Elderberry
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Elderberry là gì?
Elderberry (còn được gọi là Sambucus Nigra hay quả cơm cháy) là loại cây thuốc được sử dụng phổ biến trên thế giới trong điều trị nhiễm trùng, cải thiện làn da và chữa lành vết bỏng. Bên cạnh đó, Elderberry còn dùng trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm như một chất bổ sung.

Elderberry có chứa ít calo và giàu các chất chống oxy hóa. Elderberry còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, chất xơ, các axit phenolic, flavonol và anthocyanin – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống viêm, giảm thiệt hại do stress oxy hóa trong cơ thể.
Trong mỗi 145g quả mọng tươi có chứa 106 calo, 26,7g carbs, dưới 1g chất béo và protein. Tuy nhiên, các loại quả mọng, vỏ và lá thô của cây được cho là những chất độc gây ra các vấn đề về dạ dày.
Cơ chế hoạt động của Elderberry
Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về Elderberry và cho thấy thảo dược này chứa anthocyanin có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách kích thích cơ thể sản xuất cytokines chống lại các loại vi rút bao gồm virus cúm và có thể có tác dụng kháng viêm.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng giảm oxy hóa LDL – cholesterol (cholesterol xấu, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch).
Thành phần anthocyanin trong thảo dược này được đánh giá cao hơn vitamin C, E trong tác dụng chống oxy hóa.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Sâm bố chính.
Tên khác: Sâm báo, Thổ hào sâm.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ Malvaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Sâm bố chính là một loài cây thân thảo, sống lâu năm cao từ 30-50 cm, mọc đứng một cách yếu ớt có khi dựa vào những cây xung quanh. Thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành hình trụ và không có lông. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm hình chỉ. Các lá càng lên phía ngọn cây thì càng hẹp, phiến lá xẻ thùy 3-5 hoặc dạng mũi mác, mép lá có răng cưa thưa và đều, hai mặt có lông.

Rễ phát triển thành củ hình trụ, màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính từ 1,5-2 cm. Hoa màu sâm bố chính màu đỏ hoặc hồng mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5-8 cm, có lông cứng. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có khía dọc, quả nang, khi quả chín thì các lớp vỏ quả khô lại và mở ra bằng đường nứt theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, hai mặt đều có nhiều lông hình sao.
Quả chín có màu đen nhạt. Hạt hình thận, dài 2-3 mm, có lông tơ, lúc xanh có màu xanh nhạt, chín có màu nâu đen, mặt ngoài có những đường vân tạo thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Sâm bố chính phân bố ở Úc và Châu Phi cũng như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Thu hái: Rễ sâm bố chính thu hái vào mùa thu đông cụ thể vào các tháng 11-12 và tháng 1-2.

Chế biến: Sâm bố chính có nhiều cách chế biến khác nhau. Có nơi đào rễ về thì cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi vớt ra để khô. Sau đó đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi qua ngày rồi mang đi sấy cho thật khô. Cũng có nơi đào rễ về cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10kg rể dùng 300g phèn chua tán nhỏ), rửa sạch phơi nắng hay sấy khô. Có nơi còn ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt giúp tăng tác dụng điều trị và dễ uống.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ của sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii).
Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, succinic acid (axit succinic) là một loại axit hữu cơ no 2 chức, tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi.
Ngoài cái tên axit succinic, người ta còn gọi loại axit này là axit hổ phách. Hổ phách là một loại vật liệu quý quen thuộc, dù vậy đặc tính của axit hổ phách (được chiết xuất lần đầu từ hổ phách nên có tên này) lại chưa được nghiên cứu sâu.

Succinic acid được tìm thấy tự nhiên trong hổ phách và mía. Với mục đích thương mại, axit succinic được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da cũng như được sử dụng rất tích cực trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm cho các mục đích khác nhau.
Trong chăm sóc da, succinic acid acid có thể dùng kết hợp cùng hyaluronic acid để mang lại hiệu quả đáng kể trên da, cụ thể như bổ sung dưỡng ẩm, nâng da và làm mịn vẻ ngoài da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có tác dụng tẩy tế bào chết cũng như làm giảm chứng tăng sắc tố da sau thời gian sử dụng.
Ở khía cạnh sức khỏe, do là một chất chống oxy hóa mạnh, axit succinic có khả năng giúp phục hồi hệ thần kinh và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể và bộ não, nâng cao sự nhận biết, tập trung, khả năng phản xạ và giảm căng thẳng.
Điều chế sản xuất
Trong lịch sử, bằng cách chưng cất hổ phách mà người ta thu được succinic acid. Bên cạnh đó, loại axit này còn được sản xuất từ dầu mỏ nhưng phương pháp này rất tốn kém cũng như gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất axit succinic bằng công nghệ sinh học. So với các phương pháp truyền thống, phương pháp mới này chi phí thấp hơn 20% cũng như thân thiện môi trường hơn.
Quá trình sản xuất axit succinic theo công nghệ sinh học sẽ dùng nguyên liệu glucoza (đường gluco) - được tìm thấy từ quá trình chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía đường. Ngoài đường gluco, người ta còn sử dụng gỗ làm nguyên liệu vì xenluloza trong gỗ có thể được chuyển hóa thành glucoza dưới tác động của axit.
Sunflower oil là gì?
Sunflower oil (hay còn gọi dầu hạt hướng dương, dầu hướng dương) chứa hàm lượng axit linoleic 60% (trung bình) có khả năng giúp bổ sung, tăng cường và làm dịu da. Bên cạnh đó, dầu hướng dương còn chứa các axit béo có lợi khác bao gồm oleic, palmitic, stearic và một lượng nhỏ axit linolenic omega-3. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe của làn da.
Sunflower oil mang lại nhiều tác dụng cho mọi làn da, đặc biệt thích hợp đối với làn da khô, da mất nước hoặc làn da bị tổn thương do môi trường. Hàm lượng axit linoleic trong dầu hướng dương giúp da tổng hợp lipid (chất béo), trong đó có ceramides; đồng thời còn giúp sửa chữa hàng rào của nó và dẫn đến làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, từ lâu các nhà sản xuất còn dùng sunflower oil để giảm các dấu hiệu căng thẳng hoặc kích ứng da. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thì dầu hướng dương bôi có thể được dùng thay thế cho các loại steroid tại chỗ để kiểm soát chứng rối loạn da này.
Có thể nói, dầu hướng dương là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giàu chất dinh dưỡng lẫn chất chống oxy hóa. Các vấn đề chăm sóc da như mụn trứng cá, viêm, đỏ và kích ứng da đều có thể được giải quyết bằng loại dầu này
Sunflower oil tinh luyện có màu trong, hơi ngả sang màu hổ phách, vị trung tính và mùi hơi béo. Các chất béo trung tính trong dầu hướng dương có tỷ lệ khác nhau, cụ thể:
-
Axit linoleic (omega-6 không bão hòa đa) chiếm 59%;
-
Axit oleic (omega-9 không bão hòa đơn) chiếm 30%;
-
Axit stearic (bão hòa) chiếm 6%;
-
Axit palmitic (bão hòa) chiếm 5%.
Ngoài ra, sunflower oil còn chứa các thành phần khác bao gồm polyphenol, terpenoids, squalene và lượng lớn vitamin E. Có thể phân loại sunflower oil như sau:
-
Loại dầu hướng dương tinh luyện: Được sản xuất bằng cách chiết xuất dung môi, khử keo và tẩy trắng nên làm cho dầu có tính chất ổn định và thích hợp cho việc nấu ở nhiệt độ cao. Đáng chú là với loại tinh luyện này, một số chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc sẽ giảm. Khi gặp nhiệt độ cao, một số axit béo không bão hòa đa thậm chí chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa.
-
Loại dầu hướng dương chưa tinh luyện: So với loại đã tinh luyện thì loại dầu này dễ bị oxy hóa, kém bền nhiệt hơn nhưng ưu điểm là giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc ban đầu.

Điều chế sản xuất
Người ta dùng phương pháp ép trực tiếp hoặc sử dụng dung môi hóa học để sản xuất ra sunflower oil từ hạt của loài hoa hướng dương. Điểm bốc khói của dầu hướng dương là 225 độ C, thấp hơn so với dầu đậu nành.
Sucrose Dilaurate là gì?
Sucrose Dilaurate là chất phân hủy axit lauric và Sucrose. Sucrose Dilaurate là một Este axit béo Sucrose.
Este axit béo sacaroza là các este của đường sacaroza với các axit béo ăn được. Chúng có thể được điều chế từ sacaroza và metyl và etyl este của axit béo ăn được thường khi có mặt của dung môi. Một quy trình khác là phản ứng chất béo hoặc dầu ăn được và sacaroza để tạo ra một hỗn hợp các este sacaroza của axit béo và mono- và diglycerid, chúng đôi khi được gọi là “sucroglycerid”.
Este axit béo Sucrose gồm Sucrose Dilaurate, Sucrose Distearate, Sucrose Hexaerucate; Sucrose Hexaoleate / Hexapalmitate / Hexastearate, Sucrose Hexapalmitate,.... bao gồm sucrose, còn được gọi là đường ăn, kết hợp với các axit béo cụ thể khác nhau, hoặc sucrose kết hợp với hỗn hợp các axit béo từ các loại thực vật cụ thể (Sucrose Cocoate, Sucrose Polycottonseedate, Sucrose Polypalmate, Sucrose Polysoyate). Nhiều axit béo, bao gồm Axit Stearic, Axit Lauric, Axit Myristic, Axit Oleic, Axit Palmitic và Axit Dừa có trong thực phẩm.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sucrose Fatty Acid Esters được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, sản phẩm trang điểm, chế phẩm tay và cơ thể, sản phẩm chống nắng và dầu gội.
Sucrose Dilaurate là chất bột màu trắng. Mặc dù được sản xuất từ sucrose, các este sucrose không có vị ngọt mà nhạt hoặc đắng.
Công thức hóa học của Sucrose Dilaurate
Các tính chất của Sucrose Dilaurate là:
Ổn định nhiệt
Điểm nóng chảy của Sucrose Dilaurate là từ 40 ° C đến 60 ° C.. Các este sucrose có thể được đun nóng đến 185 ° C mà không làm mất chức năng của chúng.
PH ổn định
Sucrose Dilaurate bền trong pH từ 4 đến 8, vì vậy chúng có thể được sử dụng như một chất phụ gia trong hầu hết các loại thực phẩm. Ở pH cao hơn 8, quá trình xà phòng hóa (thủy phân liên kết este để giải phóng sacaroza ban đầu và muối của axit béo) có thể xảy ra. Quá trình thủy phân cũng có thể xảy ra ở pH thấp hơn 4.
Điều chế sản xuất Sucrose Dilaurate
Sucrose pha loãng có thể được phân tích bằng phương pháp HPLC pha ngược (RP) này với các điều kiện đơn giản. Pha động chứa axetonitril (MeCN), nước và axit photphoric. Đối với các ứng dụng tương thích với Mass-Spec (MS), axit photphoric cần được thay thế bằng axit formic. Các cột hạt nhỏ hơn 3 µm có sẵn cho các ứng dụng UPLC nhanh. Phương pháp sắc ký lỏng này có thể mở rộng và có thể được sử dụng để phân lập các tạp chất trong quá trình phân tách chuẩn bị. Nó cũng thích hợp cho dược động học.
Cơ chế hoạt động
Nhóm chất này rất đáng chú ý đối với phạm vi cân bằng ưa nước-ưa béo (HLB) mà nó bao gồm. Phần gốc sacaroza phân cực đóng vai trò là phần cuối ưa nước của phân tử, trong khi chuỗi axit béo dài đóng vai trò là phần cuối ưa béo của phân tử. Do đặc tính lưỡng tính này, các este sucrose hoạt động như chất nhũ hóa; tức là chúng có khả năng liên kết đồng thời cả nước và dầu.
Ubidecarenone là gì?
Ubidecarenone hay còn được biết đến là coenzyme E10 Ubidecarenon hay CoQ10 là một hợp chất được tìm thấy trong mọi cơ thể sống của động vật. Hợp chất này được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ bởi Tiến sĩ Kerl Folkers vào năm 1958. Ngay sau đó, CoQ10 được ứng dụng rộng rãi trong ngành y học để chữa trị các bệnh về tim mạch nhờ cấu trúc và vai trò đặc biệt trong cơ thể người.
Công thức hóa học của CoQ10
Ngoài ra, đối với phái đẹp, CoQ10 là hợp chất “vàng” trong việc chăm sóc da và duy trì sức khỏe của làn da. Một trong những vai trò đặc biệt của CoQ10 là sản xuất ATP - năng lượng được sử dụng bởi các tế bào, từ đó vô hiệu hoá các gốc tự do có trong môi trường. Ngoài ra, CoQ10 còn là chất ức chế quá trình stress oxy hóa – đây là tình trạng các gốc tự do có hại tích tụ nhiều trong cơ thể, vượt quá số lượng các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ da.
Theo bác sĩ da liễu Kenneth Mark (người Mỹ), tình trạng stress oxy hóa là nguyên nhân hàng đầu phá vỡ collagen trong da gây viêm da mạn tính. “Trong những trường hợp nghiêm trọng, stress oxy hóa còn có thể phá hủy DNA, từ đó làm tăng nguy cơ gây ung thư”, bác sĩ Kenneth Mark cảnh báo.
Ngoài ra, CoQ10 còn được biết đến là hợp chất có thể giúp bảo vệ da khỏi các tia UV - một trong những nguyên nhân chính gây stress oxy hóa trong da. Do đó, CoQ10 giúp làn da được làm dịu, hồi phục vết thương, làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn, vết chân chim trên da giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
CoQ10 giúp bảo vệ da khỏi các tia UV
Điều chế và sản xuất Ubidecarenone
CoQ10 có cấu trúc khá phức tạp nên khó tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Sản xuất thương mại sẽ sử dụng phương pháp chiết xuất từ mô động vật nhưng năng suất rất thấp và tốn kém.
Hiện nay, CoQ10 được sản xuất chủ yếu bằng con đường sinh học nhờ vi khuẩn như A. tumefaciens, P. denitrificans, Cryptococcus laurentii, Tricosporon sp., Sporobolomyces salmonicolor, Rhodobacter sphaeroides,… được nuôi trong môi trường dinh dưỡng có chứa nguồn Cacbon, Nitơ, muối vô cơ và chất dinh dưỡng hữu cơ.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất CoQ10, quá trình này đã tập trung vào tối ưu hóa quá trình lên men chủng tự nhiên hoặc cải biến chủng. Việc cải biến chủng được thực hiện bằng cách gây đột biến ngẫu nhiên hoặc tạo chủng tái tổ hợp.
Cơ chế hoạt động của Ubidecarenone
CoQ10 vô hiệu hóa các gốc tự do bằng cách trung hòa electron, đồng thời ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid (quá trình các gốc tự do phá hủy màng tế bào).
Sucrose là gì?
Sucrose còn được gọi là saccharose, là sản phẩm được tách ra từ cây mía và củ cải. Quy trình tiếp theo sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong mía. Ở một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây người ta cũng tìm thấy sucrose. Nguồn gốc hình thành sucrose từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.
Sucrose là một disaccarit được tạo thành từ một là glucose và fructose. Cả hai loại đường liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside. Sucrose còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…
Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.
Cấu tạo phân tử

Trong phân tử sucrose gốc – glucose và gốc – fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2).
Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.
Điều chế sản xuất
Vì sucrose có đột ngọt cao nên dùng làm chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất các tổ hợp của các thành phần chức năng. Có nơi người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các si-rô fructose như ở Mỹ.
Loại đường được đánh giá là quan trọng nhất chính là sucrose, trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Loại đường này được tách ra từ mía đường hay củ cải đường quy trình sau đó là làm tinh khiết và kết tinh. Ngoài ra việc sản xuất sucrose ở quy mô thương mại khác còn có lúa mì ngọt, Acer saccharum và thốt nốt (Borassus spp.).
Trong chế biến thực phẩm, sucrose do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng. Sucrose là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Sacrosidase là một [beta]-fructofuranoside fructohydrolase thủy phân sucrose. Không giống như sucename-isomaltase ở ruột người, sucrose không có hoạt tính với oligosacarit chứa 1,6 liên kết glucosyl.
Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể tiêu hóa. Nhờ enzym trong miệng phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Việc tiêu hóa đường chủ yếu được diễn ra ở ruột non. Khi Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non sẽ giúp phân tách sucrose thành glucose, fructose và hấp thụ vào máu.
Cao trà xanh là gì?
Trà có lịch sử lâu đời và là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Theo mức độ lên men, trà được phân thành nhiều loại khác nhau như trà xanh, hồng trà, trà trắng, trà ô long, trà đen. Trong đó, trà xanh được nghiên cứu rằng có nhiều công dụng khác nhau như hoạt tính chống virus, chống oxy hoá cũng như chống ung thư tiềm năng. Cao trà xanh, hay chiết xuất trà xanh, là một hỗn hợp polyphenol trong trà xanh đã được khử caffeine.

Cao trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, vitamin, polyphenol như epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có thể có đặc tính chống ung thư. Việc sử dụng cao trà xanh có thể mang lại hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác nhau bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạ dày và thực quản.
Cao trà xanh còn được nghiên cứu xem xét hỗ trợ khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não của bạn.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích trên, điều quan trọng là cao trà xanh cũng có thể gây độc khi sử dụng quá mức. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia trước khi muốn sử dụng cao trà xanh, cũng như đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của cao trà xanh.
Điều chế sản xuất cao trà xanh
Với mục tiêu điều chế chiết xuất trà xanh, hay cao trà xanh có nồng độ catechin không polyme cao, có vị ngon với ít đắng và chát hơn.
Catechin không polyme trong trà xanh đã được báo cáo là có tác dụng ngăn sự gia tăng cholesterol. Để kết hợp catechin không polyme ở nồng độ cao trong trà xanh, có một phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà. Hoặc có thể thêm catechin không polyme vào đồ uống dưới dạng hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà xanh có vấn đề về vị đắng và chát của lá trà sẽ mạnh hơn, nếu dịch chiết được chế ở nồng độ cao.
Để nâng cao hiệu quả của cao trà xanh, người ta đã biết các phương pháp như nghiền lá trà và sau đó chiết xuất chúng.

Một phương pháp khác để điều chế cao trà xanh (chiết xuất trà xanh) để giúp chiết xuất lượng catechin không polyme với nồng độ cao và ít vị đắng chát đã được công bố. Bao gồm việc xử lý lá trà thô, làm bất hoạt enzyme trong quá trình xử lý, làm khô lá trà xanh đến khi hàm lượng nước chiếm 20% trọng lượng hoặc ít hơn. Sau đó, chiết lá trà thu được với điều kiện tỷ lệ trọng lượng của dung môi chiết so với lá trà cần chiết là 30 hoặc nhỏ hơn.
Cơ chế hoạt động
Các thành phần dược lý có trong trà xanh đã được phân lập và chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người. Hoạt tính dược lý chính của cao trà xanh sẽ đến từ các thành phần bao gồm polyphenol trong trà xanh, alkaloid, axit amin, polysaccharides và các thành phần dễ bay hơi khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trà xanh có hoạt tính dược lý linh hoạt, như chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ thần kinh.

Tinh bột mì là gì?

Tinh bột mì là sản phẩm dạng bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ các loại cây trồng.
Nhiều người nhầm lẫn giữa tinh bột mì và bột mì. Tinh bột mì là một chất rắn màu trắng không vị, không mùi, ở nhiệt độ phòng, chứa carbohydrate với các nguyên tử cacbon, hydro và oxy. Trong khi bột mì là một loại bột được làm bằng cách nghiền hạt thô, được sử dụng để làm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh mì và bánh ngọt.
Tinh bột mì được lấy từ mỗi loại cây khác nhau sẽ cho ra thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau.
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm và cũng giữ vai trò rất quan trọng với động vật và con người. Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh bột mì có hơn 4.000 ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong các loại bột tự nhiên, tinh bột mì được chiết xuất từ củ khoai mì được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại vượt trội hơn tinh bột ngô và tinh bột lúa mì do thành phần và đặc tính tinh bột. Giá của tinh bột mì thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây do các đặc tính sinh học và hóa học. Với các ưu điểm đó, nhu cầu về tinh bột mì hiện đang tăng cao trên thế giới.
Điều chế sản xuất
Tinh bột mì được chiết xuất từ các loại củ, quả, hạt của các loại cây trồng trong tự nhiên.
Quá trình điều chế sản xuất tinh bột mì như sau:
- Ngâm cho củ khoai mì mềm để giảm quá trình mài hay nghiền, loại bỏ một phần tạp chất.
- Rửa sạch để loại bỏ đất, cát và tách một phần vỏ.
- Cắt khúc để quá trình xây nhuyễn đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây nhuyễn làm phá vỡ tế bào cũ, giải phóng hạt tinh bột.
- Rây lần một để loại bỏ phần tử xơ.
- Rây lần hai và lần ba để tách triệt để tạp chất mịn trong tinh bột làm tăng độ tinh khiết cho sản phẩm.
- Do tinh bột không tan trong nước nên quá trình lắng tinh bột giúp tinh bột tách khỏi nước và được thu hồi.
- Quá trình sấy nhằm tách triệt để nước ra khỏi tinh bột ướt vừa được tinh sạch trở về trạng thái bột khô.
Cơ chế hoạt động
Khi đun nóng trong nước dư, tinh bột mì trải qua quá trình hồ hóa, là một quá trình chuyển đổi cấu trúc không thể đảo ngược. Đó là quá trình phá vỡ các liên kết giữa các phân tử tinh bột khi có nước và nhiệt. Quá trình hồ hóa của tinh bột khoai mì sẽ khó khăn hơn so với tinh bột khoai tây, có thể bởi vì cấu trúc hạt tinh bột chặt chẽ hơn. Khi dịch tinh bột nguội thì độ nhớt tăng lên do quá trình thoái hóa ngược.
Tromethamine là chất phụ gia phổ biến, một thành phần tổng hợp được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tromethamine có công thức hóa học là (HOCH2)3CNH2 hay còn được gọi là tris (Hydroxymethyl) aminomethane.

Tromethamine tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi, được ứng dụng khá rộng rãi trong hóa học và trong mỹ phẩm với vai trò là chất ổn định pH trong công thức, giúp cho hiệu quả bảo quản sản phẩm được nâng cao vượt trội. Bên cạnh đó, tromethamine còn là chất trung gian của chất hoạt động bề mặt, chất tăng tốc lưu hóa và một số loại thuốc.
Tuy nhiên, điều chỉnh độ pH là công dụng phổ biến nhất của tromethamine, được các nhà sản xuất mỹ phẩm đặc biệt áp dụng vào công thức. Chúng ta đều biết, độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng để duy trì pH làn da. Một làn da khỏe mạnh nên duy trì độ pH ở mức từ 4,5 ~ 6,5, chính là trạng thái tốt nhất để làn da có thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng. Trong khoảng này da sẽ ở trong tình trạng tốt nhất về tính linh hoạt, độ bóng, độ ẩm… và có thể chống lại sự ăn mòn bên ngoài. Tất cả những điều này đã lý giải cho bạn thấy vì sao chất tromethamine lại có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân như hiện nay.
PEG-75 Lanolin là gì?
PEG-75 Lanolin được sản xuất từ mỡ lông cừu (tiết ra từ tuyến bã nhờn của cừu), và nhanh chóng trở thành loại nguyên liệu dùng phổ biến trong rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân. Lanolin thường tồn tại ở dạng sáp, có màu hổ phách, nóng chảy ở nhiệt độ từ 48 - 52 độ C, tan được trong nước và cồn nhưng tan ít trong dầu khoáng. PEG 75 ổn định trong phạm vi pH từ 2 - 10.

PEG-75 Lanolin thường được etoxyl hóa để thu lấy nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm những sản phẩm có đặc điểm hòa tan hoàn toàn trong nước hoặc ở dạng dung dịch trong như pha lê ở mọi nồng độ. Những sản phẩm PEG-75 Lanolin tan được cả trong nước và nồng độ etanol trong nước lên đến 40%.
Trong sản xuất sản phẩm, liều lượng PEG-75 Lanolin được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm mục đích đảm bảo sự thay đổi độ nhớt tối thiểu của các dung dịch nước.
Điều chế sản xuất
PEG 75 Lanolin được điều chế từ toàn bộ mỡ lông cừu - sản phẩm của tuyến bã nhờn cừu, thu được từ len lông cừu.
Yeast Extract là gì?
Yeast Extract là tên khoa học của chiết xuất nấm men - thành phần phụ gia rất quen thuộc được sử dụng trong các loại thực phẩm đóng gói.
Đáng chú ý, ngày nay việc chăm sóc da bằng các sản phẩm chiết xuất từ nấm men cũng rất thịnh hành, nhiều sản phẩm chiết xuất nấm men ra đời để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Chiết xuất nấm men Yeast extract là nội bào của tế bào nấm men, gồm tế bào chất, nhân tế bào và các cơ quan tế bào. Rất giàu axit amin, vitamin B, Gluththione,…, Yeast extract giúp tạo hương vị tự nhiên trong thực phẩm và sử dụng cho việc nuôi vi khuẩn trong dược phẩm.
Quá trình ѕản хuất Yeast extract không sử dụng hóa ᴄhất, thay vào đó là dùng ᴄáᴄ quá trình ᴠi ѕinh, ᴠật lý. Bạn có thể nếm trực tiếp Yeast extract trên đầu lưỡi để cảm nhận ᴠị ngọt tự nhiên như vị ngọt của thịt hay xương, hậu vị kéo dài.
Yeast extract giàu protein (lên tới 70%), chứa ᴄáᴄ thành phần Aᴄid Amin tương tự như thịt bò. Chiết хuất nấm men này hòa tan trong nướᴄ dễ dàng, ᴄhịu đượᴄ môi trường pH thấp ᴠà ᴄao. Ở dạng ᴄô đặᴄ hay ѕấу phun thành bột, Yeast extract dùng được trong thời hạn 2 năm hoặᴄ hơn trong điều kiện thường.
Điều chế sản xuất Yeast Extract
Quá trình chiết xuất nấm men Yeast extract khá đơn giản nhờ sự giúp đỡ của hai thành phần tự nhiên là đường (hoặc bất kỳ thành phần nào giàu carbohydrate khác như mạch nha hay mật đường để giúp các nấm men phát triển sinh sôi đủ số lượng) và một số enzyme tự nhiên để giúp phá vỡ vách tế bào (thành tế bào) để “chiết xuất” những chất dinh dưỡng bên trong nó.

-
Ban đầu, người ta cung cấp carbohydrate cao cho nấm men để tăng số sinh khối tế bào, và sinh sản bằng cách nảy chồi. Lượng carbohydrate phải được cung cấp đủ để nấm men sinh sản đến một mật độ cần thiết thì mới chiết xuất nấm men được.
-
Ở mật độ đủ cần thiết, người ta sẽ ngăn sự tăng trưởng nấm men bằng cách xử lý nhiệt. Tận dụng enzyme có sẵn trong nấm men, thêm một ít enzyme tự nhiên để quá trình phá vỡ tế bào có thể diễn ra. Các chất bên trong khi phá vỡ sẽ được giải phóng và phân thành các hạt nhỏ giàu dinh dưỡng. Hỗn hợp này được gọi là chiết xuất nấm lên men.
-
Sau khi quá trình phân tác kết thúc, dùng máy ly tâm để tách các thành phần không bị phân hủy và không có giá trị ra. Hỗn hợp dinh dưỡng thu được còn lại tiếp tục mang đi sấy khô thành bột hoặc dạng sệt để dùng cho sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm chăm sóc da,…
Ngày nay, quy trình chiết xuất nấm men thực hiện hoàn toàn khép kín, không có phụ gia thực phẩm hay hóa chất nhân tạo nên các đặc điểm và hương vị tự nhiên nhất đều được giữ lại. Đó là lý do bột chiết xuất nấm men được đánh giá cao về tính an toàn và ứng dụng phổ biến trong đời sống.
Tetrahydrocurcumin là gì?
Tetrahydrocurcumin (THC) có nguồn gốc từ củ nghệ trắng, là một sản phẩm hydro hóa không màu với đặc tính sinh lý và dược lý gần như tương tự của curcumin. Tuy nhiên, Tetrahydrocurcumin sở hữu các đặc tính có lợi hơn so với curcumin cũng như thể hiện tính chất chống oxy hóa mạnh nhất trong số các curcuminoids tự nhiên.
Khoa học đã chứng minh, chế phẩm Tetrahydrocurcumin có khả năng chống oxy hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả. Hoạt chất này mang lại tác dụng chống tia cực tím B (UVB) và chống oxy hóa còn vượt trội hơn so với axit ascorbic và vitamin E.

Tetrahydrocurcumin được đánh giá là thành phần không độc hại trong tự nhiên, lại không có màu vàng nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc, cải thiện sức khỏe làn da, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị mụn, viêm vượt trội.
Cơ chế hoạt động
So với axit Kojic, arbutin và Vitamin C, Tetrahydrocurcumin hoạt động theo cơ chế ức chế tyrosinase vô cùng hiệu quả; đồng thời còn làm chậm quá trình melanogenesis nên cũng có thể làm sáng tông màu da cho người sử dụng.
Khả dụng sinh học của Tetrahydrocurcumin cao hơn nhiều so với curcumin do chất này có độ ổn định ở nhiệt độ cao. Đó là lý do vì sao Tetrahydrocurcumin được coi là có tác dụng dược lý tốt hơn curcumin, tính ổn định hóa học và đặc tính chống oxy hóa cao hơn curcumin.
Sản phẩm liên quan








