Carmine
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Carmine là gì?
Carmine (hay còn có tên gọi khác carminic acid, CI75470, cochineal, natural red 4…) là chất được dùng khá phổ biến trong thực phẩm để tạo màu sắc tự nhiên tươi sáng. Trong ngành mỹ phẩm, carmine cũng rất quen thuộc, đặc biệt là trong các sản phẩm dành cho môi và má. Carmine rất được chuộng vì đây là thành phần an toàn, lành tính, không độc hại cho người dùng.
Về mặt hóa học, màu nhuộm carmine là hỗn hợp của dẫn chất acid carminic, nhôm oxit, vôi sống cùng vài axit hữu cơ khác.

Carmine được chiết xuất từ xác khô của bọ yên chi (rệp son Cochineal, Dacylopius confuses). Có nguồn gốc từ Mexico và Nam Mỹ, loài bọ này sống dưới dạng ký sinh trùng trên cây xương rồng.
Sản phẩm carmine thu được có màu đỏ tự nhiên, bền màu, được dùng như một chất phụ gia giúp tạo màu cho thực phẩm như xúc xích, thịt xay, lạp xưởng, nước mắm, nước giải khát, bánh kẹo,... hay các loại mỹ phẩm để tạo màu.
Điều chế sản xuất
Người ta thu hoạch những con côn trùng cái trong thời kỳ hoạt động tình dục (thời điểm này thân chúng có màu đỏ tươi do một lượng lớn axit carminic được tạo ra) mang phơi khô, nghiền thành bột và đun sôi trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, chất không hòa tan được loại bỏ bằng cách lọc.

Tiếp đó, để tạo kết tủa các chất màu có trong hỗn hợp này, người ta sẽ xử lý lại bằng phèn chua. Chính nhôm từ phèn mang lại màu sắc đỏ tươi đặc trưng cho chất kết tủa acid carminic. Bên cạnh đó, có thể thêm acid citric, gelatin vào để điều chỉnh sự hình thành của kết tủa.
Lưu ý là trong quá trình kết tủa, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng carmine. Sản phẩm có màu sắc đẹp hay có tinh khiết không sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của muối sắt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Argania Spinosa là gì?
Argania Spinosa (hay Argan Oil, dầu Argan) là loại dầu thực vật được chiết xuất từ nhân hạt của cây Argan (tên khoa học là Argania spinosa spinosa L). Argania Spinosa có đặc tính màu vàng trong, thoang thoảng mùi thơm nhẹ, giàu chất dinh dưỡng nên được ưa chuộng sử dụng trong ẩm thực, trị thương, giảm đau, dưỡng da và tóc.

Trong dầu Argan chứa vitamin E (loại tocopherols), chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu cùng nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể như sau:
-
Các phenol tự nhiên chính trong dầu Argan: Axit caffeic, oleuropein, axit vanillic, tyrosol, catechol, resorcinol, epicatechin và catechin.
-
Các axit béo thiết yếu gồm có: Axit Linolenic (<0,5%), axit Stearic (6,0%), axit Palmitic (12,0%), axit Linoleic (36,8%), axit Oleic (42,8%). Những axit béo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất giúp chăm sóc, cải thiện, duy trì độ ẩm, giữ cho làn da đàn hồi và săn chắc.
-
Vitamin E: Hàm lượng vitamin E trong dầu Argan nhiều hơn trong dầu Olive gấp 2 lần. Loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da.
Điều chế sản xuất
Để chiết xuất được một lít dầu Argan, người ta sẽ cần đến 100 kg quả Argan. Đáng nói là cây Argan chỉ có ở Ma-rốc và chúng chỉ ra quả khi được 30-40 năm tuổi nên giá thành của Argania Spinosa tương đối cao.
Thời xưa, việc chiết xuất dầu Argan tiến hành bằng phương pháp thủ công. Ngày nay, người ta chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, công nghiệp hóa nhưng vẫn có một số giai đoạn như tách hạt phải làm thủ công.
Cao trà xanh là gì?
Trà có lịch sử lâu đời và là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Theo mức độ lên men, trà được phân thành nhiều loại khác nhau như trà xanh, hồng trà, trà trắng, trà ô long, trà đen. Trong đó, trà xanh được nghiên cứu rằng có nhiều công dụng khác nhau như hoạt tính chống virus, chống oxy hoá cũng như chống ung thư tiềm năng. Cao trà xanh, hay chiết xuất trà xanh, là một hỗn hợp polyphenol trong trà xanh đã được khử caffeine.

Cao trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, vitamin, polyphenol như epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có thể có đặc tính chống ung thư. Việc sử dụng cao trà xanh có thể mang lại hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác nhau bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạ dày và thực quản.
Cao trà xanh còn được nghiên cứu xem xét hỗ trợ khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não của bạn.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích trên, điều quan trọng là cao trà xanh cũng có thể gây độc khi sử dụng quá mức. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia trước khi muốn sử dụng cao trà xanh, cũng như đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của cao trà xanh.
Điều chế sản xuất cao trà xanh
Với mục tiêu điều chế chiết xuất trà xanh, hay cao trà xanh có nồng độ catechin không polyme cao, có vị ngon với ít đắng và chát hơn.
Catechin không polyme trong trà xanh đã được báo cáo là có tác dụng ngăn sự gia tăng cholesterol. Để kết hợp catechin không polyme ở nồng độ cao trong trà xanh, có một phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà. Hoặc có thể thêm catechin không polyme vào đồ uống dưới dạng hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà xanh có vấn đề về vị đắng và chát của lá trà sẽ mạnh hơn, nếu dịch chiết được chế ở nồng độ cao.
Để nâng cao hiệu quả của cao trà xanh, người ta đã biết các phương pháp như nghiền lá trà và sau đó chiết xuất chúng.

Một phương pháp khác để điều chế cao trà xanh (chiết xuất trà xanh) để giúp chiết xuất lượng catechin không polyme với nồng độ cao và ít vị đắng chát đã được công bố. Bao gồm việc xử lý lá trà thô, làm bất hoạt enzyme trong quá trình xử lý, làm khô lá trà xanh đến khi hàm lượng nước chiếm 20% trọng lượng hoặc ít hơn. Sau đó, chiết lá trà thu được với điều kiện tỷ lệ trọng lượng của dung môi chiết so với lá trà cần chiết là 30 hoặc nhỏ hơn.
Cơ chế hoạt động
Các thành phần dược lý có trong trà xanh đã được phân lập và chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người. Hoạt tính dược lý chính của cao trà xanh sẽ đến từ các thành phần bao gồm polyphenol trong trà xanh, alkaloid, axit amin, polysaccharides và các thành phần dễ bay hơi khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trà xanh có hoạt tính dược lý linh hoạt, như chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ thần kinh.

Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Ferulic Acid là gì?
Trong các sản phẩm chống lão hóa da, Ferulic Acid là hoạt chất thường thấy với hiệu quả không thua kém Retinol.
Thuộc gốc acid hydroxycinnamic và có nguồn gốc từ thực vật, Ferulic Acid được tìm thấy tự nhiên trong lá và hạt của hầu hết các loại thực vật, đặc biệt có rất nhiều trong phần cám của các loại hạt như gạo, lúa mì và yến mạch.

Ferulic Acid có khả năng làm chậm quá trình lão hóa nên hoạt chất này có mặt phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da. Ngoài ra, nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa nên các nhà sản xuất cũng bổ sung Ferulic Acid vào trong các sản phẩm trị mụn và chống lão hóa da.
Ferulic Acid có khả năng chống lại các gốc tự do, hiệu quả vượt trội làm chậm lại quá trình oxy hóa. Ferulic Acid còn giúp ổn định và tăng hiệu quả hoạt động của các hoạt chất chống oxy hóa khác. Đó là những ưu điểm tuyệt vời mà Ferulic Acid mang lại cho quá trình chăm sóc, bảo vệ làn da.
Điều chế sản xuất Ferulic Acid
Ferulich Acid là một dẫn xuất acid hydroxycinnamic. Loại acid này thu được từ phương pháp thủy phân.

Cơ chế hoạt động của Ferulic Acid
Là chất chống oxy hóa nên Ferulic Acid có thể ức chế các enzyme tạo ra gốc tự do. Những gốc tự do này chính là nguyên nhân chủ yếu khiến da mất dần độ đàn hồi và săn chắc, đồng thời còn làm hình thành nếp nhăn. Đặc tính của Ferulic Acid sẽ giúp giải quyết vấn đề lão hóa da một cách hiệu quả.
Glucosylrutin là gì?
Glucosylrutin là bioflavonoid hòa tan trong nước, ổn định và không có mùi, được sản xuất bằng công nghệ enzym độc quyền. Nó có thể được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Khả dụng sinh học tăng lên là do khả năng hòa tan trong nước tăng lên, so với rutin có độ hòa tan kém.
Glucosylrutin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hấp thụ tia cực tím và quét gốc tự do. Nó là một thành phần lý tưởng để ngăn ngừa ảnh hưởng của da và làm chậm quá trình lão hóa.
Tên hóa học của Glucosylrutin: 4 (G) -aD-glucopyranosylrutin. Công thức hóa học: C33H40O21. Trọng lượng phân tử: 772,66.
Glucosylrutin có công thức hóa học C33H40O21
Điều chế sản xuất Glucosylrutin
Rutin (còn được gọi là rutinoside, vitamin P, v.v.) là một flavonol glycoside tồn tại rộng rãi trong thực vật (hoa và chồi cây Sophora japonica, Fagopyrum exculsum, Phaseolus angularis, v.v.). Nó có đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời và ổn định sắc tố. Tuy nhiên, do khả năng hòa tan kém nên việc sử dụng nó bị hạn chế.
Glucosylrutin còn được gọi là alpha-glucosyl-rutin, là một hợp chất được điều chế từ rutin thông qua công nghệ sinh tổng hợp độc đáo.
Cơ chế hoạt động
Glucosylrutin củng cố và bảo vệ mức độ thiol nội bào và tiềm năng màng ty thể của tế bào sừng sơ cấp và nguyên bào sợi chống lại sự suy giảm do stress oxy hóa. Glucosylrutin giảm sự suy giảm do stress oxy hóa gây ra trong tốc độ tổng hợp, bảo vệ và sửa chữa DNA.
Glucosylrutin làm giảm mức độ phosphoryl hóa tyrosine và kích hoạt ERK1/2 trong các tế bào da chính bị thách thức bởi các tác nhân gây oxy hóa (H2O2, UVA).
Glucosylrutin bảo vệ các tế bào da chính của con người chống lại cả sự giảm tổng hợp DNA và hyaluronan- do tia UV gây ra cũng như chống lại sự hình thành hydroperoxide nội bào do tia UV gây ra.
Glucosylrutin là một flavonoid tự nhiên được biến đổi để trở nên dễ hòa tan trong nước. Nó cho thấy các đặc tính chống oxy hóa và hấp thụ tia cực tím mạnh mẽ và hoạt động loại bỏ các gốc rễ đặc biệt. Alpha Glucosylrutin có thể giúp bảo vệ lớp biểu bì và hạ bì chống lại các tổn thương do tia cực tím gây ra.
Carotenoid là gì?
Một hợp chất hóa học tự nhiên Carotenoid được tìm thấy hầu hết trong các sắc tố thực vật, những thực vật có màu sắc mà chúng ta ăn hàng ngày. Thực vật, và một số loại carotenoid cung cấp màu cam, đỏ hoặc vàng khi chúng ta ăn chúng có lợi cho sức khỏe.
Một số thực phẩm từ động vật cũng chứa carotenoid, chẳng hạn như nhuyễn thể, động vật giáp xác và cá. Bản thân động vật biển này không sản sinh ra được carotenoid, nhưng chúng ăn nhiều thực vật có chứa tảo hoặc chúng ăn các sinh vật biển khác đã ăn nhiều carotenoid nên tổn hợp được carotenoid. Lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng đáng kể carotenoid, đặc biệt là khi gà mái được cho ăn thức ăn giàu carotenoid.

Carotenoid được biết đến nhiều nhất là beta-carotene , nguồn cung cấp vitamin A chính từ thực vật. Một số carotenoid đã được phát hiện là có lợi cho sức khỏe được liệt kê ở đây cryptoxanthin, alpha-carotene và astaxanthin lycopene, lutein, zeaxanthin. Chúng chỉ tình cờ được tìm thấy trong các loại thực phẩm rất bổ dưỡng và nó đều hoạt động như chất chống oxy hóa
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng carotenoid được biết đến là một dạng sắc tố hữu cơ được tìm thấy những loài sinh vật có thể quang hợp và trong thực vật. Như tảo, một số nấm và một vài loại vi khuẩn chẳng hạn. Nó là tên của một nhóm những hợp chất có công thức cấu tạo gần giống nhau và có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể cũng gần như nhau chứ không phải một tên gọi riêng.
Khoảng 600 loại carotenoid khác nhau đã được các nhà khoa học phát hiện ra. Chúng được phân vào hai nhóm chính là carotenoid và xanthophylis tùy theo cấu tạo.
Con người không thể tự tổng hợp ra carotenoid mà chỉ có thể sử dụng carotenoid từ việc ăn thực vật để cung cấp các nhóm chất cần thiết trong quá trình phát triển và bảo vệ cơ thể con người.
Tác dụng của carotenoid chống lại những tác nhân oxy hóa từ bên ngoài tới cơ thể. Có tới khoảng 600 nhóm carotenoid khác nhau đã được thống kê, và trong số này thì có tới 50 nhóm được tìm thấy ở thực phẩm. Trong máu của chúng ta chỉ có khoảng 15 loại. Để giúp sự ổn định sức khỏe của con người, 15 loại này góp phần quan trọng.
Điều chế sản xuất
Điều tra, nghiên cứu, chiết xuất và tinh chế một số thực vật phổ biến ở Việt Nam chứa các carotenoid, đồng thời nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chúng lên cơ thể sinh vật, chuột. Thăm dò khả năng ứng dụng của các hợp chất trên vào sản xuất thuốc và thực phẩm thuốc phục vụ đời sống. Thu thập các thực vật chứa các carotenoid, tách chiết chất carotenoid bằng các hệ dung môi, tinh sạch carotenoid bằng sắc ký bản mỏng điều chế, sắc ký cột trên gel silicagel.
Nghiên cứu một số tính chất hóa lý và hoạt tính sinh học của các carotenoid như khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn. Khi thử hoạt tính của ba chế phẩm β-caroten, lycopen, lutein kết quả thu được lên hai enzyme catalase, peroxidase. Ở một thử nghiệm khác, tác dụng của ba chế phẩm β-caroten, lycopen, lutein thu được lên khả năng sinh trưởng của 12 loài vi sinh vật và chuột khi cho chúng uống cùng CCl4.
Tách chiết được β-caroten từ rau dệu bằng dung môi ete-dầu, tinh sạch bởi sắc ký lọc gel silicagel, lycopen từ cà chua bằng hệ dung môi n-hexan: axeton (6:4) và tinh sạch bằng sắc ký lọc gel silicagel, lutein từ cánh hoa cúc vạn thọ bằng hệ dung môi ete dầu, tinh sạch bằng sắc ký lọc gel silicagel. Đã khảo sát được thành phần β-carotenoid, lycopen, lutein từ 31 mẫu thực vật ở Việt Nam. Ở một số mẫu chứa nhiều lá rau sam, rau má… còn 1 nguồn nguyên liệu phổ biến là rau rệu mới được phát hiện thêm. Trong quả cà chua chín nhũn là nguồn cung cấp phong phú lycopen nhất. Trong các mẫu nghiên cứu hầu như đều có lutein với hàm lượng tương đối cao tuy nhiên cánh hoa cúc vạn thọ là mẫu có nhiều nhất.
Cơ chế hoạt động
Alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin là những thành phần chuyển đổi được thành vitamin A trong cơ thể và tất cả đều được gọi là carotenoids, phần còn lại của carotenoids được liệt kê không thể được chuyển đổi thành vitamin A. Một tên gọi khác được gọi là carotenoids không chứa vitamin A. Đối với cơ thể chúng ta, hoạt chất beta-carotene là nguồn cung cấp vitamin A chính.
Insulin Pork là gì?
Insulin là hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Insulin được tạo ra bằng cách phân lập tuyến tụy của động vật như bò và lợn từ những năm 1920-1980. Insulin người và lợn có sự khác biệt trong thành phần amino acid. Khi dùng insulin có nguồn gốc từ lợn đã gây ra một số tác dụng phụ. Quá trình sản xuất và làm tinh khiết insulin giai đoạn đó còn gặp nhiều khó khăn.
Công ty Genetech (Hoa Kỳ) đã sản xuất insulin bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên vào năm 1982. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công và sản phẩm được đưa ra thị trường.
Insulin chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể, insulin tác dụng đến việc chuyển hóa gan và các mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động cơ thể. Insulin tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy từ bộ máy tổng hợp protein trong tế bào, và có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Điều chế sản xuất
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công là năm 1982. Sản phẩm insulin là của Công ty Genetech được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên.
Người ta dùng kỹ thuật tái tổ hợp AND chuyển gen mã hóa insulin vào tế bào vi khuẩn, E.coli sẽ sinh tổng hợp tạo ra loại peptit khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
Sản xuất theo quy trình sau: Cần chuẩn bị đoạn oligonucleotide mã hóa cho insulin: Theo trình tự cấu trúc các amino acid của insulin, có 2 chuỗi polypeptid A và B nối với nhau bằng hai cầu disulfur và 51 amino acid. Người ta đã mã hoá cho hai chuỗi A, B và tạo dòng gen tách biệt.

Phương pháp dùng plasmid của vi khuẩn hay nấm men, bằng enzyme hạn chế cắt plasmid. Nối đoạn gen mã hóa cho insulin tạo vector tái tổ hợp (pBR322), chuyển vector pBR322 vào vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli được lên men ở môi trường phù hợp, tách chiết thu được sản phẩm là polypeptid A và B. Trộn hai loại peptid bằng phương pháp hóa học enzym để xử lý để tạo cầu disulfur.
Cơ chế hoạt động
Insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào để phát huy tác dụng.
Histidine là gì?
Histidine là một axit amin, có nhiều vai trò khác nhau trong chức năng tế bào. Histidine được sử dụng để tạo ra protein và enzyme trong cơ thể. Ngoài việc đóng vai trò cấu trúc và xúc tác trong nhiều enzym, các gốc histidine có thể trải qua quá trình metyl hóa xúc tác bởi enzym.
Histidine cũng là một chất chelat hóa tốt các ion kim loại như đồng, kẽm, mangan và coban. Khả năng này đến từ các nguyên tử nitơ imidazole có thể hoạt động như một chất cho hoặc nhận điện tử trong các trường hợp khác nhau.

Histidine là một axit amin tham gia tổng hợp protein, hình thành các protein và ảnh hưởng đến một số phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Thông qua chế độ ăn uống, con người sẽ nhận được histidine. Thịt, cá, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, gạo, lúa mì, lúa mạch đen, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giàu protein thường chứa histidine.
Cơ chế hoạt động
Cơ thể chúng ta sử dụng histidine để tạo ra các hormone và chất chuyển hóa cụ thể có tác động đến chức năng thận, dẫn truyền thần kinh, dịch tiết dạ dày và hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, loại axit amin này cũng có tác động đến việc sửa chữa và tăng trưởng mô, tạo ra các tế bào máu và giúp bảo vệ tế bào thần kinh.
Nhiều enzym và hợp chất khác nhau trong cơ thể cũng được hình thành nhờ sự trợ giúp của histidine.
Butylparaben là gì?
Butylparaben là hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở một số sản phẩm rau quả tự nhiên, bao gồm lúa mạch, hạt lanh và nho. Cùng với methylparaben, ethylparaben và propylparaben, butylparaben là một dẫn xuất của nhóm các hợp chất được gọi là paraben.
Paraben có mặt trong thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA) - hóa chất phân hủy thành paraben với mục đích bảo vệ cây. Trên thực tế, paraben trong mỹ phẩm hoạt động tương tự như những chất có trong tự nhiên. Khi paraben hấp thụ qua da sẽ có thể được cơ thể chuyển hóa thành PHBA nhanh chóng và sau đó thải bỏ chúng.

Nhóm các dẫn xuất của paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da với vai trò là chất bảo quản. Hợp chất này có nhiều ưu điểm nên được ưa chuộng so với các chất bảo quản khác, như đặc tính nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao. Về sau, việc sử dụng paraben bị hạn chế do những tranh cãi xung quanh các nghi ngại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Điều chế sản xuất
Tất cả các parabens sử dụng trong thương mại đều được sản xuất tổng hợp bằng phản ứng ester hóa của para-hydroxybenzoic acid và ancol thích hợp.
Behentrimonium Chloride là gì?
Behentrimonium chloride là một chất rắn dạng sáp có nguồn gốc từ hạt của cây Brassica rapa olifera. Hoạt chất là chất rắn dạng sáp, thuộc họ cây cải, loại cây có hoa màu vàng đặc trưng. Thành phần này có cấu tạo là một muối amoni bậc bốn và một ankyl trimonium mạch thẳng.

Behentrimonium chloride chống được lực tĩnh điện vì thế được sử dụng ở nhiều sản phẩm chăm sóc tóc với mục đích là nhằm giảm tóc làm cho mái tóc của bạn thêm mượt mà. Trong thành phần này chứa nhiều tiểu phân tử kích thích micromet để dễ thấm sâu vào chân tóc. Nhờ vậy, thành phần này có thể giúp cho loại tóc bị hư tổn sau quá trình uốn, nhuộm nhanh chóng được phục hồi.
Điều chế sản xuất
Người ta sản xuất behentrimonium clorua theo quy trình lần lượt như sau: Bước đầu tiên là tạo ra dầu hạt cải, bước tiếp theo là lấy dầu hạt cải làm nóng rồi đưa vào máy ép hoặc máy ép trục vít. Người ta thêm dung môi vào bánh ép còn lại tiếp tục chiết xuất dầu. Thông qua quá trình hơi nước và nhiệt để người ta tách bỏ dung môi khỏi dầu để thu được lượng dầu tinh khiết. Bước tiếp theo là cho behenyl đimetylamin bậc bốn với metyl clorua trong 30% dipropylen glyco để tạo ra behentrimonium clorua. Đó là quy trình điều chế sản xuất ra behentrimonium clorua.
Cơ chế hoạt động
Lớp ngoài cùng của nang tóc được gọi là lớp biểu bì và được cấu tạo phần lớn bằng keratin. Đây là loại chất rất giàu các nhóm cysteine và có tính axit khá nhẹ, khi dùng tóc sẽ trở nên mượt mà không bị rối. Khi làm sạch tóc, nhóm cysteine khử những độc tố có trên tóc, sẽ tạo ra điện tích âm cho mái tóc.

Trong dầu xả các thành phần phải kể đến là amoni bậc bốn tích điện dương, hay Behentrimonium Chloride, polyme được gọi là Polyquaternium -XX (trong đó XX là một số tùy ý) nó gắn vào tóc thông qua tương tác tĩnh điện.
Trong quá trình thấm vào tóc, những hợp chất này sẽ tạo ra một số hiệu ứng. Khi quá trình này thực hiện, chuỗi hydrocarbon mạch dài của chúng hoạt động với mục đích bôi trơn bề mặt cho từng nang tóc. Kết quả sẽ giảm cảm giác thô ráp của từng nang tóc, mái tóc trở nên suôn mượt, khi chải tóc sẽ trở nên dễ dàng. Công dụng của lớp phủ bề mặt của các nhóm cation, giúp cho những sợi tóc được tách ra khỏi nhau bằng tĩnh điện, sẽ giúp tóc không bị vón lại. Hợp chất này hoạt động giống như chất chống tĩnh điện, giúp tóc giảm xoăn, chống làm tóc xơ và khô giúp tóc thêm mượt mà dễ chải.
NADH có trong tất cả các tế bào sống. Đây là một sản phẩm giáng hóa nicotinamide adenine dinucleotide, được tạo ra từ niacin, vitamin B.
Là một coenzyme, NADH có khả năng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể phân hủy thực phẩm và biến thành năng lượng dưới dạng adenosine triphosphate (ATP). NADH tham gia vào nhiều phản ứng sinh hoá, do đó không có gì ngạc nhiên khi nó rất cần thiết cho sự phát triển của mọi tế bào trong cơ thể.

Đồng thời, NADH còn là chất mang điện tử chính trong quá trình sản xuất năng lượng. NADH được các nhà khoa học đánh giá là một chất chống oxy hóa mạnh nhất nên nó sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
NADH có vai trò tặng điện tử cho chuỗi vận chuyển điện tử. Coenzyme này hoạt động như một chất mang điện tử, mang các điện tử được giải phóng từ các con đường trao đổi chất khác nhau đến quá trình sản xuất năng lượng cuối cùng, tức là chuỗi vận chuyển điện tử. NADH tặng electron bằng cách cung cấp một phân tử hydro cho phân tử oxy để tạo ra nước trong chuỗi vận chuyển electron.
Polyhydroxy axit là gì?
PHA (polyhydroxy acids) là một nhóm hoạt chất tẩy da chết hóa học. Nó tương tự như AHA và BHA, nhưng, PHA lại dịu nhẹ và không gây kích ứng da. PHA còn chống oxy hóa, kích thích tế bào da tái tạo, giảm nếp nhăn một công dụng nữa là giúp da mặt khỏe, săn chắc.
Acid trong nhóm PHA gồm có gluconolactone, galactose và lactobionic, tất cả đều có ưu thế riêng. Điểm chung là kết cấu phân tử lớn hơn so với AHA và BHA. Nó giúp sản phẩm phát huy tác dụng trên bề mặt biểu bì da mà không làm tổn thương các tầng mong manh phía dưới.

PHA là những thành phần lý tưởng để sử dụng trong các thủ thuật da liễu và thẩm mỹ. Khoa học chứng minh nó đem lại nhiều lợi ích cho da. Mức độ thâm nhập vào da chậm hơn nhưng nó lại dịu nhẹ hơn rất nhiều đối với làn da. Ưu điểm này khiến PHA và PHBA phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.
PHA phù hợp với da khô vì PHA mang tính hút ẩm, giúp da thêm căng mọng và tạo môi trường hoàn hảo để phục hồi da. Đối với làn da nhạy cảm bị tổn thương sau mụn, sau kem trộn… dùng PHA rất phù hợp.
Điều chế sản xuất
Poly (axit hydroxys) là một họ polyeste tương hợp sinh học và (sinh học). Nó có thể phân hủy với nhiều kết quả khác nhau trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, phản ứng trùng hợp mở vòng (ROP) của các este mạch vòng tương ứng là cách điều chế tốt nhất. Sử dụng các monome đối xứng raxemic có các nhóm chuỗi bên cho phép truy cập, cung cấp một hệ thống chất xúc tác/khởi đầu chọn lọc lập thể được thực hiện. Các polyme chức năng lập thể, cải thiện các đặc tính hóa lý và mở rộng phạm vi sử dụng của chúng.
ROP được chọn lọc lập thể qua trung gian kim loại của các este mạch vòng theo hướng tổng hợp poly (axit hydroxy) lập thể (chức năng) mà gần đây đã được tiết lộ. Nhấn mạnh vào (chức năng) β- và γ-lacton, diolide và Omonome -carboxyanhydride (OCA) và xúc tác dựa trên yttrium. Việc tinh chỉnh các nhóm thế nằm trên phối tử xúc tác cho phép đạt được poly (axit hydroxy) với các vi cấu trúc syndiotactic và cũng isotactic. Cơ chế điều khiển âm thanh nổi tại nơi làm việc và nguồn gốc có thể xảy ra của chúng. Dựa trên yếu tố steric nhưng cũng như các yếu tố điện tử được truyền đạt cụ thể bởi các nhóm thế phối tử, được thảo luận. Lợi thế của ROP chọn lọc lập thể như vậy. Các copoly (axit hydroxy) ban đầu với các mẫu gradient hoặc xen kẽ sau đó. Nó có thể truy cập được từ việc sử dụng hỗn hợp các monome đối quang khác nhau, có cấu hình đối lập về mặt hóa học.
Cơ chế hoạt động
Axit hydroxy (HA) đại diện cho một nhóm hợp chất đã được sử dụng rộng rãi trong một số công thức mỹ phẩm. Nó dùng điều trị để đạt được nhiều tác dụng có lợi cho da. Độ an toàn của các công thức này là về tác động của việc sử dụng chúng trong thời gian dài với da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dù số lượng các nghiên cứu liên quan đến những thay đổi được tạo ra bằng cách bôi các sản phẩm có chứa HA tại chỗ trong quá trình hình thành ung thư còn hạn chế. Mặc dù số lượng lớn các báo cáo về tác dụng mỹ phẩm và lâm sàng của HA. Cơ chế hoạt động sinh học của chúng vẫn cần được làm rõ hơn.
Những phát hiện quan trọng về tác động của HA đối với sự hình thành hắc tố và đối với sạm da. Do đó, HA đóng một vai trò quan trọng trong các công thức mỹ phẩm, cũng như trong nhiều ứng dụng da liễu. Tác động của HA trong điều trị nám da, mụn trứng cá, bệnh da sần, bệnh rosacea, rối loạn sắc tố và bệnh vẩy nến.
Sản phẩm liên quan








