Gelatin
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Gelatin là gì?
Gelatin là một loại protein không mùi, không vị, có màu trong suốt hoặc hơi vàng. Đây là sản phẩm được tạo ra từ chất collagen chiết xuất ở phía dưới da, xương của động vật như da lợn hoặc trong collagen của thực vật (tảo đỏ, trái cây,...).
Gelatin có 2 dạng: Dạng bột và dạng lá. Bột hay lá gelatin đều có tác dụng làm dày, ổn định cấu trúc và tránh được hiện tượng tách lỏng sản phẩm khi chế biến món ăn.

Độ tan
Gelatin có khả năng tan trong glycerin, dung dịch kiềm và acid loãng, kết tủa trong môi trường acid hoặc kiềm đặc; thực tế không hòa tan trong aceton, cloroform, ethanol 95%, ether và methanol.
Gelatin có khả năng trương nở tốt trong nước, hấp thu lượng nước gấp 5 - 10 lần khối lượng của nó. Gelatin có thể tan trong nước ở nhiệt độ trên 40°C tạo thành một dung dịch keo và tạo gel khi làm mát ở 35 - 37°C. Hệ thống gel-sol này là một hệ thixotropic và thuận nghịch nhiệt.
Độ nhớt
Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu điều chế, về tỷ lệ các thành phần trong gelatin, cách điều chế mà độ nhớt của các chế phẩm khác nhau có thể khác nhau. Do đó mà gelatin có thể ứng dụng trong nhiều dạng thuốc với nhiều vai trò khác nhau như thành phần vỏ nang, chất kết dính trong viên nén, tá dược trong thuốc mỡ, thuốc đặt,…
Điều chế sản xuất gelatine
Gelatin được sản xuất từ rất nhiều nguồn nguyên liệu như xương động vật đã được khử khoáng, da lợn, da cá, da bò,… Quy trình sản xuất như sau:
Xử lý nguyên liệu thô
-
Đối với xương: Tiến hành tách bỏ canxi và các loại muối khoáng bằng cách sử dụng nước nóng hoặc một số loại dung dịch có khả năng hòa tan muối khoáng.
-
Với nguyên liệu là da của trâu, lợn, bò: Làm sạch lông, cắt nhỏ, rửa sạch,… để chuẩn bị cho quá trình chiết.
Xử lý da trước khi chiết có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1: Quy trình axit
-
Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là da lợn và da cá, thỉnh thoảng sẽ dùng xương động vật.
-
Cơ sở của phương pháp này là collagen được axit hoá tới pH = 4 trong môi trường axit loãng từ 18 - 24 giờ, tuỳ vào kích thước và độ dày của nguyên liệu. Sau đó, rửa lại với nước đến khi trung hòa. Kết thúc quá trình ta được gelatin loại A.
Cách 2: Quy trình kiềm
-
Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại da bò, trâu,…
-
Ngâm da trong dung dịch nước vôi 1-2% có thiết bị khuấy trộn gián đoạn. Sau đó rửa với nước sạch, ngâm axit và xử lý với nước nóng.
-
Cho nguyên liệu thô vào nồi, đun trong nước nóng 55-100ºC từ 3-5 lần. Mỗi từ 4–8h. Có thể thêm vào than hoạt tính để loại màu của dịch chiết.
-
Thổi không khí nóng hoặc sấy phun để làm khô. Sau đó nghiền, trộn theo yêu cầu sử dụng và đóng gói sản phẩm.
-
Sản phẩm tạo thành từ quy trình kiềm sẽ là gelatin loại B.
Cơ chế hoạt động của gelatine
Gelatin khi chìm trong chất lỏng sẽ hút ẩm và nở ra. Khi chất lỏng được làm ấm lên, các hạt trương nở tan chảy, tạo thành sol (keo chất lỏng) với chất lỏng làm tăng độ nhớt và đông đặc lại tạo thành gel khi nó nguội đi.
Trạng thái gel có thể đảo ngược sang trạng thái sol ở nhiệt độ cao hơn và sol có thể chuyển trở lại dạng gel bằng cách làm lạnh. Thời gian đông kết và độ mềm của gelatin đều bị ảnh hưởng bởi nồng độ protein, đường và nhiệt độ.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Thymol là gì?
Thymol là một dẫn xuất phenol monoterpenoid tự nhiên của cymene, C10H14O, đồng phân với carvacrol. Thymol được tìm thấy trong tinh dầu của cỏ xạ hương, được chiết xuất từ nhiều loại thực vật trong đó có cây Thymus Vulgaris. Thymol có đặc tính khử trùng mạnh giống như nhiều chất có nguồn gốc thực vật khác. Thymol có mùi thơm, tinh thể màu trắng và có tính sát trùng mạnh. Thymol có hương vị đặc biệt và được dùng nhiều trong ẩm thực.

Ngay từ xa xưa con người đã biết dùng Thymol như một chất khử trùng mạnh. Người Ai cập cổ đại đã biết sử dụng Thymol để ướp xác. Người Mỹ sử dụng Thymol để điều trị viêm nhiễm cổ họng và miệng. Người châu Âu biết sử dụng Thymol để làm dịu da phồng rộp.
Người La Mã làm sạch phòng bằng cỏ xạ hương cùng với phomat và rượu để thanh lọc không khí mang lại hương thơm cho căn phòng. Người Hy Lạp dùng để làm hương đốt.
Ngày nay trong nhiều sản phẩm tẩy rửa gia dụng có thành phần thymol. Trong nước súc miệng cũng có thành phần Thymol. Kể cả trong các loại thuốc đuổi côn trùng thuốc diệt nấm và dùng để trị mụn đều có thành phần này. Có thể nói Thymol là một loại dầu thiết yếu, có hoạt tính kháng khuẩn rất tốt.
Điều chế sản xuất
Thymol được chiết xuất từ cỏ xạ hương là một chất kết tinh màu trắng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm với mục đích khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol. Đồng thời cũng có khả năng chống oxy hóa.
Cơ chế hoạt động
Một số báo cáo trước đây đã tiết lộ thymol hấp thu nhanh chóng sau khi uống và sự đào thải của nó trong dạ dày hoặc ruột. Ở một báo cáo khác đã chứng minh sự hiện diện của thymol trong dạ dày, ruột và nước tiểu chuột và thỏ. Sự hiện diện của thymol có sau khi uống với dầu mè liều lượng khoảng 500mg. Một liều duy nhất thymol dùng cho chó cho thấy sự hiện diện của liên hợp thymol trong nước tiểu (22 hoặc 34%) sau 3–4 giờ. Uống một liều duy nhất thymol (50 mg/kg) được hấp thu nhanh và thải trừ chậm trong vòng 24 giờ.
Nồng độ tối đa đạt được sau 30 phút, trong khi cần khoảng 0,3 giờ cho thời gian bán hủy. Nồng độ thấp hơn của thymol được phục hồi trong thận, gan, phổi và cơ trong khi nồng độ cao hơn của nó được phát hiện trong niêm mạc và các chất bên trong ruột khác cho thấy nó được hấp thụ một phần.
Theo báo cáo của Kohlert sau khi uống 1,08mg thymol, nồng độ trong huyết tương của các chất chuyển hóa thymol có thể phát hiện được sau 20 phút. Sự hấp thụ nhanh chóng của thymol cho thấy nó được hấp thụ chủ yếu ở thành phần trên của ruột. Ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
Acid glutamic là gì?
Acid glutamic là một trong 20 Acid amin có sẵn trong Protein của động vật và thực vật. Đây cũng là thành phần chính của bột ngọt (MSG), một muối của Acid glutamic.

Ngoài ra, Acid glutamic còn đảm nhiệm chức năng tổng hợp các Acid amin khác nhau như Alanin, Leucine và chiếm phần lớn thành phần Protein và phần xám của vỏ não. Trong cơ thể Acid glutamic chuyển thành Glutamate, một chất hóa học giúp các tế bào thần kinh trong não gửi và nhận thông tin từ các tế bào khác. có thể giúp những người bị Hypochlorhydria (Acid dạ dày thấp) hoặc Achlorhydria (giảm tiết Acid dạ dày).
Do đó, Acid glutamic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, xây dựng cấu trúc Protein, xây dựng các cấu trúc tế bào của con người cũng như trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, Acid glutamic được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm chống lão hóa. Acid glutamic rất hữu ích trong việc duy trì giá trị pH cho da. Acid glutamic giúp liên kết phân tử nước trong da, từ đó dưỡng ẩm cho da và giúp da duy trì sự cân bằng độ ẩm. Thành phần còn giữ vai trò như một chất ổn định sản phẩm, ngăn nhũ tương không bị phá vỡ. Acid glutamic cũng tạo thành một lớp màng bao quanh sợi tóc và bảo vệ tóc khỏi tác hại từ bên ngoài.
Điều chế sản xuất
Acid glutamic là sản phẩm của quá trình thủy phân Protein. Glutamine có trong Protein được chuyển thành Acid glutamic khi một protein bị thủy phân.
Lần đầu tiên được phân lập vào năm 1865, Acid glutamic là một chất trung gian chuyển hóa quan trọng và là một trong các Acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tổng hợp từ Acid oxoglutaric (được hình thành trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate) mà không cần nguồn thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Acid glutamic tự do không thể vượt qua hàng rào máu não với số lượng đáng kể. Thay vào đó, Acid glutamic được chuyển đổi thành L-glutamine mà não sử dụng để tổng hợp nhiên liệu và Protein. Người ta phỏng đoán rằng Glutamate có trong Protein liên quan đến các chức năng nhận thức như học tập và ghi nhớ trong não, mặc dù lượng Glutamate quá nhiều có thể gây ra tổn thương tế bào thần kinh liên quan đến các bệnh như xơ cứng teo cơ, bệnh Lathyrism và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thuốc Phencyclidine (thường được gọi là PCP) đối kháng với Glutamate tại thụ thể NMDA, gây ra hành vi tương tự bệnh tâm thần phân liệt.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây tắc kè đá.
Tên khác: Tổ rồng, Tổ phượng, Cốt toái bổ, Bổ cốt toái.
Tên khoa học: Drynaria bonii Christ thuộc, Họ Ráng (Polypodiaceae), Lớp Dương xỉ ( Polypodiaceae). Ở Việt Nam có mấy loài Tắc kè đá đều được dùng làm thuốc như: Drynaria fortunei J. Sm, Drynaria bonii Christ.
Đặc điểm tự nhiên
Tắc kè đá là loài thực vật sống cộng sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm như củ gừng, có lông và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá trên cùng một cây. Một loại là lá hứng mùn thì khô, màu nâu ôm chặt vào thân và có hình trái xoan. Còn 1 loại lá khác là lá bình thường. Lá này thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều. Cốt toái bổ sinh sản bằng cách phán tán những bào tử này ra môi xung quanh vào tháng 5 - 6 hằng năm.
Drynaria fortunei J. Sm có lá xẻ răng cưa, bào tử xếp đều đặn còn Drynaria bonii Christ có mép lá lượn sóng, bào tử sắp xếp không đều.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, những nơi có tiết trời ẩm thấp quanh năm. Ở nước ta Tắc kè đá tập trung nhiều ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây Tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Miền Trung và Miền Bắc nước Lào và Campuchia.

Thu hái thân rễ Tắc kè đá gần như quanh năm. Nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.
Sau khi thu hoạch những thân rễ củ già, chọn lựa những củ có chất lượng tốt đem cạo bỏ lông, loại bỏ hết lá, sau đó thái phiến nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng tùy từng loại bệnh. Có thể dùng đơn độc hay kết hợp với các vị thuốc khác hợp thành bài thuốc.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ của cây tắc kè đá (Tên dược liệu là Rhizoma Drynariae Bonii) - được thu hoạch để làm thuốc.
GLA là gì?
GLA (Gamma Linolenic Acid) là một loại acid béo thiết yếu trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong tự nhiên, GLA được tìm thấy trong chiết xuất dầu của cây hoa anh thảo, cây lưu ly, hạt nho đen, hạt gai dầu.
Một loạt các Prostaglandin như Prostaglandin E1 được sản sinh từ GLA có chức năng kiểm soát sưng, đau, huyết áp, cân bằng chất lỏng, đông máu, sản sinh hormone và hoạt động của hormone.
GLA cũng giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Khi da gặp tình trạng khô, bong tróc và thô ráp dù đã dưỡng ẩm, điều đó có thể do cơ thể đang thiếu GLA.
Các vấn đề về da như viêm da dị ứng, chàm, da khô, bệnh vẩy nến, tăng mất nước qua biểu bì (TEWL) và suy giảm chức năng hàng rào biểu bì cũng có liên quan đến sự thiếu hụt GLA.
GLA qua đường uống và bôi đều có hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn về da, mụn trứng cá cũng như giảm mẩn đỏ và ban đỏ do bức xạ UV và duy trì làn da khỏe mạnh. Thành phần acid béo của cây lưu ly chứa 20 - 24% GLA, dầu hoa anh thảo là 8 - 10% GLA và dầu nho đen chứa 15 - 17%. Trong đó, phổ biến hơn cả là dầu cây lưu ly được dùng như một thành phần trong các công thức bôi ngoài da để điều trị các tình trạng da khác nhau bao gồm da khô, chàm, vết thương và viêm da.

Điều chế sản xuất
Các sản phẩm tinh dầu thường được sản xuất bằng công nghệ ép nhiệt ở nhiệt độ cao lên đến 150 độ C để tinh chế ra dạng tinh dầu lỏng. Phương pháp này dễ thực hiện và có chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, nhiệt độ ép quá cao sẽ khiến cho GLA dễ dàng bị biến đổi sang chất khác hay mất hoặc giảm đi hiệu quả của sản phẩm với sức khỏe. Để khắc phục những nhược điểm trên, công nghệ ép lạnh tinh dầu đã ra đời. Ép lạnh là công nghệ sử dụng máy ép ly tâm, tránh tạo nhiệt, để chắt lọc từng giọt tinh dầu tinh khiết.
Cơ chế hoạt động
GLA là một acid béo omega-6, mà cơ thể có thể chuyển đổi thành các chất làm giảm viêm và tăng trưởng tế bào.
Levomenthol là gì?
Menthol là một trong những hợp chất tecpen được con người biết đến từ rất lâu đời. Ở Nhật Bản đã sử dụng nó vào khoảng đầu thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, thành phần này đã được sử dụng trong các chế phẩm thảo dược truyền thống.
Thành phần này được phân lập lần đầu tiên ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII. Vì lợi ích và ứng dụng nên thành phần này là một trong những hợp chất hữu cơ được phân lập và tổng hợp rộng rãi nhất.
Hằng năm, nhu cầu tiêu thụ lên tới trên 3.000 tấn tinh dầu bạc hà để phục vụ cho mục đích thương mại.

Thành phần menthol được sử dụng trong vô số sản phẩm, từ sau cạo râu đến kem dưỡng da làm mát cơ... Thành phần này còn được đưa vào sử dụng như chất tạo hương trong bánh kẹo các sản phẩm chăm sóc răng miệng và kẹo cao su.
Trong cây bạc hà và những loại thực vật thuộc họ bạc hà khác, Menthol là một hoạt chất được tìm thấy rất nhiều. Người ta cô đặc tinh dầu bạc hà để thu lại thành phần này. Menthol tự nhiên có mùi the mát đặc trưng của bạc hà. Hoạt chất thường xuất hiện ở dạng bột hoặc dạng tinh thể rắn, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nhưng không tan trong nước.
Người ta thường sử dụng Menthol khi chiết xuất một số loại dung môi như: Parafin, dầu... để hòa tan. Đây là một cách bảo quản Menthol giảm tình trạng bay hơi khi phòng chứa không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ.
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, Menthol cũng có rất nhiều các đặc tính. Hoạt chất này có một số đặc tính như: Làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn, tạo mùi thơm giúp thư giãn.
Điều chế sản xuất
Người ta chiết xuất tinh dầu bạc hà từ lá bạc hà bằng công nghệ chưng cất hơi nước. Hai chất Menthol và menthone là thành phần chính trong tinh dầu bạc hà. Người ta có thể tìm thấy tinh dầu bạc hà trong nhiều thứ từ thuốc ho đến thuốc sâu. Thành phần này là một chất gây mê tự nhiên.
Menthol là một thành phần có nhiều công dụng nếu bạn biết cách sử dụng nó. Menthol tạo cho chúng ta thấy thư giãn, làm mát và giảm đau.
Có thể chưng cất tinh dầu bạc hà bằng phương pháp thủ công:
Vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng để tiến hành chưng cất.
Nguyên liệu:
- Cần chuẩn bị một lượng lá bạc hà tùy theo nhu cầu và chuẩn bị loại rượu từ 45-60 độ. Dụng cụ để làm là lọ thủy tinh cần chọn loại tối màu và có nắp kín, dụng cụ để lọc.
- Lấy lá bạc hà tươi và chọn những lá đẹp nhất. Để lá đạt được độ tinh dầu tốt nhất thì nên thu hái vào sáng sớm. Chọn lá ngon rửa sạch cắt nhỏ.
- Xếp lá bạc hà đã cắt nhỏ vào lọ đổ ngập rượu.
- Nhấn chìm lá nổi cất vào một nơi thoáng mát một vài ngày, khi lá đã chìm hết xuống dưới.
- Đậy nắp và để trong 4-8 tuần để nơi không có ánh sáng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Trong thời gian ủ chúng ta nên lắc đều lọ để hòa tan nhanh hơn và thu được nhiều dầu hơn.
- Bước cuối cùng là bạn lọc bỏ phần bã thu được tinh dầu và cất đi sử dụng dần. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là dễ bị hư. Vì vậy bạn phải bảo quản thật kỹ.
- Ngoài ra còn có cách chưng cất tinh dầu bằng dụng cụ chuyên biệt: Bạn cũng cần dùng lọ chiết tinh dầu bằng thủy tinh tối màu. Dùng nồi chưng cất tinh dầu tùy theo nhu cầu.
Các bước chưng cất tinh dầu:
- Cũng như cách chưng cất dầu thủ công phải lựa chọn những lá bạc hà tươi xanh và cắt nhỏ.
- Cho vào nồi đổ nước vào chưng cất, sau khi thu được hỗn hợp tinh dầu và nước sau đó phải lọc để lấy tinh dầu. Bảo quản ở lọ thủy tinh tối màu.
Cơ chế hoạt động
Menthol chủ yếu kích hoạt các thụ thể TRPM8 nhạy cảm lạnh trong da. Menthol, sau khi bôi tại chỗ, gây cảm giác mát mẻ do kích thích thụ thể 'lạnh' bằng cách ức chế dòng Ca ++ của màng tế bào thần kinh. Nó cũng có thể mang lại đặc tính giảm đau thông qua chủ nghĩa thụ thể kappa-opioid.
Eusolex là gì?
Eusolex là tên thương mại của một số chất hấp thụ tia cực tím, có công thức hóa học là C16H22O3. Trọng lượng trung bình: 262,349.
Eusolex gồm các loại:
-
Avobenzone (Eusolex 9020): Eusolex 9020 là bộ lọc UV-A hiệu quả nhất, được phê duyệt trên toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức. Eusolex 9020 là dạng bột màu trắng nhạt và cần được hòa tan và ổn định quang trong pha dầu.
-
Dibenzalhydrazine (Eusolex 6653): Một thành viên của benzen và một azine.
-
Long não 4-Methylbenzylidene (Eusolex 6300): Là một dẫn xuất long não hữu cơ được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì khả năng bảo vệ da chống lại tia cực tím, đặc biệt là bức xạ UV B.
-
Octyl methoxycinnamate (Eusolex 2292): Là bộ lọc UV-B trong, lỏng, tan trong dầu và hiệu quả. Thật dễ dàng để xử lý trong giai đoạn dầu và cho thấy các đặc tính hòa tan tốt cho các bộ lọc UV tinh thể rắn.
-
Oxybenzone (Eusolex 4360): Eusolex 4360 là bộ lọc UV-A/UV-B phổ rộng. Nó là một loại bột tinh thể màu vàng nhạt hòa tan trong dầu cũng có thể được sử dụng để bảo vệ sản phẩm (ổn định ánh sáng).
Oxybenzone (Eusolex 4360)
Điều chế sản xuất Eusolex
Eusolex là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm salicylat. Nó là một este được hình thành từ axit salicylic và 3,3,5-trimethylcyclohexanol, một dẫn xuất của cyclohexanol. Salicylat ngăn da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của mặt trời bằng cách hấp thụ tia cực tím (UV).
Cơ chế hoạt động
Hoạt động Eusolex như bộ lọc tia cực tím. Eusolex có khả năng chuyển đổi bức xạ tia cực tím tới thành bức xạ hồng ngoại ít gây hại hơn (nhiệt).
Cơ chế hoạt động của chúng dựa trên một công nghệ độc đáo: Các bộ lọc hữu cơ được phủ sol-gel trong Eusolex UV-Pearls và không tiếp xúc với da nhạy cảm, nhưng bảo vệ tối ưu trên bề mặt da. Thêm Eusolex vào các ứng dụng như kem chống nắng truyền thống, mỹ phẩmvà kem dưỡng ẩm tạo ra một tổ hợp bộ lọc tối ưu.
Chromium picolinate là gì?
Chromium là khoáng chất có trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, cùng với Insulin (do tuyến tụy sản xuất), Chromium picolinate hoạt động với vai trò chuyển hóa carbohydrate. Trong thương mại, các nhà sản xuất đưa Chromium picolinate vào trong những loại dược phẩm để điều trị chứng thiếu crôm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, giảm cholesterol xấu, đồng thời đóng vai trò như thực phẩm bổ sung giảm cân.

Chromium picolinate thường được bán như thảo dược. Người dùng cần tìm mua nguồn thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, nơi bán đáng tin cậy để tránh nguy cơ bị nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại độc hại. Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng crôm nhất định và thường hiếm khi xảy ra thiếu hụt khoáng chất này ở người.
Cơ chế hoạt động của Chromium picolinate
Cùng với insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, Chromium picolinate sẽ hoạt động để chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.
Tinosorb M là gì?

Cách đây vài năm, các sản phẩm chống nắng có chứa Tinosorb đã rất phổ biến tại Châu Âu, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Các thành phần Tinosorb S, Tinosorb S Aqua và Tinosorb M thuộc nhóm Tinosorb đều là những chất chống nắng phổ rộng, có tác dụng hiệu quả với UVB, UVA1 và UVA2.
Tinosorb M hoặc gọi là Bisoctrizole có tên khoa học là Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol với công thức hóa học C41H50N6O2, có thể tan trong nước khá tốt, tương tự với dầu. Nếu sản phẩm chống nắng không được nhà sản xuất ghi rõ chữ Tinosorb trên bao bì, bạn có thể tìm trong bảng thành phần tên khoa học Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol hoặc Bisoctrizole.
Tinosorb M là một thành phần chống nắng hóa học, gốc nước, lên da nhẹ nhàng và không gây bóng dầu như Tinosorb S (thành phần chống nắng gốc dầu). Có tính ổn định rất cao, đồng thời lại mang những đặc tính như thành phần chống nắng vật lý nhưng ưu việt hơn:
Tinosorb M lưu lại lớp màng trắng nhẹ, mỏng, sáng da không gây dày bí.
Chất này có phổ chống nắng rất cao, hình thành màng chắn tia UVA1, UVA2, UVB đồng thời phản xạ tia UV rất hiệu quả, ngăn chặn sự xâm nhập của tia UV lên làn da mỏng manh.
Tinosorb M là một bộ lọc tia cực tím tổng hợp ở dạng các hạt nano.
Tinosorb M có kết cấu tốt hơn các bộ lọc khoáng như Zinc oxide và nhẹ nhàng hơn các bộ lọc tổng hợp truyền thống như Oxybenzone.
Theo các nghiên cứu, Tinosorb M có thể được xem là lai giữa chống nắng hóa học và vật lý, bao gồm khả năng che chắn da khỏi tia UV, đồng thời lại hấp thụ và loại bỏ một phần năng lượng của tia UV, biến chúng thành những dạng năng lượng thấp hơn.
Với khả năng này, Tinosorb M sẽ bảo vệ các tế bào da, các cấu trúc collagen, elastin và DNA khỏi tác hại của các loại tia cực tím, ngăn chặn quá trình tăng sinh Melanin từ đó ngừa dấu hiệu lão hóa, nám da và những bệnh lý nguy hiểm như ung thư da.
Cơ chế hoạt động
Nhờ kích thước phân tử lớn, Tinosorb M khó hấp thu qua da nên cũng không gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Về tác dụng, Tinosorb M hấp thụ bước sóng 290-410nm, nghĩa là toàn bộ UVB, UVA 2, UVA 1.
Về hiệu quả, từ bước sóng 290 - 370 mn, khả năng hấp thụ của Tinosorb M thấp hơn khá nhiều chất với những bức xạ dưới 370 nm.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy thành phần này không ảnh hưởng gì đến hệ thống nội tiết trong cơ thể. Đây là điểm mạnh với một chất chống nắng hóa học.
Polyethylene glycol 400 là gì?
Polyetylen glycol (PEG) là sản phẩm được tạo ra từ oxit etylen ngưng tụ và nước có thể chứa nhiều dẫn xuất khác nhau và có nhiều chức năng khác nhau. Có nhiều loại PEG có tính ưa nước. PEG được sử dụng phổ biến như chất tăng cường độ thẩm thấu và được sử dụng nhiều trong các chế phẩm da liễu tại chỗ. PEG, cùng với nhiều dẫn xuất không ion của chúng, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm như chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa, chất làm sạch, chất giữ ẩm và chất dưỡng da.

Polyetylen glycol 400 (PEG 400) là loại polyetylen glycol có trọng lượng phân tử thấp với độc tính ở mức độ thấp. PEG rất ưa nước, vì vậy là một thành phần hữu ích trong công thức thuốc để tăng khả năng hòa tan và sinh khả dụng của các loại thuốc khó tan trong nước. PEG được sử dụng trong các dung dịch nhãn khoa để giảm bỏng, kích ứng và/hoặc khó chịu sau tình trạng khô mắt. PEG "400" chỉ ra rằng trọng lượng phân tử trung bình của PEG cụ thể là 400.
PEGyl hóa xảy ra khi PEG được gắn với nhiều loại thuốc protein, cho phép độ hòa tan cao hơn đối với các loại thuốc đã chọn. Ngoài ra, PEG như một loại thuốc nhuận tràng.
Điều chế sản xuất
Polyethylene glycol 400 (PEG) được sản xuất bởi phản ứng giữa nước với ethylene oxide, hoặc với ethylene glycol đồng thời với các oligomer của ethylene glycol. Phản ứng được xúc tác bởi các chất xúc tác cơ bản hay acid. Cả ethylene glycol và oligomer ưa chuộng hơn so với nước, vì có thể cho phép tạo ra các polymer với sự phân tán trọng lượng phân tử ở phạm vi hẹp. Độ dài của chuỗi polymer phụ thuộc tỷ lệ của những chất tương tác.
HOCH2CH2OH + n(CH2CH2O) → HO(CH2CH2O)n+1H
Tùy theo loại xúc tác tạo ra cơ chế của quá trình polymer hóa là cationic hoặc anionic. Cơ chế anionic được đánh giá tốt hơn vì có thể thu được PEG có độ phân tán thấp. Polymer hóa ethylene oxide là một quá trình tỏa nhiệt. Khi gia nhiệt tăng cao hay làm nhiễm bẩn ethylene oxide bởi chất xúc tác như kiềm hay oxide kim loại có thể phá hủy quá trình polymer hóa đồng thời có thể gây cháy nổ sau vài tiếng.
Cả Polyethylene oxide và polyethylene glycol cao phân tử tổng hợp do quá trình trùng hợp tạo nhũ. Phản ứng xúc tác với các muối hữu cơ của magie, canxi, nhôm. Muốn chặn sự kết tụ của các polymer có thể đưa vào một số phụ gia dạng chelate như dimethylglyoxime. Các chất xúc tác kiềm như Na2CO3, NaOH, KOH, được dùng điều chế các polyethylene có khối lượng phân tử nhỏ.
Cơ chế hoạt động
Polyethylene glycol 400 (PEG), tùy thuộc vào trọng lượng phân tử, có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau. Đối với mục đích của PEG-400, cơ chế hoạt động trên các mô mắt sẽ là trọng tâm chính của cuộc thảo luận.
PEG-400 được coi là chất đo nước mắt, hoặc chất bôi trơn mắt tổng hợp giúp cải thiện một hoặc nhiều thành phần của màng lệ bằng cách tăng lượng nước mắt và độ ổn định và bằng cách bảo vệ bề mặt mắt chống lại sự hút ẩm.
Hydroxypropyl-guar (HPG) được sử dụng cùng với polyethylene glycol 400 (PEG) và propylene glycol (PG) như một chất tạo keo phù hợp với các bất thường của màng nước mắt và các bất thường hiện có trên bề mặt mắt.
PEG cung cấp chất bôi trơn và hoạt động như một chất hoạt động bề mặt bằng cách phủ lên mắt và tương tác với propylene glycol và các dung dịch khác giúp hoạt động như chất hoạt động bề mặt trên niêm mạc mắt. Điều này cho phép tạo ra các hiệu ứng nhẹ nhàng và lâu dài.
Các nghiên cứu gần đây liên quan đến phân phối thuốc dạng hạt nano đã chứng minh rằng PEG có thể đạt được sự phân phối thuốc bền vững. Việc đưa thuốc đến bề mặt niêm mạc là một thách thức đáng kể do sự hiện diện của lớp chất nhầy bảo vệ có tác dụng bẫy và nhanh chóng loại bỏ các phần tử lạ.
Các hạt nano được thiết kế để nhanh chóng vượt qua các rào cản niêm mạc (các hạt xuyên qua chất nhầy, “MPP”) đã được chứng minh là có triển vọng tăng cường phân phối thuốc và hiệu quả trên các bề mặt niêm mạc khác nhau. Các hạt xuyên qua chất nhầy được phủ nhiều bằng polyethylene glycol (PEG), bảo vệ lõi hạt nano khỏi sự kết dính với chất nhầy.
Polyetylen glycol, khi ở dạng tự do trong dung dịch, cũng có thể chứng tỏ lực hút đối với bề mặt của các loại túi, tế bào hoặc đại phân tử khác nhau, dẫn đến sự hấp phụ polyme và sau đó là lực đẩy hoặc lực hút, thông qua cầu nối, của các bề mặt hoặc túi - một lần nữa tùy thuộc vào nhiệt độ, trọng lượng phân tử và nồng độ của polyetylen glycol. Polyethylene glycol trọng lượng phân tử thấp (chẳng hạn như PEG-400) thường thúc đẩy các tế bào hoặc túi bám vào (lực hút cạn kiệt), polyethylene glycol trọng lượng phân tử cao khiến chúng đẩy lùi.
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Sản phẩm liên quan








