Parfum
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Parfum là gì?
Rất nhiều người thích sử dụng mỹ phẩm (chăm sóc da, tóc, cơ thể) có mùi thơm nên các công ty mỹ phẩm thường đưa mùi thơm vào sản phẩm để thu hút khách hàng.
Parfum (hay Fragrance) là thuật ngữ chung được sử dụng để nói đến các công thức tạo mùi bí mật của sản phẩm. Trong ngành mỹ phẩm, có hai loại hương thơm bạn cần phân biệt, đó là hương thơm tự nhiên (Fragrance thiên nhiên) và hương thơm được tạo thành từ rất nhiều hóa chất khác nhau (parfum, fragrance). Mục đích chính của việc đưa hương thơm vào sản phẩm là nhằm che đi mùi khó chịu của sản phẩm chăm sóc da được đóng gói quá lâu trước khi sử dụng, nhất là những sản phẩm có các thành phần tự nhiên.

Hương thơm tự nhiên có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên, chiết xuất từ các loại hoa (như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương,...) hay các loại tinh dầu thiên nhiên, vừa tạo mùi hương dễ chịu cho mỹ phẩm vừa có thể giúp điều trị một số bệnh lý hiệu quả nhưng quá trình chiết xuất vật lý lại khá tốn kém. Đó chính là lý do khiến parfum được các nhà sản xuất mỹ phẩm nói chung, nước hoa nói riêng ưa chuộng dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm để thay thế vô số loại mùi hương tự nhiên.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong phần lớn sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, kem chống nắng, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da… đều có thành phần parfum. Đây là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, tạo ra bởi hàng ngàn hóa chất không an toàn khác nhau.
Người tiêu dùng thường không thấy parfum xuất hiện nhiều trên nhãn sản phẩm (chỉ ghi chung chung là chất làm thơm hay hương liệu tạo mùi), vì những hợp chất tạo mùi thơm này nằm trong công thức riêng của mỗi nhà sản xuất.
Điều chế sản xuất
Trong khi hương thơm tự nhiên được chiết xuất từ nguyên liệu lấy từ một số loài hoa hay tinh dầu thiên nhiên, an toàn đối với người dùng thì parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học (theo nghiên cứu thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau).
Vì thế, nếu sử dụng sản phẩm có chứa parfum thì bạn nên cân nhắc trước khi dùng bởi mức độ an toàn của nó là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Cơ chế hoạt động
Parfum tạo ra mùi thơm cho sản phẩm, khi dùng giúp che lấp đi mùi cơ thể, kích thích khứu giác người sử dụng lẫn những người xung quanh. Có thể nói, parfum chính là bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm để mang lại vô số hương thơm, khiến việc chăm sóc da và chăm sóc cá nhân cũng trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Purfum được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa. Bên cạnh đó, thành phần này còn góp mặt trong công thức các sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy, các sản phẩm tẩy rửa, hay thậm chí là trong đồ chơi của trẻ em.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Trimethylsiloxysilicate là gì?
Trimethylsiloxysilicate là một bột rắn nhựa silicone, chủ yếu được sử dụng cho các thuộc tính tạo màng của nó. Trimethylsiloxysilicate là một loại silicone cứng có tác dụng tạo một lớp màng trên da, nó giúp các sản phẩm trang điểm lâu trôi hơn và tăng khả năng chống nước cho kem chống nắng. Khi khô lại, trimethylsiloxysilicate không gây cảm giác nhờn rít trên da.
Silicone là tên gọi chung cho nhiều nhóm polymer silicone hữu cơ gồm các cấu trúc: Một bộ khung siloxan vô cơ (Si – O) với các nhóm hữu cơ (thường là methyl). Hai thành phần này được gắn đối xứng qua bộ khung này. Từ đó tạo nên một cấu trúc đặc biệt, tạo cho silicones các đặc tính độc đáo, nhất là các đặc tính bề mặt của chúng.
Trimethylsiloxysilicate là một loại nhựa silicone- công thức hóa học
Điều chế sản xuất
Trimethylsiloxysilicate là một dạng Polyme Siloxan – trong đó cấu trúc xương sống bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxy xen kẽ.
Trimethylsiloxysilicate (hay còn gọi là nhựa MQ silicone) được cung cấp dưới dạng dimethicone không bay hơi. Nhờ có cấu trúc phân tử 3D rất đặc biệt mà nhựa MQ có thể tạo ra một lớp màng ổn định không bị dịch chuyển trên da với khả năng chịu nước và bền với dầu của các loại mỹ phẩm sử dụng chất tạo màng này.
Cơ chế hoạt động
Trimethylsiloxysilicate là chất rắn không tan trong nước. Đặc điểm chính của nó là tạo màng, khả năng chống thấm nước, chống nhiễm bẩn vật liệu, không thấm nước, giữ ẩm lâu dài và mềm mịn, nhưng không gây phản ứng dị ứng.
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
Stearic Acid là gì?
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.

Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Điều chế sản xuất
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Cơ chế hoạt động
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Potassium Laureth Phosphate là gì?
Potassium Laureth Phosphate có tên gọi khác là Kali Laureth Phosphate. Potassium Laureth Phosphate là muối kali của hỗn hợp các este photphat của rượu lauryl đã oxy hóa với giá trị etoxy hóa trung bình từ 1 đến 3. Potassium Laureth Phosphate có công thức hóa học là C12H25K2O4P.

Potassium Laureth Phosphate tồn tại dạng chất lỏng dạng sệt màu trắng đục hoặc trong mờ với một lượng nhỏ tinh thể vẩy phosphate.
Điều chế sản xuất Potassium Laureth Phosphate như thế nào?
Alkyl phosphate có thể được điều chế bằng phản ứng của rượu béo với axit polyphosphoric để tạo ra alkyl phosphat tương ứng.
Thành phần phân tử ion trong công thức hay gặp nhất là muối của natri (sodium salts), sau đó là potassium.
Tùy vị trí gắn nhóm phosphate ta có các sản phẩm cụ thể như sau: Kali Laureth-2 Phosphate; Kali Laureth-3 Phosphate; Kali Laureth-4 Phosphate; Kali Laureth-7 Phosphate; Kali Laureth-8 Phosphate; Kali Laureth-10 Phosphate;
Cơ chế hoạt động Potassium Laureth Phosphate là gì?
Chất nhũ hóa chứa cả đầu ưa nước và ưa dầu. Khi bổ sung vào hệ dầu nước, phần đầu ưa dầu bao quanh giọt dầu, và phần ưa nước kết hợp với nước (hệ nước dầu ngược lại). Nhờ nguyên lý này, chất nhũ hóa sẽ làm giảm sự phân tách giữa dầu và nước, tạo lớp bảo vệ quanh pha dầu và giúp các giọt dầu đều và ngăn chúng đọng trở lại.
Trong mỹ phẩm, hệ nước trong dầu (W/O) là hệ nhũ tương cơ bản. Trong hệ nhũ tương này, dầu bao quanh nước, dầu tác động lên da trước sau đó đến nước, cả hai đều được hấp thụ vào da.
Trehalose là gì?
Trehalose hay còn gọi là Mycose hoặc Tremalose, là một Disaccharide liên kết alpha tự nhiên được hình thành bởi một liên kết α, α-1,1-glucoside giữa hai đơn vị α-glucose. Năm 1832, người ta phân lập Disaccharide này từ Trehala manna được làm từ cỏ dại và đặt tên là Trehalose.
Là một loại đường tự nhiên, tương tự như đường Sucrose nhưng Trehalose ổn định và có vị ngọt nhẹ hơn, độ ngọt khoảng 45% so với đường Sucrose.
Đây là thành phần dễ dàng hòa tan trong nước. So với Sucrose, độ hòa tan của Trehalose thấp hơn ở nhiệt độ thấp nhưng cao hơn ở nhiệt độ cao, lớn hơn 80 độ C.
Trehalose có chứa Acid amin, PCA, lactates, đường, muối, urê và peptit và đều có chung công dụng ngậm nước, giúp giữ ẩm cho da.
Trong điều kiện pH thấp, thậm chí tại nhiệt độ cao, Trehalose có cấu trúc bền vững, cũng như không phản ứng hóa học với Acid amin hoặc Protein trong quá trình chế biến và bảo quản.
Đây là thành phần hóa học từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực dược phẩm và là nguyên liệu phổ biến trong ngành mỹ phẩm. Trehalose có tác dụng như một chất dưỡng ẩm, bảo vệ da và chống oxy hóa trong sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, Trehalose còn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Năm 1994, công ty Hayashibara của Nhật Bản đã phát triển một phương pháp sản xuất hàng loạt Trehalose, một loại đường sản xuất năng lượng tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, tảo, nấm, vi khuẩn và côn trùng. Hiện Trehalose được sử dụng để kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm hoặc vắc xin. Hayashibara hy vọng Trehalose cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh chuyển hóa, tim mạch, thoái hóa thần kinh và truyền nhiễm.
Điều chế sản xuất
Những loại động vật, thực vật sản xuất Trehalose như vi khuẩn, nấm men, nấm, côn trùng, động vật không xương sống và thực vật. Trong đó, ở động vật, Trehalose được tìm thấy phổ biến ở tôm, côn trùng bao gồm châu chấu, châu chấu, bướm và ong. Ở thực vật, Trehalose hiện diện trong các hạt hướng dương, dương xỉ moonwort, cây Selaginella và tảo biển. Trong quy trình công nghiệp, Trehalose có nguồn gốc từ tinh bột ngô.

Cơ chế hoạt động
Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, Trehalose có thể làm tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy tính năng dọn dẹp các mảng bám bên trong các động mạch. Hoạt động của Trehalose là kích hoạt phân tử TFEB, sau đó đi vào nhân của đại thực bào và liên kết với DNA. Quá trình liên kết này gây tác động các gen cụ thể, tạo ra chuỗi các phản ứng dẫn đến việc tăng cường các chức năng của đại thực bào. Trehalose đang được nghiên cứu như một liệu pháp tiềm năng cho chứng xơ vữa động mạch
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là gì?
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là một chất diester của axit isostearic và diglycerine. Nó thuộc về một nhóm được gọi là este axit béo polyglyceryl. Đây là một chất lỏng có hiệu quả trong việc phân tán sắc tố vô cơ, nên thường được sử dụng trong các mỹ phẩm có màu.
Công thức hóa học của Polyglyceryl - 2 Triisostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-2 Triisostearate
Axit béo có trong dầu dừa và dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Là chất lỏng sền sệt màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Cơ chế hoạt động
Một chất nhũ hóa hiệu quả cho các công thức nước trong dầu
Polyglyceryl - 2 Triisostearate đặc biệt nhẹ nhàng trên da và dịu nhẹ, lý tưởng cho các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Chất nhũ hóa đặc biệt linh hoạt trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng được cả trong các công thức của Quy trình nóng và lạnh.
Khả năng phân tán
Polyglyceryl- 2 Triisostearate có khả năng phân tán vượt trội của các chất màu vô cơ; khả năng tương thích tốt với các loại dầu và sáp; độ ổn định oxy hóa cao.
L-Citrulline là gì?
L-citrulline là một axit amin không thiết yếu thường được cơ thể tạo ra và cơ thể chuyển đổi L-citrulline thành L-arginine, một loại axit amin khác.
L-arginine cải thiện lưu lượng máu bằng cách tạo ra oxit nitric (NO), một loại khí giúp làm giãn mạch máu. Thông tin này đã được một số nghiên cứu chỉ ra L-arginine có thể giúp những người bị bệnh tim hoặc động mạch bị tắc nghẽn mở rộng mạch máu.

Tác dụng tương tự trên mạch máu giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn cương dương (ED). Khi đường dẫn L-citrulline đến NO lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục của đàn ông tăng lên đáng kể. Một số nghiên cứu chỉ ra nhờ có đường dẫn của L-citrulline đã làm giảm các triệu chứng rối loạn cương dương, cải thiện và duy trì sự cương cứng. Tuy nhiên về mức độ của ED từ trung bình đến nặng vẫn chưa được nghiên cứu.
Điều chế sản xuất
Hiện nay, các phương pháp lên men và xúc tác sinh học để sản xuất L-citrulline bằng cách sử dụng Pseudomonas putida hoặc các chủng Bacillus subtilis. Ngoài ra, các quy trình chiết xuất từ dưa hấu đã được thiết lập. L-citrulline là chất trung gian của quá trình sinh tổng hợp L-arginine và tích lũy như một sản phẩm phụ của các chủng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum được di truyền.
Cơ chế hoạt động
L-citrulline một axit amin không thiết yếu được chuyển đổi thành oxit nitric và L-arginine. Hoạt chất này cung cấp cho cơ thể để tạo ra các protein cụ thể. L-citrulline hoạt động để tác động làm giãn tĩnh mạch, động mạch cải thiện lưu lượng máu trong khi hạ huyết áp.
L-arginine hoạt động chủ yếu thông qua việc tăng nồng độ oxit nitric trong máu. Trong cơ thể khi nồng độ oxit nitric lên cao mạch máu sẽ giãn ra, vì vậy lưu thông máu dễ dàng đến các cơ quan khác nhau, bao gồm tim, cơ quan sinh dục. Cơ thể thường có thể sản xuất đủ L-arginine trừ trường hợp có thể gặp vấn đề như căng thẳng quá mức hoặc bị chấn thương.
Phytosterols là gì?
Phytosterols (hay STEROL/STANOL thực vật), là thành phần thực vật phổ biến trong thiên nhiên nên nó luôn có mặt trong chế độ ăn uống hằng ngày của con người. Chúng ta có thể tìm thấy Phytosterols chủ yếu trong trái cây, rau, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, nấm, đậu lăng và các loại hạt.

Tồn tại ở dạng tự do hoặc ester hóa, Phytosterols được bổ sung vào thực phẩm để giảm khả năng hấp thụ cholesterol trong ruột dẫn đến giảm cholesterol trong máu. Trong cơ thể, sau khi hấp thụ từ chế độ ăn, Phytosterols được chuyển từ huyết tương sang da. Có thể nói, Phytosterols đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của lipid bề mặt da.
Phytosterols mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe làn da. Để làm tăng mức độ Phytosterols trong da, chúng ta không chỉ bôi các sterol trên da mà còn hấp thu qua chế độ ăn uống giàu Phytosterols.

Điều chế sản xuất Phytosterols
Có cấu trúc tương tụ cholesterol nhưng Phytosterols khác với cholesterol trong cấu trúc của dây thẳng. Người ta phân lập Phytosterols từ dầu thực vật, điển hình như dầu đậu nành.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Pyridoxal phosphate là gì?
Dạng hoạt động sinh học của vitamin B6, pyridoxal phosphate (PLP), hoạt động như coenzyme trong khoảng 160 enzym khác nhau, chủ yếu tham gia vào chuyển hóa acid amin, carbohydrate và lipid và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hoặc dị hóa của một số chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, PLP hoạt động như phân tử chống oxy hóa bằng cách phá huỷ các dạng oxy hoạt động (ROS) ( Ehrenshaft và cộng sự, 1999 ) và chống lại sự hình thành các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs), các hợp chất gây độc gen liên quan đến tuổi già và bệnh đái tháo đường. Động vật có vú, khác với vi sinh vật, không có khả năng tổng hợp PLP nhưng chúng tái chế nó thông qua một con đường cứu vãn từ các vitamin B6 như pyridoxal, pyridoxamine và pyridoxine có trong thực phẩm.
Trong tế bào chất, pyridoxamine và pyridoxine được chuyển đổi thành các vitamin 5'-phosphoryl hóa bởi pyridoxal kinase, trong khi pyridoxine 5'-phosphate oxidase phụ thuộc flavin mononucleotide chuyển pyridoxine 5′‐phosphate và pyridoxamine-5-Phosphate thành PLP.
Sự thiếu hụt vitamin B6 có liên quan đến một số bệnh bao gồm tự kỷ, tâm thần phân liệt, Alzheimer, Parkinson, động kinh, hội chứng Down, đái tháo đường và ung thư.

Điều chế sản xuất pyridoxal phosphate
PLP được điều chế thông thường bằng cách phosphoryl hóa pyridoxal hoặc các dẫn xuất của nó, chẳng hạn như Schitf-base của nó hoặc bằng quá trình oxy hóa pyridoxine-S-phosphate hoặc pyridoxamine-S-phosphate.
Cơ chế hoạt động
Các enzym PLP xúc tác nhiều kiểu phản ứng khác nhau trên cơ chất là amin và acid amin. Bước đầu tiên và phổ biến trong tất cả các phản ứng xúc tác pyridoxal phosphat là hình thành chất trung gian aldimin bên ngoài với cơ chất.
Điều này xảy ra thông qua một loạt các bước trong đó nhóm amin chưa được proton hóa của chất nền phản ứng với Schiff-base đã được proton hóa, hình thành giữa chuỗi bên lysine ở vị trí hoạt động và nhóm aldehyde của PLP, tiếp theo là chuyển proton và tách thành Schiff-base giữa chất nền và PLP, chất trung gian aldimine bên ngoài. Tất cả các enzym phụ thuộc PLP đều có điểm chung là chất trung gian aldimine bên ngoài và chính từ chất trung gian này mà các loại phản ứng khác nhau được xúc tác bởi PLP sẽ khác nhau.

Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Ethylparaben là gì?
Ethylparaben là este ethyl của axit p-hydroxybenzoic. Ethylparaben là một trong những chất thuộc nhóm các hợp chất gọi là paraben (cùng methylparaben, butylparaben, isobutylparaben và propylparaben).

Paraben từng được dùng phổ biến trong công thức của các sản phẩm mỹ phẩm với vai trò của một chất bảo quản. So với các chất bảo quản khác, paraben được ưa chuộng bởi tính chất nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao của nó.
Ngoài ra, paraben nói chung, Ethylparaben nói riêng có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA). Trên thực tế, paraben được sử dụng trong mỹ phẩm giống hệt với những chất có trong tự nhiên. Nếu paraben được hấp thụ qua da, cơ thể con người có thể nhanh chóng chuyển hóa chúng thành PHBA và loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc sử dụng paraben do nhóm các hợp chất này bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Sản phẩm liên quan










