Nano Collagen
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Nano Collagen là gì?
Nano Collagen, về bản chất cơ bản chính là sự kết hợp giữa collagen và công nghệ nano.
Chúng ta đều biết, collagen là một loại protein dạng sợi, là thành phần cấu trúc chính của các mô liên kết. Khắp nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có thể tìm thấy collagen như hạ bì của da, gân, mạch máu, xương và khớp... Tuy nhiên, khi tuổi tác ngày càng cao, cùng với tác động của các yếu tố môi trường khiến việc tăng sinh collagen ngày càng giảm. Collagen mới chậm hình thành hơn, da kém đàn hồi hơn khiến làn da xuất hiện nếp nhăn ngày càng nhiều.

Về cấu trúc, phân tử collagen gồm ba chuỗi polypeptide với hơn 1.000 acid amin trong mỗi chuỗi. Do trọng lượng phân tử và kích thước khá lớn khiến việc hấp thu và phát huy hiệu quả của collagen ít nhiều bị ảnh hưởng. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức nano của collagen, gọi là nano collagen với kích thước các hạt nhỏ hơn, đồng nhất hơn (kích thước vào khoảng 10- 1000nm), cùng với khả năng hấp thu tốt và rộng hơn. Nano collagen có ưu điểm là vượt qua các trở ngại của collagen nên thành phần này rất được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da và cơ thể.
Với liều dùng chỉ bằng 60% collagen thường, nano collagen mang lại nhiều tác dụng đáng kể, bao gồm tăng khả năng sống sót của tế bào mô liên kết ở da người bình thường: Cho kết quả tương đương, kiểm soát men MMPs tốt hơn cũng như có tỷ lệ tổng hợp Procollagen type I của tế bào mô liên kết dưới da người bình thường tốt hơn.
Hiện nay, các sản phẩm nano collagen rất phổ biến, được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung giúp cải thiện sức khỏe cho làn da, hạn chế hình thành nếp nhăn, giúp hệ cơ xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ.
Điều chế sản xuất
Hầu hết nano collagen đều được phân tách bằng phương pháp thủy phân. Da hoặc vảy cá từ nguyên liệu thô ban đầu sẽ được loại bỏ calci và chất béo, sau đó chúng sẽ trải qua bốn bước thủy phân, tiếp theo sẽ được lọc, khử mùi, khử màu rồi mới khử trùng, sấy khô và đóng gói.

Cơ chế hoạt động
Nano collagen sau khi vào trong cơ thể sẽ trải qua bốn bước như sau:
-
Bước 1: Nano collagen được tiêu hóa bởi các enzyme dưới dạng Oligopeptide trong dạ dày và ruột non.
-
Bước 2: Oligopeptide được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột non dưới dạng các amino acid và peptide nhờ tác dụng của các enzyme Dipeptidase và Aminopoly-peptidase.
-
Bước 3: Dạng peptide được hấp thụ bởi peptidase tạo thành Amino acid trong tế bào chất.
-
Bước 4: Amino acid trong tế bào chất được chuyển vào các mao mạch trong gan.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Prunus Amygdalus Dulcis Oil là gì?

Có hai loại cây hạnh nhân: Loại cho quả ngọt và loại cho quả đắng. Hạnh nhân ngọt (Prunus amygdalus dulcis) được sử dụng để làm dầu hạnh nhân, hạnh nhân đắng (Prunus amygdalus amara) thường được sử dụng như nguyên liệu làm nước hoa.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil hay còn gọi là dầu hạnh nhân ngọt là một loại dầu cố định màu vàng nhạt, không tan trong nước, có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh ngọt (Tên thực vật là Prunus dulcis var. Dulcis).
Đây là loại dầu chứa các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tóc gồm Vitamin A, E, các axít béo Omega-3 và kẽm… Đáng chú ý là hàm lượng Oleic Acid có trong hạnh nhân ngọt chứa 55 - 86% và Linoleic Acid chiếm 7 - 35%.
Điều chế sản xuất
Để sản xuất dầu hạnh nhân ngọt, sau khi thu hoạch hạt hạnh nhân, trải qua quá trình tách vỏ, làm khô, bẻ vụn, ép lạnh và/ hoặc chiết xuất dung môi để chiết xuất dầu.
Cơ chế hoạt động
Tổ chức Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã xem xét các nghiên cứu dược lý và chỉ ra rằng dầu hạnh nhân ngọt được hấp thụ chậm, nguyên vẹn qua da, không gây dị ứng và an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
Pepsin là gì?
Pepsin là enzyme có tác dụng phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (protease). Được sản xuất trong dạ dày, pepsin là enzym tiêu hóa chính trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta, giúp tiêu hóa protein từ thức ăn.
Cùng với chymotrypsin và trypsin, pepsin đảm nhận vai trò cắt đứt liên kết giữa các axit amin, đồng thời phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn để ruột non có thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Pepsin hoạt động rất hiệu quả khi cắt các liên kết peptide kỵ nước với axit amin thơm (phenylalanine, tryptophan và tyrosine).

Năm 1836, pepsin được phát hiện bởi nhà tế bào học, mô học, sinh lý học người Đức Theodor Schwann. Tên gọi pepsin được đặt theo tiếng Hy Lạp của từ πέψις pepsis, nghĩa là "tiêu hóa". Về sau, các nhà khoa học bắt đầu khám phá ra nhiều hợp chất sinh hóa mới, trong đó có pepsin - một chất có tính axit chuyển đổi thức ăn dạng nitơ dựa vào vật liệu hòa tan trong nước.
Năm 1928, pepsin là enzyme đầu tiên được kết tinh protein khi John H. Northrop tinh chế dùng trong lọc máu, lọc nước và làm mát.
Pepsin được biểu hiện như một zymogen gọi là pepsinogen, có cấu trúc chính với 44 axit amin được bổ sung vào. Zymogen này được kích hoạt bằng axit hydrochloric (HCl), được thoát ra từ các tế bào thành trong niêm mạc dạ dày. Các hormone gastrin và dây thần kinh phế vị kích thích pepsinogen và HCl tiết ra từ dạ dày khi thức ăn được tiêu hóa. Axit clohidric làm cho môi trường dạ dày có tính axit, cho phép pepsinogen được kích hoạt và tách riêng trong một chất xúc tác riêng do đó tạo thành các pepsin hoạt động. Như vậy, tiền thân của pepsin chính là pepsinogen.
Trong môi trường axit, pepsin hoạt động ổn định trong khoảng từ 37°C-42°C, hoạt động mạnh nhất trong dạ dày ở độ pH 1,5-2. Việc bảo quản pepsin nên ở nhiệt độ từ -80°C và - 20°C để ngăn chặn autolysis (tự tiêu hóa).
Điều chế sản xuất pepsin
Pepsin thương mại được tách từ lớp tuyến tiết dạ dày lợn, là thành phần của men dịch vị được sử dụng để đông sữa trong khi sản xuất pho mát.

Cơ chế hoạt động
Pepsin có nhiệm vụ phân hủy protein thành acid amin và peptide. Tiếp đó, pepsin lại hoạt động để phá vỡ các liên kết peptit giữa acid amin với chuỗi bên kỵ nước trong Polypeptide.
Với cùng cách thức, chúng làm thay đổi chiều dài chuỗi Polypeptide thành các Polypeptide ngắn để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giảm thiểu kích thích dạ dày.
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid là gì?
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid là dạng muối của axit pyrrolidone carboxylic (hay axit pyroglutamic), cấu trúc hóa học chứa vòng lactam. Năm 1882, nhà hóa học Haitinger lần đầu tiên tìm thấy Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid khi phát hiện ra rằng khi được làm nóng ở 180°C, glutamate được chuyển thành pyroglutamate thông qua việc mất một phân tử nước.

Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid có mặt trong hầu hết tế bào sống, bao gồm cả vi khuẩn cho đến người. PCA có nguồn gốc từ chất chống oxy hóa glutathione thông qua hoạt động của enzyme γ-glutamyl cyclotransferase.
Điều chế sản xuất
Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid thương mại được tạo ra thông qua sự phân hủy protein filaggrin trong tế bào ngô.
Cơ chế hoạt động
Các tế bào da chết (Corneocytes) sẽ tạo nên lớp sừng, lớp ngoài cùng của da đóng vai trò là hàng rào bảo vệ. Trong lớp sừng, Sodium Pyrrolidone Caboxylic Acid cùng những hợp chất nhỏ (đường và chất điện giải) sẽ tạo thành yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) cho da.
Cùng với các lipit tự nhiên trong da, các thành phần NMF sẽ giữ bề mặt da được săn chắc, dẻo dai và ngậm nước.
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Pentylene Glycol là gì?
Pentylene glycol đóng vai trò là một chất điều hòa da, một chất tăng cường kết cấu sản phẩm, giúp kết cấu được mướt mịn trong sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, pentylene glycol còn có đặc tính kháng khuẩn nên được đưa vào công thức như một thành phần bổ sung quan trọng cho những sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật.

Pentylene glycol là một thành phần phụ đa năng. Theo các nhà sản xuất, có thể dùng kết hợp pentylene glycol với các loại chất bảo quản khác để tăng tuổi thọ của sản phẩm. Pentylene glycol cũng giúp tăng khả năng kháng nước của sản phẩm kem chống nắng.
Rất ít gây ra tác dụng phụ nên chất pentylene glycol được đánh giá an toàn khi sử dụng (trừ khi bạn bị dị ứng đặc biệt với pentylene glycol hoặc thuộc nhóm da nhạy cảm).
Từ năm 2009, pentylene glycol được phép sử dụng đầu tiên ở Đức và sau đó là trên toàn thế giới như một hoạt chất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Pentylene Glycol
Pentylene glycol được sản xuất từ nước ép củ cải đường chưa chín. Sau đó, chất này được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Ngoài ra, pentylene glycol còn là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất dựa trên bã mía và cọc ngô.
Glucosyl rutin là gì?
Danh pháp IUPAC: 4-G-alpha-D-glucopyranosylrutin.
PubChem CID: 5489459.
Tên gọi khác: Glu-rutin; alphaG-rutin; alpha-glucosylrutin.
Glucosyl rutin có công thức phân tử hóa học là C33H40O21 và trọng lượng phân tử là 772.7 g/mol.

Glucosyl rutin bắt nguồn từ chất Rutin, Rutin đã được tìm thấy trong nhiều loại trái cây như: mơ, anh đào, quả mọng, cam, quýt, đậu azuki, rau hay các loại thảo mộc như trà xanh và trà đen. Đặc biệt, nguồn phong phú nhất có chứa Rutin là kiều mạch. Rutin có đặc tính chống oxy hóa và khả năng ổn định sắc tố, tuy nhiên Rutin đã bị hạn chế trong ứng dụng do khả năng hòa tan kém. Từ đó người ta đã phát hiện và điều chế ra alpha Glucosyl rutin, một chất có khả năng vượt trội hơn Rutin về độ hòa tan trong nước, có thể cao hơn Rutin lên đến mười hai ngàn lần.
Điều chế sản xuất Glucosyl rutin
Alpha Glucosyl rutin được tạo thành ở nồng độ cao bằng cách cho phép enzym chuyển saccharide tác động lên chất lỏng có hàm lượng rutin cao ở dạng huyền phù hoặc dạng dung dịch, để thực hiện phản ứng chuyển saccharide. Kết quả là alpha Glucosyl rutin được thu hồi dễ dàng từ hỗn hợp phản ứng bằng cách cho phép nó tiếp xúc với nhựa macroreticular tổng hợp.
Alpha Glucosyl rutin vượt trội về khả năng hòa tan trong nước, khả năng chống lại ánh sáng và tính ổn định so với Rutin nguyên vẹn, cũng như có các hoạt động sinh lý như Rutin nguyên vẹn có.
Cơ chế hoạt động
Glucosyl rutin được kế thừa các đặc tính hữu ích từ Rutin đồng thời được nâng cấp lên một bậc về khả năng hòa tan trong nước. Alpha Glucosyl rutin được sử dụng thuận lợi như một chất tạo màu vàng, chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất ngăn ngừa phai màu, chất cải thiện chất lượng, chất hấp thụ tia UV. Ngoài ra nó còn có khả năng ngăn ngừa sự hư hỏng trong thực phẩm, dược phẩm, hay sử dụng trong mỹ phẩm với vai trò chất tái tạo da và chất làm trắng da.
Silica là gì?
Silica là hợp chất hóa học có tên gọi khác là Dioxide silic, một oxide của Silic có công thức hóa học là SiO2. Silica có hai dạng cấu trúc: Vi tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể, có thể được tìm thấy trong thạch anh, Triđimit, Cristobalit, Cancedoan, đá mã não. Một số dạng Silica có cấu trúc tinh thể như Coesit và Stishovit được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao. Trong khi đó, Silica tổng hợp nhân tạo được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal).
Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe con người nếu hít phải. Đây là một chất gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch và đã có bằng chứng rõ ràng về việc gây nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, Silica được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm là Silica có cấu trúc vô định hình nên an toàn khi sử dụng. Loại Silica phổ biến nhất trong các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica (còn gọi là Silicon dioxide). Silica ngậm nước có thêm các nguyên tử nước gắn vào Silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn không tiếp xúc với phổi như Silica kết tinh.

Điều chế sản xuất
Silica có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như Silica gel, Silica khói, Aerogel, Xerogel, Silica keo... Dù Silica xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng người ta cũng có thể điều chế chất này theo nhiều phương pháp:
- Silic phản ứng với Oxy ở nhiệt độ cao: Phương pháp này thường được áp dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt Silic.
- Phương pháp phun khói: Thủy phân Silic halogel ở nhiệt độ cao với Oxy và Hydro.
- Phương pháp kết tủa: Cho thủy tinh lỏng phản ứng với một acid vô cơ.
- Phương pháp sol-gel: Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác base hoặc acid.
Cơ chế hoạt động
Silica có thể tác dụng với kiềm và Oxide base tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao, phản ứng với Acid flohidric (HF) nhưng không phản ứng được với nước.
Cao trà xanh là gì?
Trà có lịch sử lâu đời và là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Theo mức độ lên men, trà được phân thành nhiều loại khác nhau như trà xanh, hồng trà, trà trắng, trà ô long, trà đen. Trong đó, trà xanh được nghiên cứu rằng có nhiều công dụng khác nhau như hoạt tính chống virus, chống oxy hoá cũng như chống ung thư tiềm năng. Cao trà xanh, hay chiết xuất trà xanh, là một hỗn hợp polyphenol trong trà xanh đã được khử caffeine.

Cao trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, vitamin, polyphenol như epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có thể có đặc tính chống ung thư. Việc sử dụng cao trà xanh có thể mang lại hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác nhau bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạ dày và thực quản.
Cao trà xanh còn được nghiên cứu xem xét hỗ trợ khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não của bạn.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích trên, điều quan trọng là cao trà xanh cũng có thể gây độc khi sử dụng quá mức. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia trước khi muốn sử dụng cao trà xanh, cũng như đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của cao trà xanh.
Điều chế sản xuất cao trà xanh
Với mục tiêu điều chế chiết xuất trà xanh, hay cao trà xanh có nồng độ catechin không polyme cao, có vị ngon với ít đắng và chát hơn.
Catechin không polyme trong trà xanh đã được báo cáo là có tác dụng ngăn sự gia tăng cholesterol. Để kết hợp catechin không polyme ở nồng độ cao trong trà xanh, có một phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà. Hoặc có thể thêm catechin không polyme vào đồ uống dưới dạng hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà xanh có vấn đề về vị đắng và chát của lá trà sẽ mạnh hơn, nếu dịch chiết được chế ở nồng độ cao.
Để nâng cao hiệu quả của cao trà xanh, người ta đã biết các phương pháp như nghiền lá trà và sau đó chiết xuất chúng.

Một phương pháp khác để điều chế cao trà xanh (chiết xuất trà xanh) để giúp chiết xuất lượng catechin không polyme với nồng độ cao và ít vị đắng chát đã được công bố. Bao gồm việc xử lý lá trà thô, làm bất hoạt enzyme trong quá trình xử lý, làm khô lá trà xanh đến khi hàm lượng nước chiếm 20% trọng lượng hoặc ít hơn. Sau đó, chiết lá trà thu được với điều kiện tỷ lệ trọng lượng của dung môi chiết so với lá trà cần chiết là 30 hoặc nhỏ hơn.
Cơ chế hoạt động
Các thành phần dược lý có trong trà xanh đã được phân lập và chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người. Hoạt tính dược lý chính của cao trà xanh sẽ đến từ các thành phần bao gồm polyphenol trong trà xanh, alkaloid, axit amin, polysaccharides và các thành phần dễ bay hơi khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trà xanh có hoạt tính dược lý linh hoạt, như chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ thần kinh.

Benzylamine là gì?
Danh pháp IUPAC: Phenylmethanamine.
PubChem CID: 7504.
Tên gọi khác: Benzenemethanamine, Monobenylamine, Aminotoluen, omega-Aminitoluene, Benylamine on polystyrene, Aminomethylbenzen.
Benzylamine là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức cấu tạo là C6H5CH2NH2, đôi khi có thể bắt gặp ở dạng viết tắt là PhCH2NH2 hoặc BnNH2. Benzylamine cấu tạo gồm một nhóm benzyl C6H5CH2, gắn với một nhóm chức amin NH2. Nó đã được phân lập từ cây chùm ngây (Moringa oleifera). Benzylamine có vai trò như một chất ức chế, chất chuyển hóa thực vật và còn là chất gây dị ứng.
Các tính chất của Benzylamine bao gồm:
-
Mật độ: 1,0 ± 0,1 g/cm3.
-
Điểm sôi: 185,0 ± 0,0 độ C ở 760 mmHg.
-
Điểm nóng chảy: -30 độ C.
-
Công thức phân tử: C7H9N.
-
Trọng lượng phân tử: 107,153.
-
Điểm bốc cháy: 60,0 ± 0,0 độ C.
-
Khối lượng chính xác: 107.073502.
-
Benzylamine là chất lỏng không màu đến vàng nhạt, có mùi amoniac nồng nặc. Nổi và trộn với nước.
-
Có thể hòa tan trong etanol và ete dietyl, benzen đồng thời rất dễ hòa tan trong axeton và ít tan trong cloroform.

Điều chế sản xuất Benzylamine
Benzylamine được tạo ra bằng phản ứng của benzyl clorua với amoniac trong dung dịch nước. Việc điều chế benzylamin bằng phương pháp ammono phân benzyl clorua đã được báo cáo rộng rãi.
Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 2.608.584 mô tả và tuyên bố phương pháp điều chế Benzylamine bằng cách phản ứng Benzyl clorua và Amoniac trong nước, tỷ lệ mol của amoniac so với benzyl clorua là khoảng 20:1, ở nhiệt độ lên đến 50 độ C.
Phản ứng diễn ra trong một khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ. Sau phản ứng, natri hydroxit dư được thêm vào, benzylamin được chiết bằng ete etylic và được tinh chế. Phương pháp này thu được một sản lượng là 60% Benzylamine.

Các phương pháp tương tự khác để điều chế benzylamin đã được báo cáo trong lĩnh vực này, sử dụng rượu etylic kết hợp với amoniac trong nước và benzyl clorua và theo quy trình tương tự như quy trình đã nêu ở trên.
Cơ chế hoạt động
Ở động vật có vú, Benzylamine được chuyển hóa bởi chất Semicarbazide-sensitive amine oxidase (SSAO) thành benzaldehyde và hydrogen peroxide. Sản phẩm thứ hai này có tác dụng bắt chước insulin, và có liên quan đến tác dụng của Benzylamine trên tế bào mỡ của người: kích thích vận chuyển glucose và ức chế phân giải lipid.
Hoạt động của monoamine oxidase đã được nghiên cứu trong phần ty thể của thân não của những con sóc đất đang ngủ hoặc ngủ đông. Trong quá trình ngủ đông, sự khử amin của serotonin và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxit serotonin giảm hơn so với sự khử amin của Benzylamine và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxide benzylamine.
Sodium lauryl sulfate là gì?
Sodium lauryl sulfate (SLS) là một hóa chất tổng hợp gốc sulfate được sản xuất từ dầu mỏ và thực vật (dừa và dầu cọ).
Chúng ta thường tìm thấy sodium lauryl sulfate trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm cả dầu gội. Công dụng chính của SLS là tạo bọt cùng khả năng làm sạch. Tuy nhiên, việc sử dụng sodium lauryl sulfate cũng cần thận trọng vì chất này có thể không hỗ trợ sức khỏe làn da của bạn, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá. Sodium lauryl sulfate được cho là gây kích ứng da, làm phá vỡ chức năng rào cản của da, gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ.

Do đó, nếu sở hữu làn da thiên khô, da nhạy cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng các sản phẩm chứa SLS; ngược lại, với làn da nhiều dầu, cần sản phẩm tạo bọt thì có thể lựa chọn sản phẩm chứa sodium lauryl sulfate.
Điều chế sản xuất Sodium lauryl sulfate
Sodium lauryl sulfate được tìm thấy từ gốc dừa/hạt cọ chứa dồi dào chất acid lauric (là một loại chất béo bão hòa). Qua nhiều quy trình thí nghiệm hóa học với sự kết hợp chất từ dầu mỏ và các khoáng chất tự nhiên mà tạo thành hợp chất sodium lauryl sulfate.
Cơ chế hoạt động
Là chất lưỡng tính, sodium lauryl sulfate hoạt động chính ở bề mặt bên ngoài. Hợp chất này sẽ di chuyển đến bề mặt của chất lỏng; đồng thời phát huy vai trò làm giảm sức căng bề mặt nhờ sự liên kết và kết hợp với các phân tử SLS khác.
Sodium lauryl sulfate có thể làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus bằng cách hòa tan vỏ bọc virus và làm biến tính vỏ protein/protein capsid. Các nhà sản xuất sẽ sử dụng sodium lauryl sulfate để pha trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Sản phẩm liên quan









