Lactic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Lactic Acid là gì?
Lactic Acid hay Axit lactic hay axit sữa là một loại Alpha Hydroxyl Axit (AHA) - một dưỡng chất có thể tổng hợp trong tự nhiên. Mặt khác, Axit lactic còn được biết đến là một axit carboxylic với công thức hóa học C₃H₆O₃, được phân tách lần đầu tiên vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Công thức hóa học của Axit Lactic
Nhờ tính linh hoạt, Axit Lactic được ưa chuộng và ứng dụng khá nhiều trong đời sống của con người như trong công nghệ thực phẩm và làm đẹp. Đối với phái đẹp, Axit lactic được coi là “thần dược” sắc đẹp trong việc chăm sóc da nhờ khả năng thẩm thấu, len lỏi vào tận sâu vào các tế bào biểu bì. Khi được so sánh với Glycolic – một AHA khác cùng nhóm có khả năng thẩm thấu, Axit lactic được đánh giá cao hơn nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi, hoạt chất nhẹ và làm da mềm mịm.
Đặc biệt nhờ đặc tính giữ nước cao, Axit lactic hạn chế sự mất nước của da khi sử dụng trực tiếp. Axit lactic được coi là sự lựa chọn khá an toàn với phái đẹp bởi khả năng tương thích trên nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Michele S. Green đến từ trường Đại học Yale University nhận định rằng Axit lactic có khả năng tái tạo cấu trúc da chỉ sau vài lần sử dụng, đặc biệt Axit lactic nồng độ khoảng 12% sẽ giúp tác động sâu xuống cả lớp biểu bì và hạ bì.
Axit lactic còn giúp tẩy đi lớp tế bào chết trên da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm, từ đó làm sáng da, giảm thâm, hỗ trợ cải thiện dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và làm da căng bóng.
Lactic Acid cải thiện dấu hiệu lão hóa, giảm nếp nhăn và làm căng da
Điều chế và sản xuất Lactic Acid
Sản xuất Lactic Acid từ lên men vi khuẩn
Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid có thể từ váng sữa hoặc sữa chua,... Tận dụng các loại vi khuẩn để tạo ra quá trình lên men từ các nguyên liệu trên có thể thu được L-Lactic - Hợp chất thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.
Sản xuất Lactic Acid từ quy trình tổng hợp chất
Quá trình sản xuất Lactic Acid từ các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, than đá. Từ những nguyên liệu này, sẽ điều chế và thu được hoạt chất acetaldehyde.
Sau đó, hoạt chất acetaldehyde sẽ nhiệt phân để tạo ra lactonitrile. Cuối cùng, lactonitrile được thanh lọc và hydroxy hóa thành Acid Lactic. Thành phần Lactic Acid ở công đoạn này thường là hỗn hợp của dạng D- và L- ,được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-.
Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic, do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL- sẽ tiếp tục xúc tác phân giải đường để thu được sản phẩm như mong muốn.
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Lactic Acid đóng vai trò là chất kích thích thúc đẩy quá phát triển của tế bào dưới lớp biểu bì da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới dưới da đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và làm da căng mịn.
Lactic Acid hoạt động linh hoạt và lướt nhẹ trên bề mặt da, giúp phá vỡ các liên kết của tế bào chết, tăng cường phát triển biểu bì và giữ ẩm cho da.
Lactic acid giúp kiểm soát dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông và gây mụn, từ đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và không tạo cảm giác khô da khi sử dụng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là gì?
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần, cây cúc tần phát triển lên đến 0,6 m (24 in) x 0,6 m (24 in) thường nở hoa từ tháng 8 đến tháng 10. Cây phải được trồng bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời với đất ẩm. Chúng thường có hoa màu vàng hoặc trắng với phấn màu vàng, thích hợp với đất nhẹ (cát), trung bình (mùn) và nặng (đất sét). Độ pH thích hợp: Đất chua, trung tính và bazơ (kiềm).
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần
Canh tác
Hoa cúc chỉ là một loại cây của vùng ôn đới nhưng nó có thể được trồng thành công bên ngoài khu vực như ở các khu vực nhiệt đới vì nó thường được trồng ở Đông Nam Á với đất ẩm (pH khoảng 6,5) trong thời tiết nắng. Nó có thể xử lý nhiệt độ xuống tới -10 ° C (14 ° F).
Lan truyền
Có thể gieo hạt trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 và thường bắt đầu phát triển sau 10 đến 18 ngày ở 15 ° C (59 ° F).
Cây được thu hái từ tự nhiên để sử dụng tại địa phương như một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh, đôi khi nó được trồng để sử dụng làm thuốc.
Điều chế sản xuất Chrysanthemum Indicum Flower Extract
Điều chế chiết xuất từ hoa cúc Hoa cúc hoa cúc được mua từ chợ thảo mộc phương đông (Seoul, Hàn Quốc). Hoa khô (100 g) được chiết bằng 10l metanol (72 giờ) hoặc nước cất (2 giờ), và các chất chiết xuất được cô đặc dưới áp suất giảm. Nước sắc đã được lọc, đông khô và bảo quản ở 4°C cho đến khi sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Chrysanthemum Indicum Flower Extract có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim, nó cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin.
Lipid là gì?
Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol. Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid được tìm thấy ở cả thực vật và động vật. Bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng... đều có lipid. Trong các loại trứng, thịt, cá, thuỷ sản... có nhiều lipid. Lipid thu được từ động vật gọi là mỡ, thu được từ thực vật gọi là dầu.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trẻ em ở mức tiểu học thì năng lượng do lipid cung cấp cần phải đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nên sử dụng lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50%. Tổng số lipid và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.
Lipid có rất nhiều loại ở thực phẩm như: Phosphorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp. Có 2 nhóm chính là: Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S…
Điều chế sản xuất
Cơ quan lipid là bào quan giàu lipid. Người ta có thể điều chỉnh việc dự trữ lipid trung tính làm nguồn năng lượng trong cơ thể. Các giọt lipid là một cách tiếp cận hiệu quả để hiểu động lực học lipid trong vi tảo.
Nghiên cứu này khám phá các điều kiện môi trường cần thiết để tạo ra lipid ở loài vi tảo Euglena gracilis như là thành phần chức năng sinh học sử dụng fluorogen phát xạ gây ra sự kết hợp lipid cụ thể, DPAS (C 20 H 16 N 2 O), và so sánh nó với phương pháp nhuộm lipid thương mại thăm dò BODIPY để hình dung quá trình sản xuất lipid in vivo.
Những nghiệm thức nghiên cứu để sản xuất lipid, môi trường Cramer – Myers biến tính (MCM), MCM không có nitơ (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+).
Chiếu sáng liên tục với tốc độ 70mmol photon trên m −2 s −1 ở tất cả các nghiệm thức ngoại trừ không có ánh sáng đối với xử lý 5. Các giọt lipid riêng biệt được gắn nhãn DPAS và được phát hiện bằng kính hiển vi tiêu điểm và phép đo tế bào dòng chảy để làm rõ sự hiểu biết về cơ chế làm giàu lipid trong các điều kiện khác nhau.
Nghiệm thức 1 cho thấy sản xuất lipid thấp ở E. gracilistrong điều kiện tự dưỡng, DPAS được hưởng lợi từ tín hiệu nền rất thấp. Nó nhạy hơn BODIPY đối với các phép đo huỳnh quang in vivo bán định lượng.
Đồng nhuộm với sự hiện diện của BODIPY và chất diệp lục cũng chỉ ra rằng DPAS thích hợp để tạo ảnh đa sắc với các fluorophores đỏ và xanh lục. Các nghiên cứu chứng minh DPAS là một fluorophore tương thích sinh học và quang ổn hiệu quả cao để hình dung nhanh và nhạy các giọt lipid.
Người ta dùng phương pháp nhuộm này để sàng lọc vi tảo có tiềm năng tạo ra các giọt lipid. Nó như một chất bổ sung sức khỏe cho con người.
Cơ chế hoạt động
Lipid được tiêu hóa trong cơ thể chúng ta theo con đường tiêu hóa. Quá trình diễn ra theo thứ tự bắt đầu ở khoang miệng đến dạ dày và ruột. Chuyển hóa lipid là quá trình phá vỡ các chất béo trung tính thành những đơn vị monoglyceride nhỏ hơn với sự trợ giúp của các enzyme lipase.
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ khoang miệng tiêu hóa hóa học bằng enzym lipase được tiết ra trong tuyến nước bọt. Thức ăn được đưa vào miệng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với nước bọt để dễ nuốt. Dù được nuốt nhưng Lipase không thể phá vỡ được cholesterol. Khi nuốt nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non. Lipid di chuyển xuống dạ dày và biến đổi hóa học lipase của dạ dày,. Lúc này, quá trình biến đổi cơ học mới bắt đầu.
Việc tiêu hóa và hấp thu chỉ xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non, lipase phụ thuộc muối mật và lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm giúp phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Để có thể hấp thu vào tế bào biểu mô ruột non, Lipid được biến đổi cho đến khi chúng trở thành những đơn vị acid béo riêng lẻ. Lúc này, Lipase tuyến tụy có chức năng báo hiệu sự thủy phân chất béo trung tính thành các glycerol và acid béo tự do.

Để hấp thu được lipid nó diễn ra theo 2 con đường mạch máu và hệ bạch huyết. Lipid được tổng hợp tại gan và chuyển hóa đồng thời cũng được hấp thu vào cơ thể, lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non phân hủy chất béo thành glycerol, monoglyceride và các acid béo. Các đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột là Glycerol, monoglyceride, acid béo, cholesterol và phospholipid.
Chất béo sẽ có cách hấp thu khác nhau tùy theo từng loại. Acid béo chuỗi ngắn C2-C5, acid béo chuỗi trung bình (C6-C12) và glycerol trực tiếp hấp thu vào tế bào rồi đi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa. Acid béo chuỗi dài và monoglyceride được kết hợp với mật thành những hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride.
Quá trình hấp thu chất béo trong cơ thể bao gồm phospholipid và cholesterol. Nó có hiệu suất hấp thu thấp chỉ từ 20-40% có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Các chất béo bao gồm cholesterol, phosphorlipid và triglyceride mới trong lòng tế bào ruột non được đóng gói thành những chylomicron. Sau đó, chất béo mới đổ vào hệ bạch huyết.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid rất phức tạp. Tại thực quản và dạ dày, thức ăn qua nhanh không biến đổi, khi xuống tới ruột non biến đổi hóa học thành acid béo và glixerin nhờ enzime lipase. Chất béo được tổng hợp và chuyển hóa tại gan. Tại đây lipid cũng đã được hấp thu vào cơ thể và lượng dư thừa sẽ bị thải ra ngoài qua phân.
Myristyl Myristate là gì?
Myristyl myristate là một este có nguồn gốc tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa myristyl alcohol (rượu myristyl) và axit myristic.
Myristyl alcohol là loại rượu béo bão hòa mạch thẳng, còn axit myristic là một axit béo bão hòa với 14 nguyên tử carbon. Hai thành phần này đều được đặt tên theo tên khoa học của hạt nhục đậu khấu (Myristica Fragrans).

Năm 1841, Myristyl myristate được phân lập lần đầu tiên bởi nhà khoa học Lyon Playfair. Một số loại dầu và chất béo, bao gồm bơ hạt nhục đậu khấu có chứa 75% trimyristin - chất béo trung tính của axit myristic. Ngoài ra, trong dầu hạt cọ, dầu dừa, bơ, sữa bò, sữa mẹ cũng có chứa axit myristic. Chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng.
Ở nồng độ 1 đến 10%, myristyl myristate có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, bao gồm các loại phấn mắt, xà phòng, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc tóc - da đầu, sản phẩm chăm sóc móng, sản phẩm cạo râu và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Epigallocatechin gallate là gì?
Epigallocatechin gallate (còn gọi EGCG), là một polyphenol tự nhiên được tìm thấy trong trà xanh, mang lại tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các góc tự do gây hại.
Trong chiết xuất trà xanh có 4 nhóm polyphenolic catechin (GTP) chính, bao gồm epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và epicatechin-3-gallate (ECG). Trong 4 nhóm này, EGCG là hoạt chất chiếm đa số và có hoạt tính sinh học cao nhất, góp phần làm giảm tình trạng ung thư da do tia UV gây ra. Đó là lý do vì sao EGCG rất được chú trọng ứng dụng vào công thức mỹ phẩm dành cho da khô, da nhạy cảm – vốn là hai loại da dễ bị các dấu hiệu lão hóa sớm tấn công hơn các loại da khác.

Theo các nghiên cứu cho thấy, hợp chất EGCG là chất chống oxy hóa hữu hiệu nhất hiện nay: Cao gấp 100 lần so với vitamin C, gấp 25 lần so với vitamin E. Nhờ đó, epigallocatechin gallate có khả năng chống lại các gốc tự do, các phân tử không ổn định có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh và gây ung thư.
Chúng ta đều biết rằng, trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố bên ngoài (ô nhiễm môi trường, stress, thói quen ăn uống không lành mạnh…), các gốc tự do được sản sinh, hủy hoại tế bào và mô, dẫn đến tình trạng cơ thể xuống cấp dần dần, da dễ bị nhăn nheo, suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch dễ bị tổn thương và tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh ung thư. Sử dụng EGCG trong trà xanh thường xuyên, đúng cách sẽ giúp làm giảm, loại trừ và trung hòa gốc tự do và những tổn thương mà gốc tự do gây ra.
Cơ chế hoạt động của Epigallocatechin gallate

Các nhà khoa học đã chứng mình epigallocatechin gallate mang lại khả năng ức chế men metalloproteinase và collagen liên kết chéo liên quan đến lão hóa. Chất chống oxy hóa trong epigallocatechin gallate sẽ liên kết với các gốc tự do, vô hiệu hóa chúng trước khi chúng có thể gây hại.
Nhờ đó, epigallocatechin gallate có tác dụng chống dấu hiệu lão hóa da, bảo vệ da khỏi các tổn thương do tia cực tím, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường gây ra. Nó cũng có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu da kích ứng một cách nhanh chóng.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Glycyrrhiza glabra là gì?

Liquorice (tên gọi phổ biến ở nước Anh) hay Licorice (tên gọi phổ biến ở nước Mỹ) là tên thường gọi của cây cam thảo Glycyrrhiza glabra, một loài thực vật có hoa thuộc họ đậu Fabaceae, từ rễ có thể chiết xuất ra một loại hương liệu có vị ngọt, thơm.
Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra là một loại cây họ đậu lâu năm thân thảo có nguồn gốc từ Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu. Glycyrrhiza glabra được sử dụng làm hương liệu trong bánh kẹo và thuốc lá, đặc biệt ở một số nước Châu Âu và Tây Á.
Chất chiết xuất từ cây cam thảo đã được sử dụng trong thảo dược và y học cổ truyền.
Mùi hương của rễ cây cam thảo đến từ sự kết hợp phức tạp và đa dạng của các hợp chất, trong đó nhựa cây an xoa chiếm tới 3% tổng số chất bay hơi. Phần lớn vị ngọt trong cam thảo đến từ glycyrrhizin, một chất có vị ngọt gấp 30–50 lần độ ngọt của đường.
Cơ chế hoạt động
Chiết xuất từ cây cam thảo Glycyrrhiza glabra có chứa Glycyrrhizic acid hoặc GZA. GZA được tạo ra từ một phân tử Glycyrrhetinic acid và hai phân tử Glucuronic acid. Các chất chiết xuất từ rễ của cây Glycyrrhiza glabra được gọi là chiết xuất cam thảo, rễ ngọt và chiết xuất glycyrrhiza. Glycyrrhiza glabra mọc ở châu Âu và Tây Á. Khi dùng đường uống, sản phẩm của axit glycyrrhetic được tìm thấy trong nước tiểu người trong khi GZA thì không. Điều này cho thấy Glycyrrhetic acid được hấp thụ và chuyển hóa trong ruột ở người. GZA bị vi khuẩn thủy phân thành Glycyrrhetic acid trong ruột.
Chondrus crispusa là gì?

Chondrus crispus là chiết xuất có nguồn gốc từ rêu Ireland hay còn gọi là rêu Carrageenan, một loài tảo đỏ mọc trải dài dọc theo các hốc đá của bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ.
Đây là một loại tảo có kích thước khá nhỏ với chiều dài có thể lên đến 20 cm. Tảo phát triển từ rễ giả dạng đĩa gọi là Holdfast có chức năng bám nhưng không có chức năng hút chất dinh dưỡng cung cấp cho vật chủ, nhánh được phân đôi thành bốn đến năm lần tạo thành cấu trúc hình quạt. Hình thái rất dễ thay đổi, đặc biệt là độ rộng của các tản. Mỗi nhánh rêu có kích thước bề rộng khoảng 2mm và có kết cấu vững chắc với các màu sắc từ nhạt đến xanh đậm, đỏ sẫm, tím, nâu, vàng và trắng. Các giao tử mang ánh kim màu xanh lam ở đầu của lá và các bào tử sinh sản mang hoa văn đốm.
Ở trạng thái tươi tốt, rêu tươi mềm và có sụn, có nhiều màu khác nhau từ vàng lục, đỏ, đến tím đậm hoặc nâu tím.
Ở trạng thái khô, loài tảo này có thành phần gồm khoảng 15% chất khoáng và khoảng 10% protein với hàm lượng giàu iod và lưu huỳnh. Khi được ngâm trong nước, tảo Ireland có mùi giống như nước biển do hàm lượng các polysacarit trong thành tế bào lớn. Khi được đun sôi, loại tảo này sẽ tạo thành một loại gelatin, nặng từ 20 đến 100 lần trọng lượng của nước.
Sau khi rửa tảo với nước và phơi khô để bảo quản, chúng sẽ có một cạnh màu vàng, mờ, giống như sừng và ở trạng thái cứng.
Chondrus crispusa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào bổ sung cho da, bao gồm beta-carotene và chất tăng cường tế bào mạnh mẽ như zeaxanthin, lutein, giúp bảo vệ da khỏi tác động rõ ràng của ánh sáng xanh.
Trong tảo đỏ thường chứa các polysaccharide, peptide và axit amin cũng giúp làn da được ngậm nước.
Điều chế sản xuất
Chondrus crispusa được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất trong quá trình xử lý nhiệt. Chiết xuất thu được từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, do đó không chứa thuốc trừ sâu. Sau đó cô đặc lại rồi hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 20% (chiết xuất) và 80% (chất pha loãng).
Cơ chế hoạt động
Nhờ đặc tính mô phỏng sinh học giữa protein da, chiết xuất rêu Ireland có tác dụng cải thiện làn da trông tươi mới, làm giảm đáng kể sự mất nước qua biểu bì, từ đó giúp dưỡng ẩm da tốt hơn, mang đến làn da mịn màng hơn.
Lactobacillus paracasei là gì?
Lactobacillus paracasei (L. paracasei) là một vi khuẩn hình que, có chiều rộng 2 - 4μm, dài 0,8 - 1μm. Đây là một loài vi khuẩn gram dương, lên men đồng nhất, thường được sử dụng trong quá trình lên men các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và nuôi cấy vi sinh vật. Vi khuẩn không di động. Các tế bào vi khuẩn thường có một đầu tận hình vuông, có thể tồn tại ở dạng đơn độc hoặc kết thành chuỗi.
L. paracasei là một vi khuẩn hội sinh, là một phần của hệ vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa và miệng của con người. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong nước thải, các loại thức ăn lên men và các sản phẩm lên men từ sữa.
L. paracasei phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 10 - 37°C. Tại nhiệt độ 40°C, vi khuẩn không tiếp tục tăng trưởng. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khoảng 40 giây ở nhiệt độ 72°C. Khả năng sống sót của L. paracasei cao hơn đáng kể khi được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4°C). Ngược lại, tỷ lệ sống sót dưới quá trình bảo quản không làm lạnh (ở nhiệt độ 22°C) là thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiệt độ -20°C và -70°C, khả năng sống sót của lợi khuẩn cao hơn so với ở nhiệt độ 7°C.
L. paracasei có mối liên hệ chặt chẽ về kiểu gen và kiểu hình với các thành viên khác trong nhóm vi khuẩn Lacticaseibacillus casei, bao gồm Lacticaseibacillus casei, Lacticaseibacillus zeae và Lacticaseibacillus rhamnosus. Tuy nhiên, những loài này dễ dàng được phân biệt với nhau dựa trên các trình tự đa locus, phát sinh chủng loại bộ gen lõi hoặc độ nhận dạng nucleotide trung bình.
Đặc tính lên men giúp cho loài vi khuẩn này thường được sử dụng làm chất xử lý thực phẩm sinh học và chất bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và các rối loạn y khoa, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Điều chế sản xuất Lactobacillus paracasei
Như đã đề cập ở trên, Lactobacillus paracasei là một chủng vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài động vật có vú khác. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này cũng có thể được phân lập từ các sản phẩm lên men có nguồn gốc từ sữa và các loại thực phẩm lên men khác.
Cơ chế hoạt động
Lợi khuẩn Lactobacillus paracasei có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, điều hòa phản ứng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol huyết thanh hoặc thể hiện tác động chống oxy hóa,... Những tác động như vậy có thể là do sự hiện diện của chính lợi khuẩn hoặc do các chất chuyển hóa mà chúng tạo ra và trong một số trường hợp nhất định, những chất chuyển hóa này có thể được bài tiết ra môi trường (ví dụ như bacteriocin, exopolysaccharide - EPS và acid hữu cơ).
EPS ở các chủng L. paracasei khác nhau có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Ở mức độ ống tiêu hóa, EPS do L. paracasei chủng BGSJ2-83 tiết ra làm giảm sự gắn kết của vi khuẩn Escherichia coli với các tế bào dòng Caco-2 và làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho GALT trong ống nghiệm.
EPS của chủng LB8 điều hòa thành phần hệ vi sinh vật do hiệu ứng bifidogenic (hiệu ứng làm tăng hệ vi khuẩn thường trú đường ruột); trong khi đó, EPS từ chủng CIDCA 8339 và CIDCA 83124 làm giảm các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. EPS phân lập từ các chủng CIDCA 8339 và 83124 làm thay đổi nồng độ các acid béo chuỗi ngắn bằng cách tăng nồng độ butyrat và propionat.
Ngoài ra, EPS từ chủng MLS có tác dụng gây chết tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến đại tràng HT-29 ở người. Việc uống EPS do chủng IJH-SONE sản xuất làm giảm chứng viêm da do picryl-chloride gây ra và việc bôi EPS tại chỗ làm giảm tình trạng viêm ở chuột. EPS được tạo ra bởi chủng DG gây tăng sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm trong dòng tế bào đơn nhân THP-1 ở người. EPS phân lập từ chủng M7 có hoạt tính chống viêm và giảm nồng độ cholesterol.

Polyacrylate-13 là gì?
Polyacrylate-13 là một phần của chất nhũ hóa, chất làm đặc độc quyền và kết hợp với polyisobutene và polysorbate 20 để tạo ra kết cấu dẻo dai, giống như silicone mà không cần sử dụng silicon.
Công thức hóa học của Polyacrylate-13
Sản phẩm này là một loại polymer đa chức năng với cảm giác silicone và độ lan tỏa khi lướt nhẹ. Nó tối ưu trong phạm vi pH 3-12 và nó có khả năng làm đặc hơn khi có chất điện giải.
Polyacrylate-13 là một nhũ tương nghịch đảo (nước trong dầu) trong đó chuỗi polyme được nén chặt trong pha nước bên trong. Khi pha nước được thêm vào, giọt nước trương nở sẽ trải qua hai giai đoạn:
-
Chuyển đổi nhũ tương nghịch đảo thành nhũ tương trực tiếp (nước trong dầu hay dầu trong nước).
-
Sự mở ra của chuỗi polyme vào pha nước bên ngoài với sự hình thành của một mạng lưới microgel liên kết chéo.
Các đặc tính của Polyacrylate-13:
-
Chất tạo gel đa năng và chất nhũ hóa: Để có được gel, bạn cần hòa tan Polyacrylate-13 trong nước, để có được nhũ dầu đặc thì phải hòa tan trong dầu.
-
Ổn định và nhũ hóa đến 50% lượng dầu trong thành phần của sản phẩm mỹ phẩm ở cả nhiệt độ thấp và cao.
-
Thích hợp cho cả pha chế nhũ tương "nóng" và "lạnh".
-
Đặc và ổn định trong phạm vi pH rộng từ 3 đến 11.
-
Có thể là chất nhũ hóa trong quá trình tạo nhũ tương nước trong dầu nghịch đảo.
-
Cải thiện các đặc tính xúc giác của mỹ phẩm: Polyacrylate-13 dạng sữa hoặc kem nhẹ, mịn, sản phẩm tán đều trên da một cách dễ dàng.
-
Làm dày và ổn định các công thức có chứa các chất giàu chất điện giải: Gel nước tạo thành ổn định trong các điều kiện khắc nghiệt: Nhiệt độ cao, cũng như chu kỳ đông lạnh/rã đông.
Điều chế sản xuất Polyacrylate-13
Sản phẩm này là chất tạo nhũ, ổn định pha dầu và tương thích với dung môi. Nó cũng được cô đặc và trung hòa cũng như sẵn sàng để sử dụng vì vậy nó là lý tưởng cho quá trình lạnh trong quá trình đưa vào pha dầu hoặc nước.
Cơ chế hoạt động
Polyacrylate-13 hoạt động bằng cách hút nước trong sản phẩm để giúp lơ lửng các hạt và giọt dầu. Không giống như các polyme tự nhiên (tức là kẹo cao su xanthan), không có hiệu ứng dẻo, dai. Tốt hơn nữa, các polyme polyacrylate không gây thêm gánh nặng cho vi sinh vật.
Polyacrylate-13 có thể ổn định tỷ lệ phần trăm dầu cao (lên đến 50%) và các thành phần hoạt tính mà các chất làm đặc khác sẽ không thành công. Với khả năng tạo huyền phù hạt, nó cũng có thể tối ưu hóa việc phân phối các hoạt chất đó. Nó cung cấp một kết cấu mịn màng, mềm mại, dễ chịu và tạo thành một lớp nhẹ trên bề mặt da để bảo vệ và khóa ẩm.
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Sản phẩm liên quan










