Men chứa kẽm
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Men chứa kẽm là gì?
Men vi sinh, bao gồm các vi khuẩn sống và nấm men, mang lại lợi ích cho cơ thể của bạn. Vi khuẩn và nấm men tự nhiên đã hiện diện trong cơ thể, cùng với nhiều loại khác. Mỗi có thể con người có thể có đến hàng nghìn tỷ sinh vật sống giúp hỗ trợ các chức năng cũng như sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các vi khuẩn thường trú trong cơ thể đều có lợi, một số loại có thể gây hại. Và việc bổ sung men vi sinh sẽ giúp tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi, cải thiện khả năng chống lại vi khuẩn gây hại và tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Bên cạnh đó, khi nói đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chất dinh dưỡng có thể nghĩ đến đầu tiên là vitamin C, thường được quảng cáo là chất bảo vệ tự nhiên chống lại cảm lạnh và các bệnh lý khác. Nhưng kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết và hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.

Men chứa kẽm, đây là một sự kết hợp giữa men vi sinh và kẽm đặc biệt hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và đề kháng lại các mầm bệnh.
Điều chế sản xuất men chứa kẽm
Trong chăn nuôi, men vi sinh giàu kẽm đã được phát triển như một sản phẩm phụ gia chăn nuôi. Để sản xuất men giàu kẽm, hai chủng vi sinh vật Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae (nấm men) đã được nuôi cấy bằng oxit kẽm (kẽm vô cơ). Trong quá trình sản xuất, kẽm vô cơ sẽ được chuyển đổi thành kẽm hữu cơ và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Men chứa kẽm sử dụng ở người với các công thức sản xuất đặc biệt có thể chứa nhiều chủng lợi khuẩn kết hợp với kẽm, vitamin C hoặc với công thức sản xuất men vi sinh kết hợp cùng kẽm và vitamin D. Các chế phẩm này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch ở cả người lớn và trẻ em.

Cơ chế hoạt động
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sự tăng trưởng và sức khoẻ của con người và động vật. Các nghiên cứu trước đây cho rằng kẽm có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng trưởng, hiệu suất sinh sản và khả năng chống lại bệnh tật. Kẽm giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của gốc oxy tự do được tạo ra trong quá trình kích hoạt miễn dịch, có hiệu quả chống oxy hóa, đồng thời giúp chống lại quá trình stress oxy hóa bằng nhiều cơ chế khác nhau.
Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho cơ thể, như đã đề cập ở trên, với nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch ở người và động vật. Nghiên cứu cho thấy rằng, men vi sinh chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Saccharomyces cerevisiae có tác dụng mạnh mẽ đến tình trạng chống oxy hoá và khả năng miễn dịch của động vật, giúp ức chế quá trình peroxide hóa lipid ở lợn.
Trong một điều kiện thích hợp, chế phẩm sinh học có khả năng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm. Bên cạnh đó, kẽm và men vi sinh có cơ chế tác dụng khác nhau do đó được đề xuất rằng việc kết hợp sẽ giúp mang lại tác dụng hiệp đồng của men chứa kẽm.

Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
Betaine là gì?
Betaine là một amino acid - dẫn xuất của choline được tạo ra khi choline kết hợp với axit amin glycine, với cấu trúc hóa học có chứa 3 nhóm methyl bổ sung. Do vậy, betaine còn được gọi là trimethylglycine.
Betaine có một số chức năng sinh học quan trọng: Với chức năng là một phân tử nhường nhóm methyl, betaine tham gia vào quá trình methyl hóa (quá trình sinh hóa thiết yếu) hỗ trợ chức năng của gan, giải độc và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của betaine là hỗ trợ cơ thể xử lý chất béo. Betaine cũng là một chất chống thẩm thấu thiết yếu chủ yếu ở thận, gan và não. Một lượng lớn betaine có thể tích lũy trong các tế bào mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào, giúp bảo vệ các tế bào, protein và enzyme dưới áp lực thẩm thấu.
Trong sản xuất mỹ phẩm, betaine tương thích tốt với da, giúp làm giảm kích ứng gây ra do chất diện hoạt và tạo cảm giác mềm mại khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 22 tình nguyện viên tại Thái Lan, 100% người tham gia nhận thấy màu da sáng hơn sau khi sử dụng dung dịch betaine 4%.
Điều chế sản xuất Betaine
Vào thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra betaine là một chất tự nhiên có trong củ cải đường (Beta Vulgaris). Trong một số thực phẩm như cám lúa mì, mầm lúa mì, rau bina, vi sinh vật và động vật không xương sống dưới nước, betaine cũng được tìm thấy ở nồng độ cao hơn.

Chúng ta có thể bổ sung betaine thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, trong cơ thể, betaine được tổng hợp bởi sự kết hợp của choline và axit amin glycine.
Cơ chế hoạt động của Betaine
Betaine hình thành liên kết hydro với nước và những phân tử khác một cách dễ dàng nhờ vào đặc điểm về cấu trúc. Chất này có thể tan trong nước tạo dung dịch 55% bền vững về mặt hóa học.
Nhờ có betaine mà homocysteine trong máu được chuyển đổi thành methione. Điều này rất quan trọng, hàm lượng homocysteine ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu, từ đó dễ dẫn đến sự phát triển các mảng bám và tình trạng gọi là xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).
Ngoài ra, hàm lượng homocysteine cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác. Betaine có khả năng hạ thấp homocysteine, tăng cường cơ và sức mạnh của sợi cơ, tăng cường độ chịu đựng và giúp giảm béo.
Acerola là gì?
Acerola là quả của cây sơ ri (Malpighia emarginata), đây là loại quả chứa một hàm lượng lớn acid ascorbic (vitamin C). Do đó Acerola được xem là nguồn bổ sung vitamin C dồi dào, thường được sử dụng trong các trường hợp thiếu hụt vitamin C.
Ngoài ra, chiết xuất Acerola còn chứa nhiều loại khoáng chất và các loại vitamin khác, bao gồm các dẫn xuất của acid benzoic, phenylpropanoid, flavonoid, anthocyanin và carotenoid. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến vai trò của Acerola như một loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung cho sức khỏe.
Các chiết xuất và hợp chất mang hoạt tính sinh học phân lập từ Acerola được nghiên cứu về hoạt động sức khỏe và sinh học khác nhau, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống khối u, chống tăng đường huyết, bảo vệ gan, bảo vệ da hay làm trắng da.

Điều chế sản xuất Acerola
Với sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu sử dụng các thực phẩm hỗ trợ ngày càng phổ biến, đặc biệt trong việc hỗ trợ các bệnh lý mạn tính. Và do với hàm lượng vitamin C cao, nhu cầu về các sản phẩm Acerola ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu ngày càng tăng.
Acerola với tính acid cao và dễ hỏng nên thường được tiêu thụ sau khi chế biến, dưới dạng nước cốt hoặc nước ép. Trái Acerola trong thương mại thường được chế biến thành nước ép cô đặc, được dùng để chế biến các loại kem, mứt, nước giải khát, kẹo, sữa chua, soda, thực phẩm chức năng. Acerola còn được sử dụng để sản xuất các chế phẩm dinh dưỡng và dược phẩm khác.
Ảnh hưởng các kỹ thuật khác nhau như lọc, sấy, nhiệt, đóng gói và các phương pháp liên quan có thể tác động đáng kể đến sản phẩm cuối cùng. Nhìn chung, quá trình điều chế Acerola rất đa dạng, có thể điều chế để sử dụng dưới dạng bột, hỗn hợp, sản phẩm lên men hay thực phẩm bổ sung.
Cơ chế hoạt động
Hoạt động sinh học của Acerola chủ yếu là nhờ các hợp chất chống oxy hóa mạnh có trong nó như acid ascorbic (vitamin C), các chất dinh dưỡng như phenolic, carotenoid. Các hợp chất này chống lại nhiều bệnh liên quan đến quá trình stress oxy hóa. Trên thực tế, các cơ chế hoạt động của Acerola được chứng minh bằng cách sử dụng các loại chiết xuất khác nhau.

Mặc dù acid ascorbic có sự đóng góp mạnh mẽ trong hoạt động chống oxy hoá, tuy nhiên, khả năng chống oxy hóa tổng thể của Acerola được cho là do tác động hiệp đồng của nhiều chất dinh dưỡng có trong nó. Thành phần quan trọng khác mang lại hiệu quả chống oxy của Acerola là phenolic. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã đánh giá sự đóng góp của phenolic trong Acerola có khả năng chống oxy hoá gồm anthocyanin, acid phenolic, flavonoid.
Một nghiên cứu khác mở rộng đã cho thấy Acerola hoạt động qua các cơ chế hoạt động dọn dẹp gốc tự do, hoạt động gây độc tế bào đặc biệt là khối u, hoạt động chống HIV, kháng khuẩn, kháng nấm, chống Helicobacter pylori và hoạt động đảo ngược MDR. Trong đó hoạt động gây độc tế bào đặc biệt là khối u, đảo ngược MDR cho thấy Acerola có thể ứng dụng trong phòng ngừa và hoá trị liệu ung thư.
BHA là gì?
BHA là một cụm từ viết tắt của Beta Hydroxy Acid, thành phần tẩy da chết hóa học rất quen thuộc trong các sản phẩm như toner, serum, sữa rửa mặt, tẩy trang…
Beta Hydroxy Acid là một acid vô cơ gốc dầu có nguồn gốc từ thực vật và một trong những dạng hợp chất được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất của BHA là Salicylic acid.

Nói vậy để bạn biết rằng Beta Hydroxy Acid có rất nhiều loại chẳng hạn như: Acid B-hydroxybutyric, Carnitine hoặc Acid B-hydroxy methyl-methyl butyric và Salicylic Acid. Hiện nay, mỹ phẩm có chứa BHA sử dụng acid salicylic là phổ biến nhất, còn acid citric ít được sử dụng hơn trong các công thức BHA. Acid citric thường phân loại là AHA.
Trong mỹ phẩm, hợp chất BHA được sử dụng nhiều trong sữa rửa mặt, tẩy da chết hay kem dưỡng chống lão hóa. Những sản phẩm có chứa BHA với nồng độ từ 0,5-2% được xem là nhẹ nhàng vừa đủ với da để bạn có thể sử dụng tại nhà. BHA đặc biệt phù hợp với những ai sở hữu làn da dầu, dễ nổi mụn và có lỗ chân lông lớn.
Điều chế sản xuất BHA
Trong dạng Salicylic Acid mà chúng ta thường thấy, nó được điều chế từ vỏ của cây liễu trắng (white willow bark) hay dầu của cây lộc đề xanh. Chính vì chiết xuất từ tự nhiên nên hoàn toàn có lợi với da đi theo công dụng của nó.
Đặc điểm nổi bật nhất của BHA chính là có thể tan được trong dầu. Vậy nên, nó có thể thấm sâu dưới lỗ chân lông, hoạt động hòa tan bã nhờn, giải quyết tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nhờ khả năng đặc biệt này, BHA rất thích hợp với những làn da dầu, da lỗ chân lông to, da mụn, bề mặt da thô ráp, sần sùi, không mịn màng.
Thông thường, nồng độ điều chế BHA thường thấy ở mức từ 0,5% - 2% và nồng độ pH của da càng thấp thì khả năng hoạt động và hiệu quả của BHA càng cao.
Cơ chế hoạt động của BHA
BHA hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết. BHA sẽ làm cho các da chết thuộc lớp ngoài cùng của da tróc ra, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới.
Ngoài ra, BHA còn giúp tẩy sâu bên trong lỗ chân lông, khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông vì vậy BHA còn có khả năng kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả. Bên cạnh đó các nghiên cứu trên Thế giới còn chỉ ra rằng, BHA giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da. Dưới đây là một số công dụng của tiêu biểu của BHA.
BHA thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa, kháng viêm, giảm sưng nên có thể cải thiện mụn một cách hiệu quả.
Apricot Kernel Oil là gì?
Apricot Kernel Oil là loại dầu được chiết xuất từ hạt của trái mơ. Trong trái mơ có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin A, C, E, kali, axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic là những chất béo tốt cho sức khỏe và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Công dụng của axit oleic (omega 9):
-
Mang lại cho da sự mềm mại, rạng rỡ;
-
Kích thích tóc mọc dày, dài và chắc khỏe, loại bỏ gàu;
-
Hạn chế lão hóa da, ngăn nếp nhăn và đường nhăn hình thành;
-
Tăng cường khả năng miễn dịch; chống oxy hóa;
-
Ngừa viêm khớp, cứng và đau khớp.

Công dụng của axit linoleic (omega 6):
-
Dưỡng ẩm và thúc đẩy tóc phát triển;
-
Hỗ trợ chữa lành vết thương;
-
Chống viêm;
-
Cải thiện tình trạng mụn trứng cá và giảm nguy cơ bùng phát mụn cho da;
-
Làm cho dầu loãng hơn khi sử dụng trong hỗn hợp tinh dầu, điều này có lợi cho làn da mụn.
Công dụng của axit alpha-linolenic (omega 3):
-
Giảm viêm;
-
Kiểm soát tình trạng đông máu trên da;
-
Cải thiện triệu chứng đau cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho khớp.
Công dụng của axit palmitic:
-
Là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất;
-
Làm mềm da và tóc mà không để lại nhờn hoặc bết dính.
Công dụng của axit stearic:
-
Làm sạch da, tóc bằng cách loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn dư thừa;
-
Là chất nhũ hóa lý tưởng liên kết nước và dầu trong sản phẩm chăm sóc da;
-
Giúp sản phẩm giữ được hiệu quả khi bảo quản trong thời gian dài;
-
Bảo vệ tóc, dưỡng tóc;
-
Làm mềm da.

Công dụng của vitamin A:
-
Giúp da được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời;
-
Hạn chế lão hóa da; kích thích tăng sinh collagen; tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, mang lại làn da khỏe mạnh, săn chắc;
-
Giúp vết thương mau lành;
-
Cân bằng màu da, làm sáng da, đồng thời giúp giải quyết những đốm đen không mong muốn;
-
Giúp làm hạn chế hình thành và tiết dầu trên da, lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa mụn.
Công dụng của vitamin E:
-
Có đặc tính chống oxy hóa, giúp hạn chế lão hóa cũng như thúc đẩy tuần hoàn;
-
Giúp chữa lành làn da bị sẹo, mụn;
-
Ngăn ngừa mất độ ẩm từ da và tóc;
-
Giúp lỗ chân lông sạch sâu, thông thoáng và cân bằng sản xuất dầu.
Từ những lợi ích từ thành phần chứa trong Apricot Kernel Oil mà loại dầu này được sử dụng nhiều trong công thức mỹ phẩm, giúp làn da được mềm mại, mềm mượt, nhất là với làn da đã lão hóa hoặc có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó, Apricot Kernel Oil cũng được dùng trong điều trị các khối u và các vết loét, dịu tình trạng da tổn thương như eczema, vảy nến, viêm da dị ứng.

Có hai loại dầu hạt quả mơ:
-
Mỹ phẩm: Chỉ dùng cho các sản phẩm da và tóc.
-
Thực phẩm: Dùng trong nấu nướng tương tự dầu hạnh nhân.
Điều chế sản xuất
Apricot Kernel Oil được sản xuất bằng cách sử dụng dung môi để chiết dầu ra hoặc phương pháp ép lạnh. So với sử dụng dung môi, phương pháp ép tốt hơn vì nó không làm thay đổi các hợp chất hóa học trong dầu.
1 - Eicosanol là gì?
1-Eicosanol là một rượu béo no, mạch dài, là một chất rắn dạng sáp, không tan trong nước. Rượu béo thường là rượu chính có khối lượng phân tử cao, mạch thẳng có nguồn gốc từ dầu và mỡ tự nhiên. Rượu béo bão hòa không có liên kết đôi cacbon-cacbon và chúng có công thức - CH3 (CH2) nOH - với các biến thể về “n”.Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O.
Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O
Các tính chất của 1-eicosanol gồm:
-
1-eicosanol là chất rắn dạng sáp trong điều kiện môi trường xung quanh. Ở thể rắn, 1- eicosanol có khả năng bị phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua da với chất, qua đường tiêu hóa và qua việc hít phải các hạt bụi nếu chúng được tạo ra.
-
1-eicosanol dễ bay hơi và độ hòa tan trong nước thấp. 1-eicosanol được cho là sẽ có độ bay hơi tối thiểu ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Dựa trên dữ liệu về độ hòa tan đo được, 1- eicosanol không được coi là hòa tan trong nước, cho thấy rằng chất này không có khả năng hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước. Các chất không tan trong nước bị giảm khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc phổi.
-
1-eicosanol có thể đi qua màng lipid; do đó, sự hấp thụ trong các mô mỡ có thể xảy ra. Tuy nhiên, cấu trúc của chất này cho thấy nó có khả năng bị chuyển hóa, dẫn đến giảm khả năng tích lũy sinh học. 1-Eicosanol được cho là có độ bền thấp.
-
1-eicosanol là chất dễ phân hủy sinh học, có nghĩa là nó có khả năng bị phân hủy trong môi trường thành carbon dioxide và nước. Các
trung gian được mong đợi bao gồm các axit béo, có thể được kết hợp vào sinh khối thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường.
Điều chế sản xuất 1-Eicosanol
Đây là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid và arachidonic acid có trong dầu đậu phộng.
1-eicosanol là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của 1-eicosanol chủ yếu do tính chất hấp thụ và bài tiết của nó.
Hấp thu
Do khả năng hòa tan trong nước thấp, 1-eicosanol dự kiến sẽ không được hấp thụ khi tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng (qua đường tiêu hóa).
1-eicosanol có thể sẽ được phân phối đến các mô mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nó được mong đợi sẽ được chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu và phân.
Bài tiết
1-eicosanol có khả năng được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid với một lượng nhỏ trong nước tiểu. Một nghiên cứu trên chuột Wistar tiếp xúc qua đường miệng với cồn cetyl tương tự đã đo được 13,9% thải trừ trong phân và 13,3% trong nước tiểu.
Một phần trăm hoặc ít hơn được giữ lại trong mô mỡ bụng, gan và phổi, và 64,3% được giữ lại trong thân thịt. Cetyl alcohol là một chất nội sinh, rất dễ bị oxy hóa thông qua các quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và sinh tổng hợp sáp và plasmalogen ở động vật có vú.
C12-16 Alcohols là gì?
Danh pháp IUPAC: Tetradecan-1-ol.
PubChem: 8209.
Tên gọi khác: Alcohols, C12-16; Myristyl alcohol; Alcohols, C10-16; Alcohol, C12-15; Fatty alcohol(C14)…
C12-16 Alcohols còn được gọi là lauryl-myristyl alcohols là hỗn hợp của rượu béo với 12 đến 16 nguyên tử cacbon trong chuỗi alkyl. C12-16 Alcohols được xếp vào nhóm cồn béo.
Chúng ta cùng tìm hiểu về cồn béo:
-
Cồn béo còn được gọi là cồn tốt vì chúng thực sự tốt cho da. Các loại cồn này thường được sử dụng trong các loại kem cũng như kem dưỡng ẩm vì chúng có đặc tính làm dày da cũng như dưỡng ẩm. Hơn nữa, những loại cồn này thực sự rất tốt để kết hợp nước và dầu để tạo nhũ tương.
-
Những loại rượu này thường được chiết xuất từ cọ, dừa và các loại dầu tự nhiên khác chứa nhiều axit béo thiết yếu. Một lưu ý là mặc dù những loại cồn này rất lý tưởng cho da, chúng vẫn có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Nếu bạn có xu hướng nổi mụn ngay cả khi bạn đang sử dụng những loại cồn này, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da hoàn toàn không chứa cồn.
C12-16 Alcohols ethoxyl hóa bền đến 50 độ C. Nó bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí để tạo thành peroxide và peracids. Dễ cháy nhưng không bắt lửa (điểm chớp cháy > 179 độ C). Nhiệt độ tự bốc cháy khoảng 230 độ C. Có thể phản ứng với chất oxy hóa mạnh, axit mạnh và bazơ mạnh. Không tương thích với đồng và hợp kim đồng và nhôm.

C12-16 Alcohols là một chất lỏng không màu, có mùi nhẹ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Các C12-16 Alcohols hoạt động như một chất ổn định nhũ tương và chất tăng độ nhớt, cho phép mọi thứ luôn dễ dàn trải và có màu kem. Nó có thể được tìm thấy trong son môi, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm khác.
Điều chế sản xuất C12-16 Alcohols
C12-16 Alcohols là một hỗn hợp các rượu polyether có công thức R-O-(CH2CH2-O-)n-H trong đó R là nhóm ankyl từ C-12 đến C-16 và n bằng 1 đến 6. Được tổng hợp bằng cách xử lý hỗn hợp rượu từ C-12 đến C-16 với etylen oxit.
Đây là quy trình điều chế cồn béo nói chung:
-
Quy trình điều chế rượu béo polyethoxylates rượu béo có độ dài chuỗi polyethoxylate phân bố hẹp, trong đó rượu béo chứa từ khoảng 8 đến 18 nguyên tử cacbon được phản ứng với etylen oxit theo tỷ lệ giữa etylen oxit và rượu béo từ 1 đến khoảng 20 lần nhiệt độ giữa nhiệt độ phòng và 200 độ C
-
Với sự có mặt của chất xúc tác kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm hyđrua, kim loại kiềm có mặt theo tỷ lệ mol của chất xúc tác đối với rượu béo nằm trong khoảng từ 0.9 đến khoảng 1.5, trong đó etylen oxit được thêm vào hỗn hợp rượu béo và chất xúc tác sau khi thêm chất xúc tác và trước khi tạo thành alkoxide rượu béo hoàn toàn khoảng 75%.
Cơ chế hoạt động
C12-16 Alcohols hay lauryl-myristyl alcohol được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt và Este. Ứng dụng chính là trong sản xuất chất trung gian hóa học và chất hoạt động bề mặt. Nó cũng được sử dụng trong dầu nhờn và mỡ bôi trơn. Ngoài ra nó được sử dụng làm chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất điều chỉnh độ nhớt trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Với tính chất ổn định tạo bọt tự nhiên, C12-16 Alcohols có khả năng tăng cường làm sạch và với khả năng từ cồn là chất kích thích làm tăng thêm tính hữu dụng của chúng như một chất tẩy rửa hoặc xà phòng.
Benzylamine là gì?
Danh pháp IUPAC: Phenylmethanamine.
PubChem CID: 7504.
Tên gọi khác: Benzenemethanamine, Monobenylamine, Aminotoluen, omega-Aminitoluene, Benylamine on polystyrene, Aminomethylbenzen.
Benzylamine là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức cấu tạo là C6H5CH2NH2, đôi khi có thể bắt gặp ở dạng viết tắt là PhCH2NH2 hoặc BnNH2. Benzylamine cấu tạo gồm một nhóm benzyl C6H5CH2, gắn với một nhóm chức amin NH2. Nó đã được phân lập từ cây chùm ngây (Moringa oleifera). Benzylamine có vai trò như một chất ức chế, chất chuyển hóa thực vật và còn là chất gây dị ứng.
Các tính chất của Benzylamine bao gồm:
-
Mật độ: 1,0 ± 0,1 g/cm3.
-
Điểm sôi: 185,0 ± 0,0 độ C ở 760 mmHg.
-
Điểm nóng chảy: -30 độ C.
-
Công thức phân tử: C7H9N.
-
Trọng lượng phân tử: 107,153.
-
Điểm bốc cháy: 60,0 ± 0,0 độ C.
-
Khối lượng chính xác: 107.073502.
-
Benzylamine là chất lỏng không màu đến vàng nhạt, có mùi amoniac nồng nặc. Nổi và trộn với nước.
-
Có thể hòa tan trong etanol và ete dietyl, benzen đồng thời rất dễ hòa tan trong axeton và ít tan trong cloroform.

Điều chế sản xuất Benzylamine
Benzylamine được tạo ra bằng phản ứng của benzyl clorua với amoniac trong dung dịch nước. Việc điều chế benzylamin bằng phương pháp ammono phân benzyl clorua đã được báo cáo rộng rãi.
Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 2.608.584 mô tả và tuyên bố phương pháp điều chế Benzylamine bằng cách phản ứng Benzyl clorua và Amoniac trong nước, tỷ lệ mol của amoniac so với benzyl clorua là khoảng 20:1, ở nhiệt độ lên đến 50 độ C.
Phản ứng diễn ra trong một khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ. Sau phản ứng, natri hydroxit dư được thêm vào, benzylamin được chiết bằng ete etylic và được tinh chế. Phương pháp này thu được một sản lượng là 60% Benzylamine.

Các phương pháp tương tự khác để điều chế benzylamin đã được báo cáo trong lĩnh vực này, sử dụng rượu etylic kết hợp với amoniac trong nước và benzyl clorua và theo quy trình tương tự như quy trình đã nêu ở trên.
Cơ chế hoạt động
Ở động vật có vú, Benzylamine được chuyển hóa bởi chất Semicarbazide-sensitive amine oxidase (SSAO) thành benzaldehyde và hydrogen peroxide. Sản phẩm thứ hai này có tác dụng bắt chước insulin, và có liên quan đến tác dụng của Benzylamine trên tế bào mỡ của người: kích thích vận chuyển glucose và ức chế phân giải lipid.
Hoạt động của monoamine oxidase đã được nghiên cứu trong phần ty thể của thân não của những con sóc đất đang ngủ hoặc ngủ đông. Trong quá trình ngủ đông, sự khử amin của serotonin và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxit serotonin giảm hơn so với sự khử amin của Benzylamine và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxide benzylamine.
Butyl Acetate là gì?
Butyl Acetate có tên gọi dân gian là dầu chuối, hay xăng thơm. Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3COOCH2CH2CH2CH3.
Butyl acetate được dùng làm dung môi cho ngành sản xuất sơn, mực in, cao su, chất kết dính, cũng như được sử dụng làm mùi trái cây tổng hợp trong thực phẩm như kẹo, kem, pho mát, thực phẩm đóng gói. Người ta có thể tìm thấy Butyl Acetate trong nhiều loại trái cây.

Butyl Acetate tan ít trong nước nhưng hòa tan được dung môi hữu cơ như alcohol, aldehyde, ether, glycol ether, ketone, hydrocacbon mạch thẳng.
Về tính chất, Butyl Acetate có những đặc trưng riêng như sau:
-
Là chất lỏng không màu;
-
Tan trong nước;
-
Khối lượng phân tử:116.16 g/mol;
-
Tỷ trọng: 0.87 g/cm3;
-
Nhiệt độ đông đặc: -99oC;
-
Nhiệt độ sôi: 112oC;
-
Áp suất hơi: 1.33;
-
Độ nhớt: 0.6 cP (25oC);
-
Mùi thơm như mùi chuối chín.
Điều chế sản xuất Butyl Acetate
Để sản xuất dung môi Butyl Acetate, người ta tiến hành thủy phân Butanol và Axit Axetic (có Axit Sunfuric làm xúc tác) theo quy trình sau:
-
Chuẩn bị Butanol, Axit Axetic và Axit Sunfuric theo tỷ lệ phù hợp rồi cho vào lò phản ứng este hóa trong nhiệt độ 120oC để cân bằng axit dưới 0.5. Chúng ta sẽ thu được este thô trung hòa.
-
Sau khi thu được este thô trung hòa, người ta chuyển qua nồi chưng cất ở nhiệt độ 126oC (nhiệt độ có thể thay đổi tùy trường hợp).
Nano Silver là gì?
Nano Silver (nano bạc) là một dạng hạt tồn tại của kim loại bạc, gồm các hạt bạc có kích thước nano khoảng từ 1-100 nanomet (kích thước này mắt thường không nhìn thấy được).
Hạt Nano Silver có tỉ lệ diện tích bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với kim loại bạc, nhờ đó mà tính chất đặc hiệu của bạc được tăng lên đáng kể.

Màu sắc của dung dịch Nano Silver thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm và có thể là màu gần như đen khi nồng độ lên tới 5,000 ppm. Lưu ý là các loại bột bán trên thị trường không chứa hạt nano do nano bạc không tồn tại ở thể rắn.
Điều chế sản xuất Nano Silver
Kích thước, hình thái và tính ổn định của các nano silver sẽ khác nhau tùy theo phương pháp được tổng hợp. Có ba phương pháp tổng hợp nano silver chính là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học.
Trong đó, tổng hợp sinh học là phương pháp xanh và thân thiện với môi trường (do quá trình khử không sử dụng enzym tương tự như tổng hợp hóa học nhưng tác nhân khử là vi sinh vật hoặc thực vật). Tuy nhiên, cần thận trọng với phương pháp này vì nó có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là ứng dụng trong y tế.
Cơ chế hoạt động của Nano Silver
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano mà nano silver có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tùy theo nồng độ và kích thước mà hiệu quả của các hạt nano bạc sẽ khác nhau, chẳng hạn nồng độ cao sẽ hiệu quả tốt hơn.

Trong khi đó, cơ chế chống nấm nano silver có được là do chúng có thể phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình nảy chồi. Tại nồng độ 0.1mg/lít (tương đương 0.1ppm) nano bạc có khả năng kháng nấm. Với mật độ 105 tb/lít nấm Candida albicans bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.
Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ rộng chống lại nhiều chủng virus và không gây đề kháng.
Methylpropanediol là gì?
Methylpropanediol là hợp chất khá phổ biến trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Hợp chất này được coi là dung môi, chất giữ ẩm và chất làm mềm thường xuất hiện trong các bảng thành phần mỹ phẩm của phái đẹp.
Cấu trúc hóa học của Methylpropanediol
Ngoài ra, Methylpropanediol còn là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính thấp và được The Cosmetics Database đánh giá mức độ an toàn đến 99% cho cơ thể và làn da. Công dụng nổi bật nhất của Methylpropanediol là khả năng hòa tan và dung hòa các hợp chất acid salicylic, acid ferulic, allantoin có trong mỹ phẩm, giúp các loại dưỡng chất này phát huy tác dụng tối đa.
Đặc biệt, Methylpropanediol còn được coi là chất xúc tác kích thích các dưỡng chất hoạt động và thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng. Hoạt chất này thường xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm của các loại kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ cấp ẩm, dầu gội, lotion.
Methylpropanediol là thành phần phổ biến trong các loại serum dưỡng da
Điều chế sản xuất Methylpropanediol
Methylpropanediol có thể được điều chế và sản xuất từ đường ngô.
Cơ chế hoạt động Methylpropanediol
Methylpropanediol được coi là thành phần tự nhiên có khả năng thay thế cho các gốc khó hòa tan như propylene glycol. Trong mỹ phẩm, Methylpropanediol là một dung môi hữu cơ giúp làm mềm, giữ ẩm và chống lão hóa cho da.
Alcohol denat là gì?
Alcohol denat (hay rượu biến tính) là etanol được pha trộn với nhiều thành phần khác nhau. Là loại rượu cơ bản nhất, nếu uống etanol với một lượng nhiều không kiểm soát sẽ gây ra nguy hại cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Do vậy, người ta "biến tính" etanol bằng cách bổ sung các thành phần để khuyến cáo mọi người không uống thường xuyên hay quá nhiều.
Trong danh sách thành phần của các hóa dược phẩm như chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy sơn, bạn có thể tìm thấy rượu biến tính được cho vào với tác dụng tiêu diệt vi trùng (phổ biến là sử dụng trong nước rửa tay và các sản phẩm tẩy rửa khác). Đồng thời, etanol cũng có khả năng gây cháy nên những người đi cắm trại thường mang theo và sử dụng nó.

Etanol là một sản phẩm phụ của quá trình lên men, bản thân nó không độc hại ngay lập tức. Tuy nhiên, so với các loại rượu thường để uống khác, etanok mạnh hơn rất nhiều. Các loại rượu để uống có độ cồn trung bình vào khoảng 40%, trong khi đó độ cồn trung bình của etanol dao động trong khoảng từ 60%-90% nên nếu bạn chỉ uống etanol không sẽ rất nguy hiểm, có thể bị ngộ độc rượu ngay lập tức, thậm chí có thể tử vong.
Đó là lý do rượu biến tính Alcohol denat ra đời. Alcohol denat được sản xuất để ngăn mọi người không uống etanol vì nó mang mùi vị rất khó chịu. Trong quá trình biến tính etanol, một số hợp chất khác được đưa vào như methanol (một dạng rượu đơn giản khác, thường bị loại bỏ trong quá trình chưng cất). Methanol là loại rượu còn độc hại hơn cả etanol, vì nếu uống phải có thể bị tê liệt và tử vong.
Trong khi etanol có mùi khó chịu thì axeton, metyl etyl xeton và denatonium thường được thêm vào để khử mùi khó chịu này. Đó cũng chính là lý do tại sao các chất này được thêm vào thuốc nhuộm.

Điều chế sản xuất alcohol denat
Alcohol denat được xếp vào danh sách bảng cồn xấu, đặc tính là bay hơi khá nhanh. Do trong thành phần chứa chất biến tính nên Alcohol denat có mùi khá khó chịu.
Quá trình sản xuất cồn biến tính người ta sẽ nhỏ chất khử màu vào trong rượu tạo nên mùi khó chịu nhưng vẫn không làm thay đổi hóa học phân tử của etanol.
Sản phẩm liên quan








