thức như một thành phần bổ sung quan trọng cho những sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật.

Pentylene glycol là một thành phần phụ đa năng. Theo các nhà sản xuất, có thể dùng kết hợp pentylene glycol với các loại chất bảo quản khác để tăng tuổi thọ của sản phẩm. Pentylene glycol cũng giúp tăng khả năng kháng nước của sản phẩm kem chống nắng.
Rất ít gây ra tác dụng phụ nên chất pentylene glycol được đánh giá an toàn khi sử dụng (trừ khi bạn bị dị ứng đặc biệt với pentylene glycol hoặc thuộc nhóm da nhạy cảm).
Từ năm 2009, pentylene glycol được phép sử dụng đầu tiên ở Đức và sau đó là trên toàn thế giới như một hoạt chất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Pentylene Glycol
Pentylene glycol được sản xuất từ nước ép củ cải đường chưa chín. Sau đó, chất này được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Ngoài ra, pentylene glycol còn là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất dựa trên bã mía và cọc ngô.
Bentonite là gì?
Bentonite là một chất chống oxy hóa tự nhiên với thành phần chính gồm montmorillonite, chủ yếu là nhôm silicat ngậm nước và có thêm một số khoáng khác như saponite, notronite, beidellite. Bentonite có màu xám, tồn tại ở dạng bột siêu nhỏ, trong đó 80% số bột nhỏ hơn 74 micron, 40% số bột nhỏ hơn 44 micron.
Bentonite có màu xám, tồn tại ở dạng bột siêu nhỏ
Bentonite được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như trong công nghiệp nặng, sản xuất gang thép, xây dựng và đặc biệt là ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm làm đẹp của phụ nữ.
Đất sét Bentonite là cái tên không quá xa lạ với phái đẹp bởi chất oxy hóa này có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như mặt nạ đất sét, kem dưỡng ẩm, kem phục hồi hư tổn, sữa rửa mặt… Đặc biệt, Bentonite có khả năng hấp thụ dầu và giúp hấp thụ bã nhờn từ bề mặt của da giúp lỗ chân lông thông thoáng. Một công dụng bất ngờ khác của đất sét Bentonite với phái đẹp, đó là các ion tích điện âm trong đất sét thu hút và hút chất độc ra bề mặt da giúp tăng cường sức khỏe cho làn da.
Điều chế và sản xuất Bentonite
Bentonite được khai thác có dạng rắn, có độ ẩm xấp xỉ 30%. Đầu tiên, nguyên liệu được nghiền nhỏ và được bổ sung tro soda (Na2CO3). Sau đó, được làm khô bằng phương pháp sấy khô bằng không khí hoặc cưỡng bức để đạt độ ẩm xấp xỉ 15%.
Cuối cùng, Bentonite được sàng dạng hạt hoặc xay thành dạng bột và dạng bột siêu mịn. Đối với một số ngành nghề đặc biệt, Bentonite được tinh chế bằng cách loại bỏ các khoáng chất có liên quan hoặc xử lý bằng axit để tạo ra Bentonite hoạt hóa axit (đất tẩy trắng).
Cơ chế hoạt động của Bentonite
Bentonite có điện tích âm, trong khi đó các thành phần độc tố trong da thường có điện tích dương. Khi Bentonite tiếp xúc với da sẽ hút các chất có hại ra khỏi da thường bao gồm kim loại nặng, hóa chất. Đồng thời, Bentonite giải phóng các chất khoáng có lợi và thải đi những chất có hại, thúc đẩy gốc hydro và tạo ra oxy dành cho tế bào da.
Bentonite tiếp xúc với da sẽ hút các chất có hại ra khỏi da
Nano Silver là gì?
Nano Silver (nano bạc) là một dạng hạt tồn tại của kim loại bạc, gồm các hạt bạc có kích thước nano khoảng từ 1-100 nanomet (kích thước này mắt thường không nhìn thấy được).
Hạt Nano Silver có tỉ lệ diện tích bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với kim loại bạc, nhờ đó mà tính chất đặc hiệu của bạc được tăng lên đáng kể.

Màu sắc của dung dịch Nano Silver thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm và có thể là màu gần như đen khi nồng độ lên tới 5,000 ppm. Lưu ý là các loại bột bán trên thị trường không chứa hạt nano do nano bạc không tồn tại ở thể rắn.
Điều chế sản xuất Nano Silver
Kích thước, hình thái và tính ổn định của các nano silver sẽ khác nhau tùy theo phương pháp được tổng hợp. Có ba phương pháp tổng hợp nano silver chính là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học.
Trong đó, tổng hợp sinh học là phương pháp xanh và thân thiện với môi trường (do quá trình khử không sử dụng enzym tương tự như tổng hợp hóa học nhưng tác nhân khử là vi sinh vật hoặc thực vật). Tuy nhiên, cần thận trọng với phương pháp này vì nó có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là ứng dụng trong y tế.
Cơ chế hoạt động của Nano Silver
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano mà nano silver có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tùy theo nồng độ và kích thước mà hiệu quả của các hạt nano bạc sẽ khác nhau, chẳng hạn nồng độ cao sẽ hiệu quả tốt hơn.

Trong khi đó, cơ chế chống nấm nano silver có được là do chúng có thể phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình nảy chồi. Tại nồng độ 0.1mg/lít (tương đương 0.1ppm) nano bạc có khả năng kháng nấm. Với mật độ 105 tb/lít nấm Candida albicans bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.
Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ rộng chống lại nhiều chủng virus và không gây đề kháng.
Asiaticoside là gì?
Từ lâu, chúng ta đều đã biết đến những lợi ích của rau má đối với sức khỏe và làn da. Giống cây thân thảo này sinh trưởng nhiều trong môi trường nhiệt đới nên là nguồn nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm trong đời sống.
Nhờ có đặc tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) mà rau má được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị hạ huyết áp, tăng cường trí nhớ, thị lực,...

Thành phần của rau má
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thành phần của rau má có chứa nhiều chất có lợi cho da và cơ thể, bao gồm:
-
Asiaticoside: 40%;
-
Asiatic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassoside: 1 - 2%;
-
Calcium: 170mg;
-
Potassium: 414mg;
-
Phosphorous: 30mg;
-
Beta Carotene: 6.58mg;
-
Ascorbic acid 2.1:4mg;
-
Thiamine: 0.15mg;
-
Niacin: 1.2mg;
-
Riboflavin: 0.14mg.
Trong số bốn thành phần đầu bảng, Asiaticoside chính là chất chiếm tỷ lệ cao nhất nên được xem là chất điển hình với rất nhiều công dụng.
Asiaticoside có công thức phân tử là C48 H78 O19, khối lượng phân tử là 959,12 g/mol. Chất này là 1-O-acyl-D-glucose pyranose và là trisaccharide ester của acid asiatic. Nhờ khả năng kháng khuẩn và hoạt tính diệt nấm mà asiaticoside có thể chống lại mầm bệnh và nấm vô cùng hiệu quả. Hoạt tính sinh học nổi bật của asiaticoside là kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây mụn P.acnes.
Asiaticoside có khả năng kích thích hệ reticuloendothelial, từ đó giúp sức miễn nhiễm cơ thể trở nên mạnh hơn. Thành phần này còn giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, từ đó tế bào da mạnh lên, vết thương cũng mau lành hơn. Ngoài ra, các dẫn xuất của asiaticoside còn có khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại độc tố β- amyloid gây hại đối với nơron thần kinh.
Các lợi ích của asiaticoside đã giúp cho sự hiện diện của rau má vô cùng phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da, khiến nó trở thành một thành phần thường xuyên được tìm thấy trong các sản phẩm khác nhau trên thị trường, từ kem dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.

Điều chế sản xuất
Rau má được rửa sạch, thái nhỏ, phơi, sấy khô, sau đó nghiền thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040 - 0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô đọng dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.
Cơ chế hoạt động
Asiaticoside có thể nhanh chóng chữa lành vết thương là nhờ vào cơ chế kích thích tạo collagen cũng như tổng hợp glycosaminoglycan. Asiaticoside trong dịch chiết rau má có khả năng làm tan lớp màng bao phủ vi khuẩn để hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ dàng tiêu diệt được chúng.
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Polymethylsilsesquioxane là gì?
Polymethylsilsesquioxane là một loại nhựa hạt mịn hình cầu bao gồm các hạt rất nhỏ có kích thước từ 4-6 micron. Kích thước hạt nhỏ này giúp nó thuận lợi phân phối trong các công thức để phát huy vai trò trong sản phẩm.
Polymethylsilsesquioxane có thể hòa tan dễ dàng trong Dimethicone 1.5, isododecane, Hydrogenated Polyisobutene… Loại silicone này khá được ưa chuộng trong công thức sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân do có khả năng hấp thụ bã nhờn, giúp da mịn màng, mượt mà; đồng thời còn tăng cường khả năng chống thấm nước, đặc biệt là với các sản phẩm son môi.

Polymethylsilsesquioxane nói riêng và các loại silicon khác nói chung mặc dù đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho mục đích thẩm mỹ nhưng nhiều người dùng vẫn lo ngại vì những thông tin không an toàn khi sử dụng tại chỗ. Chúng ta biết là silicon có kích thước phân tử lớn nên sẽ ngăn không cho chúng bị da hấp thụ, như thế sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch, không gây ra dị ứng. Mặt khác, do kích thước lớn mà silicon không thể xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Điều chế sản xuất
Polymethylsilsesquioxane là polymer được hình thành từ quá trình thủy phân và ngưng tụ silicon methyltrimethoxysilane. Silicon là các polyme tổng hợp có từ các tiểu đơn vị siloxane (silic nguyên tố và oxy) nên silicones còn được gọi là polysiloxan.
Squalane là gì?
Dầu squalane chiếm 10-12% lượng dầu trên da, là một chất tự nhiên được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn. Squalane là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp giữ cho làn da luôn mềm mại, trẻ trung và ngậm nước. Khi càng lớn tuổi, việc sản xuất squalene có xu hướng giảm dần vì vậy, chúng ta nên bắt đầu dùng dầu squalane.
Squalane ban đầu hầu như chỉ được sản xuất nguyên liệu gốc từ gan của cá mập. Liên quan đến vấn đề bảo tồn động vật, nên hiện nay người ta chuyển qua chiết xuất dầu Squalane được từ các loại thực vật như dầu ô liu, gạo và mía.

Squalane là một chất làm mềm hoạt động giống như dầu (bã nhờn) của chính da để ngăn ngừa mất độ ẩm cho da. Hoạt chất này là một hydrocacbon, một nhóm các thành phần chỉ được tạo ra từ hydro và carbon. Squalane là chất chính từ thế giới thực vật, vì vậy nó là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn muốn tránh hóa dầu. Các hydrocacbon thân thiện với da tốt cho da bao gồm mỡ và dầu khoáng.
Squalane là một dạng biến đổi và là một trong những thành phần quan trọng trong bã nhờn ở da chúng ta. Vì vậy squalane trở thành một thành phần thân thiện giúp ẩm cho da một cách tự nhiên.
Điều chế sản xuất
Squalene được sinh tổng hợp bằng cách ghép hai phân tử farnesyl pyrophosphat lại với nhau. Quá trình ngưng tụ cần có NADPH và enzyme squalene synthase, squalene được điều chế thương mại từ geranylacetone.
Cơ chế hoạt động
Squalene là thành phần rất quan trọng để giảm tác hại của quá trình oxy hóa gốc tự do đối với da. Squalene huyết thanh bắt nguồn một phần từ sự tổng hợp cholesterol nội sinh và một phần từ các nguồn thực phẩm. Đặc biệt, là ở những quần thể tiêu thụ một lượng lớn dầu ô liu hoặc gan cá mập. Quá trình tổng hợp nội sinh của squalene bắt đầu bằng việc sản xuất 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A (HMG CoA). Việc giảm HMG CoA ban đầu (một phản ứng phụ thuộc niacin) dẫn đến sự hình thành mevalonate.
Tuyến bã nhờn là những tuyến nhỏ trên da tiết ra chất nhờn trong nang lông để bôi trơn da và lông của động vật. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trên da mặt và da đầu chúng ta, mặc dù chúng phân bố khắp các vị trí trên da ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Squalene là một trong những thành phần chủ yếu (khoảng 13%) của bã nhờn.
Steareth 21 là gì?

Steareth-21 cùng với các thành phần Steareth khác gồm có Steareth-3, Steareth-5, Steareth-8, Steareth-14, Steareth-16, Steareth-25, Steareth-27, Steareth-30, Steareth-40, Steareth-50, Steareth-80, Steareth-100, Steareth-200 là các Ete polyethylene glycol của Stearic Acid và là hợp chất dạng sáp.
Steareth-21 màu trắng đục, có chức năng như chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất hòa tan. Các đặc tính này đều giúp tạo tính thẩm mỹ tối ưu cho các công thức chăm sóc da.
Chất này cũng tương tự như Steareth-20 nhưng dễ tan trong nước hơn. Steareth-21 sẽ hoạt động tốt khi kết hợp với chất nhũ hóa tan trong dầu như Steareth-2 vì chúng có thể cùng nhau tạo thành một bộ đôi nhũ hóa đặc biệt ổn định.
Điều chế sản xuất
Các thành phần Steareth được điều chế bằng cách tương tác với khí Etylen oxit, trung gian hóa học với rượu Stearyl. Quá trình này tạo thành một hợp chất ổn định hoàn toàn mới. Con số đứng sau từ Steareth (ví dụ số 21) cho biết số đơn vị Etylen oxit trung bình được sử dụng trong quá trình điều chế.
Cơ chế hoạt động
Khi thêm Steareth-21 vào công thức có tác dụng làm giảm lực tương tác giữa các phân tử của chất lỏng khác để tạo thành nhũ tương.
Shea Butter Ethyl Esters là gì?
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ. Trong khi bơ hạt mỡ nguyên chất là một chất làm mềm nhiều có thể gây cảm giác nhờn trên da, loại này được thiết kế để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mượt.
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ
Shea Butter Ethyl Esters có cấu hình bền vững, độ ổn định lâu dài và cảm giác độc đáo, nhẹ và mượt, lý tưởng để làm cơ sở cho các sản phẩm chăm sóc da mặt và kem dưỡng da hiện đại, thân thiện với môi trường.
Điều chế sản xuất Shea Butter Ethyl Esters
Shea Butter Ethyl Esters được tạo ra bằng cách phản ứng bơ hạt mỡ với rượu để tạo ra một este. Vitamin E được thêm vào để làm chậm quá trình oxy hóa và giúp thành phần có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Cơ chế hoạt động
Shea Butter Ethyl Esters cung cấp các chức năng và công cụ giải quyết vấn đề nhằm mở rộng hơn nữa việc sử dụng chất làm mềm bền vững vào các lĩnh vực ứng dụng chăm sóc da và tóc mới, đòi hỏi nhiều hơn.
Shea Butter Ethyl Esters có độ nhớt thấp, có đặc điểm là tán nhanh và tạo cảm giác da nhẹ như phấn khi thoa.
Shea Butter Ethyl Esters thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của các công thức chức năng và tái tạo ngày nay và có khả năng tương thích tốt với các thành phần khác.
Sản phẩm liên quan









