Fish collagen
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Fish collagen là gì?
Xét về nguồn gốc, hiện nay trên thị trường đang bày bán hai loại collagen: Collagen có nguồn gốc từ động vật trên cạn và một loại khác là collagen có nguồn gốc từ cá (fish collagen).
Fish collagen thuộc dạng collagen loại 1, là loại collagen quan trọng cho làn da đẹp và xương chắc khỏe. Đây là một loại protein được thủy phân từ da cá bằng enzyme đặc hiệu, có kích thước phân tử nhỏ hơn các loại collagen khác giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Fish collagen có kích thước phân tử chỉ bằng 1/60 so với collagen thông thường. Chính vì kích thước nhỏ như vậy nên khi vào đến dạ dày, fish collagen không cần nhiều thời gian để thủy phân hơn so với collagen thông thường. Từ đó nó cũng mang lại hiệu quả vượt trội hơn, khả năng hấp thu nhanh hơn gấp 5-7 lần so với collagen thông thường.
Ngoài ra, fish collagen hầu như không chứa hoặc chứa rất ít chất béo, thích hợp với tất cả mọi người kể cả người ăn kiêng.
Bên cạnh đó, do đặc tính phải chịu áp lực của dòng nước nên so với động vật trên cạn, da cá sẽ có độ đàn hồi chắc hơn nhiều. Vì thế, collagen được chiết xuất từ cá biển sâu có độ đàn hồi và độ dẻo dai rất cao.
Trong 10 gram fish collagen có chứa 45 calo, 9,4gram protein, 10 miligam natri, 0,07 miligam kali, 0,05 miligam canxi, 0,04 miligam sắt.
Điều chế sản xuất fish collagen
Fish collagen được chiết xuất thông qua một quá trình thủy phân phức tạp từ da và vảy cá, chúng hầu như không gặp phải các vấn đề về vệ sinh, không mang các vi khuẩn, virus truyền nhiễm từ động vật.

Cơ chế hoạt động của fish collagen
Chức năng chính của fish collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Fish collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin cần thiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người.
Fish collagen mang lại hiệu quả cao đối với làn da con người bởi khả năng hồi phục và tái tạo da, duy trì sự đàn hồi cho da, chống lão hóa.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Avocado oil là gì?
Avocado oil (hay dầu bơ) là loại dầu được ép từ quả bơ (không bao gồm hạt). Dầu bơ được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc nhờ vào đặc tính dưỡng ẩm và tái sinh rất mạnh mẽ của nó.
Những lợi ích từ trái cây giàu dinh dưỡng mang lại đều có thể được tìm thấy trong dầu bơ. Chính vì thế, dầu bơ rất được ưa chuộng dùng trong chăm sóc da, tóc và nâng cao sức khỏe toàn diện. Các dưỡng chất có trong quả bơ, chẳng hạn như axit oleic có khả năng dưỡng ẩm cho da cũng như giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Đồng thời, axit oleic còn chữa trị gàu, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến.

Ngoài axit oleic, vitamin E có trong avocado oil mang lại hiệu quả ức chế tia UV; carotenoids giúp giảm đau và viêm, cải thiện sức khỏe của mắt, ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Những người muốn giảm cân hoặc có cholesterol cao cũng thường xuyên dùng avocado oil để sớm đạt được hiệu quả mong muốn.
Điều chế sản xuất avocado oil
Avocado oil được chiết xuất từ thịt trái bơ bằng phương pháp ép lạnh. Avocado oil được dùng tốt nhất khi ở dạng tinh khiết.
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Olopatadine (olopatadin)
Loại thuốc
Thuốc đối kháng thụ thể histamine H1
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch nhỏ mắt olopatadine - 1 mg/ml, 2 mg/ml, 7 mg/ml sử dụng dưới dạng muối olopatadine hydrochloride.
Bình xịt mũi định liều olopatadine - 6% (600 mcg/nhát xịt).
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate là gì?

Thành phần Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate có tên hóa học gồm Benzenepropanoic Acid, 3,5-Bis(1,1-Dimethylethyl)-4-Hydroxy-, 2,2-Bis[[3-[3,5-Bis(1,1-Dimethylethyl)-4-Hydroxyphenyl]-1-Oxopropoxy] Methyl]-1,3-Propanediyl Ester. Tên gọi khác là Tinogard TT. Đây là chất chống oxy hóa và chất bảo quản.
Pentaerythrityl tetra-di-t-butyl hydroxyhydrocinnamate là chất rắn màu trắng, vô định hình có nhiệt độ nóng chảy trên 100 độ C, độ hòa tan trong nước rất thấp và mức độ ưa béo cao. Chất này thủy phân khá bền trong nước tinh khiết với thời gian bán hủy dài hơn 2 năm ở 25 độ C. Tạp chất của thành phần này là Methyl 3- (3,5-di-t-butyl-4-hydroxyphenyl) propionat.
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate được cho là lựa chọn thay thế lý tưởng cho chất BHT trong mỹ phẩm, một chất chống oxy hóa và ổn định thành phần nhưng có nhiều tranh cãi về nguy cơ gây ung thư ở người dùng.
Chất chống oxy hóa tổng hợp này không mùi thường được thêm vào các công thức chăm sóc da như kem chống nắng và son môi để đảm bảo hiệu quả nhất quán và sự ổn định của các chất chống oxy hóa khác.
Trọng lượng phân tử cao của Pentaerythrityl tetra-di-t-butyl hydroxyhydrocinnamate không xâm nhập vào bề mặt da và được xem là an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm.
Cơ chế hoạt động
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate là một phân tử có khả năng chống oxy hóa. Khi sử dụng với hàm lượng thấp (ít hơn 0.8%), thành phần này sẽ đóng vai trò là một chất bảo quản. Cụ thể hơn, nó sẽ giúp ngăn ngừa sự đổi màu hoặc các kiểu oxy hóa khác của sản phẩm.
Oleic Acid là gì?
Oleic Acid (hay còn gọi Omega 9), là một trong những axit béo tự nhiên, không bão hòa đơn. Oleic Acid có trong trong nhiều loại thực vật như hạt nho, ô liu và hắc mai biển…
Đặc biệt, trong dầu ô liu, Oleic Acid là axit béo chính, đảm nhận vai trò giảm cholesterol máu của loại dầu này.
Khác hai loại axit béo là omega-6 và omega-3, chất béo omega-9 không phải là “axit béo thiết yếu”. Nguyên nhân là vì chúng có thể được tổng hợp từ các axit béo không bão hòa.

Oleic Acid tồn tại ở dạng lỏng như dầu, màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, có mùi giống như mỡ lợn. Oleic Acid dễ hòa tan trong nước.
Các loại thực phẩm chứa Oleic Acid hàng đầu thường có trong chất béo chất lượng như dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu argan, dầu marula, dầu bơ, dầu hạnh nhân ngọt, dầu hắc mai biển, dầu đậu nành,...
Oligopeptide - 68 là gì?
Oligopeptide - 68 là một peptide tín hiệu tương tác với MITF (yếu tố phiên mã liên quan đến vi phẫu thuật), ức chế sự biệt hóa và phát triển của tế bào hắc tố.
Oligopeptide - 68 có khối lượng phân tử là 1410,60 g/mol, với công thức phân tử là C62H91N17O21, dạng bột trắng. Độ tinh khiết: > 98%.
Oligopeptide - 68 có dạng bột trắng
Điều kiện vận chuyển: Vận chuyển dưới nhiệt độ môi trường xung quanh như hóa chất không nguy hiểm. Sản phẩm này đủ ổn định trong vài tuần trong quá trình vận chuyển thông thường và thời gian ở hải quan.
Điều kiện bảo quản: Khô, tối và ở 0 - 4oC trong thời gian ngắn (vài ngày đến vài tuần) hoặc -20oC trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm).
Tóm lại, Oligopeptide - 68 làm giảm tyrosinase làm giảm sản xuất melanin, chống lại nám, tăng sắc tố và đốm đen.
Điều chế sản xuất
Oligopeptide - 68 là một decapeptide (chứa mười axit amin) với trình tự Arg-Asp-Gly-Gln-Ile-Leu-Ser-Thr-Trp-Tyr.
Cơ chế hoạt động
Nó hoạt động bằng cách ức chế gen MITF có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các tế bào da sản xuất melanin được gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố.
Ngoài ra, theo bài báo được đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, Oligopeptide -68 còn giúp kích thích sự tăng cường sản xuất các sợi collagen nguyên bào sợi và tăng sinh elastin, fibronectin cũng như laminin. Kết quả giúp các mô liên kết trên da bền chắc hơn, đem lại cho người dùng một làn da căng bóng, không có sự xuất hiện các nếp nhăn.
Parfum là gì?
Rất nhiều người thích sử dụng mỹ phẩm (chăm sóc da, tóc, cơ thể) có mùi thơm nên các công ty mỹ phẩm thường đưa mùi thơm vào sản phẩm để thu hút khách hàng.
Parfum (hay Fragrance) là thuật ngữ chung được sử dụng để nói đến các công thức tạo mùi bí mật của sản phẩm. Trong ngành mỹ phẩm, có hai loại hương thơm bạn cần phân biệt, đó là hương thơm tự nhiên (Fragrance thiên nhiên) và hương thơm được tạo thành từ rất nhiều hóa chất khác nhau (parfum, fragrance). Mục đích chính của việc đưa hương thơm vào sản phẩm là nhằm che đi mùi khó chịu của sản phẩm chăm sóc da được đóng gói quá lâu trước khi sử dụng, nhất là những sản phẩm có các thành phần tự nhiên.

Hương thơm tự nhiên có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên, chiết xuất từ các loại hoa (như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương,...) hay các loại tinh dầu thiên nhiên, vừa tạo mùi hương dễ chịu cho mỹ phẩm vừa có thể giúp điều trị một số bệnh lý hiệu quả nhưng quá trình chiết xuất vật lý lại khá tốn kém. Đó chính là lý do khiến parfum được các nhà sản xuất mỹ phẩm nói chung, nước hoa nói riêng ưa chuộng dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm để thay thế vô số loại mùi hương tự nhiên.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong phần lớn sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, kem chống nắng, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da… đều có thành phần parfum. Đây là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, tạo ra bởi hàng ngàn hóa chất không an toàn khác nhau.
Người tiêu dùng thường không thấy parfum xuất hiện nhiều trên nhãn sản phẩm (chỉ ghi chung chung là chất làm thơm hay hương liệu tạo mùi), vì những hợp chất tạo mùi thơm này nằm trong công thức riêng của mỗi nhà sản xuất.
Điều chế sản xuất
Trong khi hương thơm tự nhiên được chiết xuất từ nguyên liệu lấy từ một số loài hoa hay tinh dầu thiên nhiên, an toàn đối với người dùng thì parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học (theo nghiên cứu thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau).
Vì thế, nếu sử dụng sản phẩm có chứa parfum thì bạn nên cân nhắc trước khi dùng bởi mức độ an toàn của nó là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Cơ chế hoạt động
Parfum tạo ra mùi thơm cho sản phẩm, khi dùng giúp che lấp đi mùi cơ thể, kích thích khứu giác người sử dụng lẫn những người xung quanh. Có thể nói, parfum chính là bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm để mang lại vô số hương thơm, khiến việc chăm sóc da và chăm sóc cá nhân cũng trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Purfum được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa. Bên cạnh đó, thành phần này còn góp mặt trong công thức các sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy, các sản phẩm tẩy rửa, hay thậm chí là trong đồ chơi của trẻ em.
Isopropyl myristate (còn được gọi là dầu IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl tetradecanoate) là một hợp chất hữu cơ từ Isopropyl Alcohol và Acid Myristic (có nguồn gốc từ thực vật). Đặc tính của Isopropyl myristate là chất lỏng có độ sánh nhẹ, không màu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong silicon và các hydrocacbon.
Isopropyl myristate chịu được độ pH rộng và có thể tương thích với hầu hết các chất hoạt động bề mặt, các chất làm sạch. Isopropyl myristate có độ nhớt rất thấp nên rất dễ bôi trơn cũng như dễ thẩm thấu vào da. Nó giúp cho các dưỡng chất trong sản phẩm có thể hấp thụ tốt vào da.

Được đánh giá là chất khá lành tính, Isopropyl myristate không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên dùng Isopropyl myristate với tỷ lệ trong khoảng từ 1 – 20% để phát huy tối đa công dụng cũng như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như tình trạng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn,…
Polyglyceryl-3 Diisostearate là gì?

Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tên gọi khác là Triglycerin Diisostearate, Isooctadecanoic Acid, Diester, Triglycerol.
Polyglyceryl-3 Diisostearate là một hợp chất hydroxy, có nguồn gốc thực vật, thường xuất hiện dưới dạng chất lỏng màu vàng ở dạng thô, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm với nồng độ lên tới 39%.
Polyglyceryl-3 Diisostearate được xem là rất dịu nhẹ và được khuyên dùng trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm hoặc sản phẩm dành cho trẻ em.
Điều chế sản xuất
Polyglyceryl-3 diisostearate có nguồn gốc từ Stearic acid (một axit béo bão hòa từ cây dừa hay cọ) và Polyglycerin-3 (thành phần dầu thực vật).
Để điều chế Stearic Acid, các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước được xử lý ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, hỗn hợp này được chuyển qua công đoạn chưng cất.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật.
Cơ chế hoạt động
Polyglyceryl-3 diisostearate là một chất diester (các nhóm carbon liên kết với các nguyên tử khác) và là một chất nhũ hóa không ion tự nhiên giúp kết cấu sản phẩm được mềm và mịn hơn. Với vai trò như một chất nhũ hóa, Polyglyceryl-3 Diisostearate hỗ trợ quá trình trộn các thành phần nước và dầu với nhau bằng cách giảm sức căng bề mặt của chúng.
Ngoài ra, Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tác dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm, chất hoạt động bề mặt.
Olive oil là gì?
Cây olive là một trong những loại cây nổi tiếng trên thế giới, với quả, lá và hạt ăn được. Trong đó, olive oil hay dầu olive có nguồn gốc được chiết xuất từ quả olive. Thành phần chủ yếu chứa trong dầu olive là các acid béo không bão hoà đơn, đặc biệt là acid oleic (chiếm 80% tổng lượng dầu). Các acid béo không bão hoà đơn có thể có tác động tích cực đến quá trình peroxide hóa và bảo vệ gan.
Dầu olive thường được sử dụng trong thực phẩm với các ứng dụng dinh dưỡng nổi bật. Về khía cạnh sức khỏe, dầu olive có lợi ích cho nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hoạt động chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan, thận và các hoạt động chống ung thư khác nhau.

Điều chế sản xuất olive oil
Olive oil (dầu olive) được chiết xuất từ quả olive, có thể tách dầu olive bằng phương pháp vật lý hoặc bằng quá trình chiết xuất qua dung môi. Dầu olive chiết xuất có thể được phân thành nhiều loại khác nhau như dầu olive nguyên chất (virgin olive oil), dầu olive đặc biệt nguyên chất (extra virgin olive oil), dầu olive tinh chế, dầu olive, dầu olive ép xác (olive-pomace oil), dầu olive lampante (lampante olive oil).
Cơ chế hoạt động
Dầu olive là một trong các sản phẩm giúp mang lại lợi ích sức khỏe thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, hoạt động tích cực của dầu olive nguyên chất được cho là do hàm lượng acid béo không bão hoà đơn cao, đặc biệt là acid oleic. Acid oleic đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến cấu trúc lipid và quá trình peroxide hóa trong ty thể của gan thỏ.
Polyphenol của dầu olive có liên quan đến một số đặc tính như hạ đường huyết, chống xơ vữa, chống ung thư, chống viêm, điều hoà miễn dịch và kháng virus.
Trong đó, hydroxytyrosol (HT) ((3,4-Dihydroxyphenyl)ethanol) là một polyphenol được tìm thấy trong dầu olive có tác dụng oxy hoá mạnh mẽ, giúp chống tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư biểu mô đại tràng, gây độc tế bào giúp chống lại tế bào ung thư vú.
Oleuropein là một polyphenol khác của dầu olive cũng cho thấy hiệu quả chống ung thư thông qua cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và gây ra hiện tượng apoptosis ở nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Còn oleocanthal tìm thấy trong dầu olive là một hợp chất phenolic tự nhiên, giúp chống viêm thông qua hoạt động tương tự như một chất ức chế cyclooxygenase (COX) mạnh.

Polyphenol có trong dầu olive cũng giúp điều hoà miễn dịch, thông qua việc thay đổi hệ thống miễn dịch bằng cách tăng sinh tế bào bạch cầu, tổng hợp các cytokine và các yếu tố khác, góp phần giúp tăng cường sức đề kháng miễn dịch.
Sản phẩm liên quan









